Mẹ Có Nên Tự Ý Bổ Sung Kẽm Cho Bé Hay Không?

Đa số các mẹ khi thấy trẻ biếng ăn, chậm phát triển thường tự ý bổ sung kẽm mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Vậy liệu việc này có gây hại không? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết này.

Có Nên Tự Ý Bổ Sung Kẽm Cho Bé Hay Không? Hệ Quả Là Gì?

Câu hỏi “Có nên tự ý bổ sung kẽm cho bé hay không?” luôn khiến nhiều mẹ đau đầu. Theo TS.BS Phạm Thị Thu Hương (Viện dinh dưỡng Quốc Gia): ‘‘Bé chỉ nên được bổ sung kẽm khi có dấu hiệu lâm sàng hoặc kết quả xét nghiệm sinh học. Việc tự ý bổ sung có thể gây ngộ độc hoặc rối loạn chuyển hóa’’. Nếu không có đầy đủ kiến thức, việc tự ý bổ sung kẽm cho bé có thể gây hậu quả như:

  • Bổ sung thừa kẽm có thể khiến bé bị ngộ độc và gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đắng miệng, suy giảm cholesterol,… Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra các bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và miễn dịch.
  • Không chỉ vậy, bổ sung kẽm liều cao còn có thể khiến trẻ bị sốt, đau đầu, mệt mỏi kéo dài.
  • Kẽm có khả năng ức chế đồng. Do đó, nếu dư thừa quá mức, sẽ khiến hoạt chất này thiếu trong thời gian dài.
  • Bên cạnh đó, thừa kẽm còn làm giảm tác dụng của một số loại kháng sinh khi dùng cùng lúc.

Vì vậy, khi bé có biểu hiện lâm sàng, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý bổ sung kẽm tại nhà mà nên đưa con đi gặp bác sĩ. Sau khi thăm khám và xét nghiệm đầy đủ, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp, bao gồm việc bổ sung kẽm nếu cần thiết. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đó là một trong những cách hiệu quả giúp bé hấp thụ kẽm và phát triển khỏe mạnh.

Tự ý bổ sung kẽm cho bé sẽ khiến con gặp nguy hiểm
Tự ý bổ sung kẽm cho bé sẽ khiến con gặp nguy hiểm

Vì Sao Phải Bổ Sung Kẽm Cho Bé?

Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của bé. Hoạt chất này tham gia vào cấu tạo của hơn 30 enzym trong cơ thể. Kẽm có khả năng tăng cảm giác ngon miệng, tăng lượng thức ăn ở bé, giúp tổng hợp chất đạm và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, kẽm còn giúp bé phát triển tối đa về chiều cao, trí tuệ, thị lực và thính giác.

Việc thiếu kẽm có thể khiến bé gặp những vấn đề sau:

  • Biếng ăn, dễ nhiễm trùng, nguy cơ suy giảm miễn dịch
  • Dễ mắc các bệnh cảm cúm, sổ mũi, sốt và vết thương lâu lành
  • Suy dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng và chậm phát triển chiều cao
  • Trí nhớ và khả năng tập trung suy giảm, kết quả học tập kém

Với trẻ nhỏ, việc bổ sung kẽm là cần thiết trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, quá trình này cần tham vấn bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Bởi tự ý bổ sung kẽm khi không có kiến thức đầy đủ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe bé.

Khi Nào Trẻ Cần Bổ Sung Kẽm, Liều Lượng Ra Sao?

Có nên tự ý bổ sung kẽm cho bé? Câu trả lời là không. Bởi việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vậy khi nào trẻ cần bổ sung kẽm? Theo các chuyên gia, trẻ sẽ được bổ sung kẽm khi có các biểu hiện lâm sàng như:

  • Chán ăn, giảm bú, bỏ bữa thường xuyên
  • Trẻ bị chậm tiêu, táo bón, suy dinh dưỡng, cân nặng và chiều cao chậm tăng trưởng
  • Trẻ hay khó ngủ về đêm, thường giật mình và đổ mồ hôi trộm
  • Trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hệ tiêu hóa và da
  • Có dấu hiệu vết thương lâu lành, hay dị ứng với tác nhân lạ
  • Tóc giòn, dễ gãy và mong tay mềm

Việc bổ sung kẽm chỉ nên áp dụng với trẻ được kiểm tra và phát hiện có biểu hiện thiếu kẽm thể trung bình hoặc nặng. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý chẩn đoán và dùng thuốc tại nhà mà cần tham vấn bác sĩ. Bên cạnh đó, quá trình bổ sung cần tuân thủ liều lượng kẽm cho trẻ theo khuyến cáo như sau:

  • Trẻ 0-6 tháng: Dùng 2mg mỗi ngày
  • Trẻ 7-11 tháng: Dùng 3mg mỗi ngày
  • Trẻ 4-8 tuổi: Dùng 5mg mỗi ngày
  • Trẻ 9-13 tuổi: Dùng 8mg mỗi ngày
  • Trẻ 14-18 tuổi: Dùng 11mg mỗi ngày với nam và 9mg mỗi ngày với nữ

Các Nguồn Kẽm Cho Bé Hiện Nay

Mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé thông qua nhiều nguồn khác nhau như thực phẩm, viên uống chức năng, siro, sữa tăng cường,…. Tuy nhiên, dù là nguồn nào, mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia.

