Bầu 2 tháng có quan hệ được không? Làm thế nào để an toàn?

Những người làm cha mẹ thường biết rằng quan hệ tình dục trong thai kỳ cần được ít hơn về tần suất và cường độ. Trong giai đoạn 2 tháng đầu mang bầu, việc duy trì quan hệ không chỉ giúp giảm căng thẳng cho mẹ mà còn đáp ứng nhu cầu của cả người chồng, hạn chế cảm giác lãnh cảm sau khi sinh. Cụ thể:

Tầm quan trọng của quan hệ tình dục khi có bầu 2 tháng

  • Giải tỏa căng thẳng và giảm đau cho phụ nữ: Tình dục khiến cơ thể tiết ra hormone oxytocin – loại hormone giúp bà bầu giảm đau một cách tự nhiên khi mang thai mà không cần dùng đến thuốc. Hơn nữa, quan hệ khi mang thai giúp mẹ hưng phấn, giảm stress hiệu quả.
  • Đáp ứng nhu cầu của bạn đời: Duy trì chuyện chăn gối giúp vợ chồng thỏa mãn nhu cầu ngay cả trong thai kỳ. Ba mẹ có thể quan hệ bằng nhiều biện pháp an toàn với tần suất, mức độ phù hợp mà cả hai vẫn đạt được khoái cảm.
  • Duy trì hạnh phúc đôi bên trong thời kỳ có bầu: Mang thai làm tăng sản xuất estrogen và progesterone, giúp máu lưu thông nhiều hơn ở vùng chậu, khiến phụ nữ cảm thấy hưng phấn hơn. Tương tự, nam giới khi nhu cầu được đáp ứng đủ, sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Tầm quan trọng của quan hệ tình dục khi có bầu 2 tháng

Bầu 2 tháng quan hệ được không? Liệu có dễ gây sảy thai?

Bà bầu có thể tiếp tục sinh hoạt tình dục bình thường khi mang bầu nếu thai nhi đã ổn định. Vậy, mang bầu 2 tháng đầu có quan hệ được không? Câu trả lời là có, ba mẹ vẫn có thể quan hệ bình thường nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người mẹ thuộc nhóm đối tượng được phép quan hệ trong thai kỳ với sức khỏe ổn định, chưa từng có tiền sử lưu sảy thai, nạo hút thai, hoặc cơ địa tử cung mỏng.
  • Người bố không có bệnh về nam khoa, không bị bệnh truyền nhiễm và các vấn đề khác.

Theo đó, việc quan hệ vợ chồng trong thai kỳ luôn an toàn bởi thai nhi đã được bảo vệ bởi túi ối và tử cung của mẹ. Khi quan hệ, dương vật không chạm tới thai nhi và tinh dịch không thể xâm nhập gây hại cho bé.

Bầu 2 tháng quan hệ được không?

Tuy nhiên, có những trường hợp mà vợ chồng KHÔNG NÊN quan hệ hoặc cần có sự chỉ định của bác sĩ:

  • Người mẹ đã từng bị sảy thai trong 3 tháng đầu hoặc sinh non.
  • Người mẹ có vấn đề về cổ tử cung như hở eo, cổ tử cung ngắn.
  • Bác sĩ chẩn đoán nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo.
  • Có các dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau quặn bụng từng cơn, v.v…
  • Có triệu chứng của tiền sản giật như phù, cao huyết áp.
  • Mẹ mang thai từ bé thứ 3 trở đi.
  • Bạn đời mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, Herpes, v.v…

Cách quan hệ khi có bầu 2 tháng: Làm thế nào để an toàn?

Khoảng 1/2 số trường hợp sảy thai xảy ra do bất thường nhiễm sắc thể phát triển trong quá trình thụ tinh của phôi và không liên quan gì đến quan hệ tình dục. Vì vậy, ba mẹ nên duy trì chuyện chăn gối an toàn với những lưu ý sau:

Sự tự chủ và quyết định chung trong quan hệ tình dục

Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai cần có sự chủ động từ cả hai phía, đặc biệt là từ người mẹ. Nhằm tránh tình trạng lãnh cảm sau sinh, ba mẹ cần thẳng thắn trao đổi về tình hình sức khỏe, nhu cầu của cả hai, hình thức quan hệ an toàn và thời điểm phù hợp để thực hiện.

Sự tự chủ và quyết định chung trong quan hệ tình dục

Quyết định dựa trên tình hình sức khỏe cụ thể

Sức khỏe của phụ nữ trong giai đoạn này thay đổi không thường xuyên, có thể gây buồn nôn, ốm nghén và khiến mẹ không có hứng thú cực khoái khi quan hệ. Do đó, quyết định có quan hệ hay không cần dựa vào sức khỏe cụ thể của người mẹ.

Kế hoạch quan hệ cho giai đoạn thai nghén đầu tiên

Trước khi quan hệ, vợ chồng cần thảo luận về tần suất, thời điểm và thời gian cho mỗi cuộc yêu. Không có con số cụ thể về tần suất quan hệ trong một tuần, ba mẹ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe và giai đoạn phát triển của thai nhi để quan hệ một cách an toàn.

Thời điểm thì hãy chọn khoảng thời gian khi cả hai có nhiều năng lượng nhất, đặc biệt là khi mẹ cảm thấy thoải mái, không buồn nôn, mệt mỏi hay đau nhức cơ thể. Thời gian mỗi lần quan hệ cũng không có con số xác định, cần dựa vào nhu cầu của cả hai để thực hiện.

