Mẹo phòng cúm cho bà bầu: Bí quyết giữ sức khỏe trong thai kỳ

Quá trình mang thai là một chặng đường dài, đầy hạnh phúc và gian nan đối với phụ nữ nói chung và người đầu tiên được làm mẹ nói riêng. Trong quá trình này, phụ nữ đối mặt với những biến đổi trên cơ thể và cảm thấy mệt mỏi. Mặc dù đã cẩn thận, nhưng không thể tránh khỏi một số triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi và cảm cúm do thời tiết thay đổi và ô nhiễm môi trường xung quanh. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp phòng cúm cho bà bầu nhé.

1- Tác hại của cúm đối với bà bầu

Theo các chuyên gia, nếu bị cúm trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ, điều này rất nguy hiểm. Virus cúm có thể gây dị tật thai nhi và sảy thai. Nhiều tài liệu còn cho biết, cúm có thể gây sứt môi, đục thủy tinh thể cho thai nhi.

2- Mẹo hay phòng cúm cho bà bầu

1. Uống nước tỏi giã

Giã tỏi nhỏ rồi pha với nước uống. Tuy hơi khó uống nhưng có tác dụng tốt với bà bầu bị cúm. Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn để phòng tránh cúm.

2. Nước gừng đường đỏ

Khi bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, bà bầu nên uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó nên nghỉ ngơi để giảm mệt. Cũng có thể ăn củ hành sống, tỏi tươi để phòng cảm và kháng vi khuẩn cho đường ruột.

3. Bổ sung kẽm

Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. Bà bầu có thể bổ sung kẽm từ hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ để phòng ngừa cúm.

4. Bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng loại trừ các chất có hại và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp. Bà bầu nên bổ sung vitamin C từ cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho…

5. Súc miệng bằng nước muối

Bà bầu nên súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc, giúp phòng cảm và bảo vệ sức khỏe của răng lợi.

6. Rửa mặt bằng nước lạnh

Dùng nước lạnh rửa mặt vào sáng sớm có thể tăng cường khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm để rửa mặt tránh gây kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ.

7. Duy trì độ ẩm trong phòng

Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí dễ bị khô, tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45%.

8. Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước hàng ngày giúp phòng cúm và viêm họng, nên uống từ 600-800 ml nước mỗi ngày.

9. Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người khi có dịch bệnh

Nếu đang có dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc với chỗ đông người để giảm nguy cơ lây truyền bệnh cúm.

10. Nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thư giãn nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng nên vận động thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch phòng chống cúm.

11. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn

Khói thuốc và chất có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm và bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Hãy tránh tiếp xúc với những yếu tố này.

12. Tiêm phòng cúm

Trước khi có ý định mang bầu, tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Theo tuelinh.vn (Tổng hợp)

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…