Hỏi đáp: Đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai – Cần biết để lo lắng hay không?

Đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai ở tháng đầu thường không đáng lo ngại, nhưng nếu đi kèm với các dấu hiệu khác như chảy máu, đi ngoài bất thường,..các mẹ bầu cần cẩn trọng!

1. Đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai là đáng lo lắng ở 3 tháng đầu thai kỳ

Đau bụng lâm râm khi mang thai có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai sớm, xảy ra khi em bé không phát triển bình thường. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là mẹ bầu bị chuột rút, đau nhức ở giữa vùng bụng dưới trong 12 tuần đầu tiên hoặc chảy máu.

Khi gặp hiện tượng này, nên đưa thai phụ nhập viện càng sớm càng tốt. Trường hợp máu ra nhiều cần đưa thai phụ đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

2. Đau bụng lâm râm kéo dài khi nào cảnh báo thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung đồng nghĩa với việc bạn cần đình chỉ thai. Thậm chí, nếu không sử lý kịp thời, có thể đe dọa tính mạng người mẹ. Triệu chứng của thai ngoài tử cung là cơn đau lan rộng khắp vùng bụng và có thể đi kèm với ra máu sẫm màu. Hiện tượng này thường xảy ra từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Khẩn trương là cần thiết trong tình huống này.

3. Đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở 3 tháng giữa

Cơn đau bụng ở 3 tháng giữa cơ bản không đáng lo ngại. Chỉ khi mẹ bầu bị đau bụng kèm theo triệu chứng chảy máu mới cần lo lắng đến chuyện sảy thai. Sảy thai muộn ít gặp, nhưng vẫn cần cảnh giác. Các dấu hiệu của sảy thai trong giai đoạn này là cơn đau cơ, chảy nhiều máu từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.

4. Mang thai 3 tháng cuối nếu bị đau bụng lâm râm kéo dài có nguy hiểm không?

Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu có cơn đau vùng bụng bất thường, có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, đau bụng không có nghĩa là bạn sắp sinh ngay sau đó, vì ngay cả khi nước ối vỡ, đó cũng có thể chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả. Dấu hiệu cảnh báo sinh non là cơn đau bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Mẹ bầu sẽ có cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại. Trường hợp những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thứ 37 trở đi, có thể mẹ bầu sắp chuyển dạ. Cùng với đó, có triệu chứng đau lưng nhẹ do áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.

Tâm lý thoải mái có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, trong thời gian mang thai, hãy tránh lo lắng phiền não, giữ tâm trạng thoải mái, tập thể dục hợp lý và thư giãn. Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và thai nhi.

image

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Ra dịch nhầy màu hồng: Dấu hiệu sớm của chuyển dạ?

Dấu hiệu chuyển dạ sớm là điểm mà các bà bầu cần chú ý để sẵn sàng về tinh thần và chuẩn bị cho quá trình lâm…

Chuyến bay và phụ nữ mang thai: Những điều cần biết

Phụ nữ mang thai luôn muốn có một chuyến bay thoải mái và an toàn. Để đảm bảo điều này, hãy thông báo về tình trạng mang…

Mang Thai: Bí Quyết Chọn Lựa Kem Dưỡng Da An Toàn

Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Trong thời kỳ này, việc chăm sóc da không chỉ giúp…

9 “không” các ông chồng nên nhớ khi vợ mang thai

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường mệt mỏi và nhạy cảm. Vì vậy, các ông chồng cần quan tâm và chăm sóc vợ hơn, tránh…

Bà Bầu Ho Khạc Đờm Ra Máu: Nguyên Nhân và Biện Pháp Điều Trị

Ắn tượng của việc ho kèm theo khạc đờm ra máu khiến cho nhiều chị em bầu bĩnh lo lắng. Hiểu rõ được tình hình này, chúng…

Mẹ bầu hay bị chuột rút: Nguyên nhân và cách xử trí

Mẹ bầu hay bị chuột rút: Nguyên nhân và cách xử trí

Chuột rút là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tại sao lại…