Nắm vững về các biện pháp an toàn tùy chọn

Có bầu 2 tháng quan hệ được không? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào cách ba mẹ thực hiện. Để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên hiểu rõ về các biện pháp tốt nhất cho thai nhi trong giai đoạn này.

Phương pháp tốt nhất là sử dụng bao cao su để tránh viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ. Ngoài ra, không nên thực hiện các biện pháp kích thích tình dục quá mạnh gây ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung và sự phát triển của em bé.

Nắm vững về các biện pháp an toàn tùy chọn

Cách tạo ra môi trường thoải mái và an toàn

Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai 2 tháng đầu hoặc hơn 2 tháng cần đảm bảo tư thế an toàn, mức độ phù hợp và không gian thoải mái. Cụ thể:

  • Ba mẹ cần chọn các tư thế phù hợp như tư thế truyền thống, úp thìa, mặt đối mặt, hai cây kéo, tư thế góc vuông, v.v…
  • Mức độ quan hệ nhẹ nhàng, tần suất dựa trên tình trạng sức khỏe, ham muốn của người mẹ và nhu cầu của người bố.
  • Không gian nên là phòng ngủ thoáng rộng, đảm bảo việc thực hiện các tư thế luôn thoải mái, không khó chịu.

Nguy cơ có thể xuất hiện trong quan hệ vợ chồng khi mang bầu tháng thứ 2

Khi thắc mắc vợ có bầu 2 tháng có quan hệ được không, cả hai vợ chồng cần lưu ý đến những nguy cơ có thể xảy ra như:

Quan hệ bị ra máu hồng

Theo nghiên cứu của Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), khoảng 15-25% phụ nữ sẽ bị chảy máu trong 3 tháng đầu (12 tuần đầu) của thai kỳ. Nguyên nhân có thể do máu báo thai thời kỳ đầu, thường có màu hồng và số lượng ít hoặc khi quan hệ gây vết rách âm đạo làm chảy máu.

Quan hệ bị ra máu hồng

Quan hệ bị đau bụng hoặc vùng kín

Cùng với việc ra máu, mẹ có thể gặp tình trạng đau bụng hoặc đau vùng kín. Các cơn đau bụng có thể do co bóp tử cung nhẹ gây ra nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi. Cơn đau ở vùng kín có thể do âm đạo bị xước hoặc rách, hiện tượng này có thể đi kèm với việc ra máu như đã nói ở trên.

Sự mệt mỏi gia tăng trong giai đoạn đầu thai nghén

Không phải tất cả các mẹ đều thoải mái khi quan hệ tình dục trong thai kỳ, thậm chí có người cảm thấy mệt mỏi hơn. Do đó, bác sĩ luôn khuyên mẹ nên dựa vào sức khỏe để quyết định có quan hệ hay không. Ngay cả khi em bé khỏe mạnh, nhưng nếu mẹ ốm nghén thì cũng không nên thực hiện.

Áp lực lên tử cung và có thể gặp vấn đề nếu quan hệ mạnh

Ở một số trường hợp, mẹ có thể cảm thấy cơn co nhẹ sau khi quan hệ nhưng cường độ của nó không đủ để gây sinh non hay sảy thai. Nếu quan hệ mạnh, mẹ dễ bị rách âm đạo dẫn đến ra máu và điều này có thể nhầm lẫn với dấu hiệu sảy thai. Tóm lại, trong thai kỳ, ba mẹ nên quan hệ nhẹ nhàng với tần suất phù hợp.

Quan hệ nhẹ nhàng tránh áp lực lên tử cung

Một số thắc mắc liên quan đến quan hệ khi bầu 2 tháng

Cùng với thắc mắc bầu 2 tháng đầu hoặc 2 tháng rưỡi có quan hệ được không, những vấn đề như xuất vào trong hay lên đỉnh trong khi quan hệ cũng là mối lo của các cặp vợ chồng.

Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu có được xuất vào trong không?

Câu trả lời là “Có”. Việc xuất tinh vào trong khi quan hệ lúc mẹ mang bầu không gây nhiễm trùng nước ối hay gây sảy thai, sinh non. Tuy nhiên, để phòng ngừa viêm nhiễm thì nên quan hệ xuất tinh ngoài để an tâm hơn.

Lên đỉnh khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào nói rằng việc lên đỉnh khi quan hệ trong thời kỳ mang bầu có thể gây sảy thai. Phần lớn nguyên nhân sảy thai bắt nguồn từ sự rối loạn phát triển của phôi hay cấu trúc nhiễm sắc thể có vấn đề. Sự cực khoái chỉ gây ra các cơn co nhẹ, không đủ tác động đến việc sinh non.

Lên đỉnh khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm?

Quan hệ khi mang thai có cảm giác thế nào?

Trong thời gian mang bầu, sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể và các hormone giúp ổn định tâm lý mẹ, khiến việc quan hệ tình dục trở nên tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, đau ngực khi thai nhi lớn hơn.

Quan hệ có ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi trong 2 tháng đầu?

Thai nhi nằm trong tử cung của mẹ, được bảo vệ bởi dịch ối là môi trường tốt, giúp bé tránh khỏi các tác động bên ngoài. Cổ tử cung đóng kín và có một nút nhầy đậy ở cổ tử cung, không để tinh trùng qua được. Vì vậy, quan hệ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong 2 tháng đầu và cả thai kỳ.

Tới đây, ba mẹ đã hiểu rõ bầu 2 tháng có quan hệ được không và làm thế nào để chuyện “yêu” luôn an toàn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ba mẹ trải qua thai kỳ thật thoải mái và vui vẻ!

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…