Bổ Sung Kẽm Từ Sữa Mẹ

Với bé dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất là từ sữa mẹ. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng kẽm trong sữa sẽ giảm dần. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho trẻ, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hoặc sử dụng thêm viên uống tăng cường.

Bổ Sung Kẽm Từ Dinh Dưỡng

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé có thể lấy kẽm từ thực phẩm hàng ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn như hải sản, thịt và rau xanh. Ví dụ, 100g hàu chứa 70mg kẽm, gan chứa 7.3mg kẽm, thịt có 4.3mg kẽm, sò có 5.3mg kẽm và rau xanh có dưới 1mg kẽm. Việc bổ sung kẽm từ thực phẩm giàu kẽm là khá đơn giản, nhưng đối với các bé biếng ăn, mẹ cần linh hoạt trong việc lựa chọn thực đơn dinh dưỡng và ưu tiên các loại thực phẩm mới lạ, kích thích vị giác của trẻ.

Bổ Sung Kẽm Từ Sản Phẩm Thay Thế

Bé chỉ hấp thụ được tối đa 30% lượng kẽm từ thức ăn hàng ngày. Đồng thời, quá trình chế biến cũng khiến mất mát một lượng lớn kẽm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị sử dụng các sản phẩm thay thế để đảm bảo nhu cầu kẽm cho bé. Tùy theo độ tuổi và sở thích của bé, mẹ có thể lựa chọn viên uống, viên nang hoặc siro. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng sản phẩm được sử dụng cho bé an toàn và lành tính.

Lưu Ý Khi Bổ Sung Kẽm Cho Bé Để Đảm Bảo An Toàn

Ngoài việc không tự ý bổ sung kẽm cho bé, việc sử dụng cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Dùng kẽm sau bữa ăn khoảng 30 phút là thời điểm đạt hiệu quả tốt nhất. Dùng khi đói có thể gây rối loạn tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu.
  • Quá trình dùng kẽm cần tăng cường vitamin C, A, B6 để tăng khả năng hấp thu.
  • Với các bé bị rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh dạ dày, cần cải thiện bệnh lý trước khi bổ sung kẽm để tránh lãng phí.
  • Nếu trẻ có biểu hiện ngộ độc hoặc sốc do dư thừa kẽm, mẹ cần sơ cứu và đưa trẻ đi gặp bác sĩ sớm.

Có nên tự ý bổ sung kẽm cho bé hay không? Chắc hẳn câu trả lời đã được làm sáng tỏ. Hy vọng với những kiến thức này, mẹ sẽ biết cách sử dụng vi chất sao cho hợp lý và tránh gây hại cho con yêu của mình.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Mận khô và nước ép mận: Lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng

Mận khô và nước ép mận không chỉ thơm ngon mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng khám phá…

Bắp – Một Loại Thực Phẩm Dinh Dưỡng Với Bao Nhiêu Calo

Bắp là một loại ngũ cốc nguyên hạt được ưa chuộng trong thực đơn ăn uống lành mạnh. Nó không chỉ cung cấp nhiều chất xơ, vitamin…

Thực đơn 7 ngày trong tuần cho gia đình ĐẦY ĐỦ dinh dưỡng

Thực đơn 7 ngày cho gia đình: Giữ độ dinh dưỡng trong từng bữa ăn

Nếu gia đình bạn có nhiều thành viên, việc chuẩn bị thực đơn hàng ngày có thể tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, đừng…

25+ Loại Sữa Hạt Cho Bé Giúp Tăng Cân và Thông Minh

Sữa hạt cho bé là một thực phẩm dinh dưỡng cung cấp nhiều canxi và đạm, đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển của…

25 món ăn tăng cân cho người gầy nhanh chóng, hiệu quả và dễ làm

25 Món ăn giúp tăng cân cho người gầy nhanh chóng và hiệu quả

Bạn muốn tăng cân và cần ăn nhiều hơn số calo cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên, việc chọn các món ăn để tăng cân một cách…

Ngao Biển – Chìa khóa cho sức khỏe của quý ông

Ngao, một loại hải sản khác còn được gọi là nghêu hay nghiêu, thuộc họ ngao (Veneridae), không chỉ là một món ăn ngon mà còn có…