10 Nguyên Tắc Vàng Về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm: Bí Quyết Đảm Bảo Sức Khỏe Gia Đình

Thực phẩm không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn. Quá trình từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn đều có thể tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Vì thế, để đảm bảo bữa ăn không chỉ là nguồn gây bệnh mà còn là nguồn sức khoẻ, vui vẻ và hạnh phúc hàng ngày cho gia đình của bạn, hãy chú ý thực hiện 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

  • Với rau quả: hãy chọn những loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.
  • Với thịt: chỉ sử dụng thịt đã qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn tươi.
  • Cá và thủy sản: hãy chọn cá và thủy sản còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.
  • Thực phẩm đã chế biến: chú ý đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, trọng lượng, thành phần, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Đồ hộp không nên chọn những hộp bị méo, phồng hay gỉ.
  • Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.
  • Không sử dụng thực phẩm lạ chưa biết nguồn gốc.
  • Không sử dụng phẩm màu, đường hóa học không được phép.

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

  • Khu vực chế biến thực phẩm phải được giữ sạch sẽ, không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.
  • Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.
  • Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.
  • Phải đủ nước sạch để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.
  • Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

  • Không để dụng cụ bẩn qua đêm.
  • Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.
  • Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn sống phải để riêng biệt.
  • Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.
  • Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.
  • Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.
  • Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng hoặc phụ gia vào thực phẩm.
  • Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

  • Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.
  • Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.
  • Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây bệnh, nhưng cần nấu kỹ để nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương, nếu thấy còn có màu hồng hoặc đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.
  • Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi.

5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

  • Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn, hãy ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.
  • Đối với các loại thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác, hãy ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

  • Nếu thức ăn cần chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ, hãy giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, hãy cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.
  • Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
  • Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
  • Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.
  • Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
  • Không dùng tay để bốc thức ăn chín hoặc đá để pha nước uống.
  • Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác trong khu chế biến thực phẩm.
  • Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi trên nhãn.
  • Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình bảo quản.

7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

  • Giáo viên chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
  • Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.
  • Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.
  • Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
  • Nếu có vết thương ở tay, cần băng kín bằng vật liệu không thấm nước.
  • Không tiếp xúc với thực phẩm khi bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hoặc có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

  • Dùng các nguồn nước đã qua xử lý như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.
  • Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.
  • Dụng cụ chứa nước phải sạch, không rêu bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.
  • Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

  • Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.
  • Đồ bao gói phải sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.
  • Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, thành phần, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

  • Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột và tuân thủ hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.
  • Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

Với những nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm này, bạn sẽ đảm bảo sức khỏe cho gia đình và tạo ra một môi trường sống sạch sẽ và an toàn.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

15 câu slogan hay về kinh doanh năm 2023【Tổng hợp】

15 câu slogan hay về kinh doanh trong năm 2023: Tổng hợp

Slogan đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, là bộ mặt đại diện cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Một câu slogan ngắn…

Bệnh trĩ kiêng ăn gì và nên ăn hoa quả gì thực đơn hàng ngày

Bí quyết ăn uống cho người bệnh trĩ: Thực đơn hàng ngày hợp lý

Bạn đang gặp vấn đề về bệnh trĩ và muốn tìm hiểu về chế độ ăn uống phù hợp? Đừng lo lắng! Trong bài viết này, chúng…

Kỹ Thuật Sơ Chế Nguyên Liệu

Kỹ Thuật Sơ Chế Nguyên Liệu: Bí Quyết Tạo Nên Món Ăn Thơm Ngon

Sơ chế nguyên liệu là một trong những bí quyết giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn, nhưng vẫn giữ được hương vị và giá…

5 Món Ăn Giúp Làm Sạch Mạch Máu và Tăng Cường Sức Khỏe

Nếu như so sánh cơ thể con người giống như một cỗ máy thì mạch máu chính là những đường ống rất phức tạp. Mạch máu kết…

Top 15 thực phẩm giàu vitamin B6 bạn có thể tự bổ sung tại nhà

Top 15 thực phẩm giàu vitamin B6 bạn có thể tự bổ sung tại nhà

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và duy trì hệ thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mặc dù…

5 Thực phẩm giàu inositol cần phải bổ sung ngay vào thực đơn của bạn

5 Thực phẩm giàu inositol cần phải bổ sung ngay vào thực đơn của bạn

Có thể bạn quan tâm Interfood – Khát vọng phát triển và chất lượng hàng đầu Kiểm Nghiệm Thực Phẩm: Đảm Bảo An Toàn Và Chất Lượng…