14 Thực Đơn Cho Trẻ Còi Xương Suy Dinh Dưỡng Mà Cha Mẹ Nên Biết

Trong những năm gần đây, số lượng trẻ bị còi xương ngày càng tăng cao, chiếm trên 50% tổng số trẻ đến khám tại các bệnh viện. Còi xương góp phần làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ ở trẻ. Việc phát hiện sớm và thực hiện thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bệnh sớm được chữa khỏi, trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Nguyên nhân trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Tình trạng còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ xảy ra chủ yếu do sự thiếu hụt vitamin D, từ đó, khiến cơ thể khó hấp thụ, chuyển hóa canxi và phốt pho – hai chất quan trọng và cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương. Thông thường, vitamin D sẽ được cơ thể tổng hợp qua những thực phẩm chứa vitamin D hoặc tổng hợp qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh đó, trẻ còi xương suy dinh dưỡng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Bố mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi, khiến trẻ không được bổ sung đầy đủ.
  • Trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, viêm phổi, sởi, kiết lỵ hoặc do các bệnh lý, dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sinh non,…
  • Kinh tế gia đình không ổn định, eo hẹp.

Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng giai đoạn đầu thường sẽ không có biểu hiện rõ. Do đó, bố mẹ nên chú ý theo dõi chặt chẽ cân nặng của trẻ, đồng thời, lập biểu đồ tăng trưởng, cân nặng để sớm phát hiện còi xương ở trẻ (nếu có). Trong trường hợp trẻ không tăng cân trong 2-3 tháng liên tiếp, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị phù hợp, đúng cách.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Đối với trẻ còi xương suy dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đủ vitamin D là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này, trẻ có đủ năng lượng và dưỡng chất để phát triển. Tuy nhiên, liều lượng vitamin D được cung cấp cho trẻ cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi khi thừa vitamin D trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ như vôi hóa động mạch, sỏi thận,…

Ngoài việc chú ý đến hàm lượng vitamin D cung cấp cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với các thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm giúp cơ trẻ trẻ hấp thụ vitamin D nhanh chóng và hiệu quả hơn, gồm:

  • Ưu tiên cho trẻ sử dụng những thực phẩm giàu vitamin D như trứng, sữa, gan cá, bơ, cá biển béo, sữa và các chế phẩm từ sữa,… nhằm tăng cường vitamin D.
  • Cho trẻ dùng thêm các sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung vitamin D: bánh ăn dặm, bột dinh dưỡng,…
  • Trộn thêm dầu ăn/mỡ,… vào thức ăn hàng ngày nhằm giúp trẻ hấp thụ vitamin D dễ hơn.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp trẻ tăng cường hấp thụ các vi chất: canxi, sắt, kẽm,… từ đó, giúp trẻ tăng chiều cao, ngăn ngừa táo bón,…
  • Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ hoàn toàn: cho trẻ bú đủ bữa, đủ sữa (mỗi cữ bú không kéo dài quá 30 phút, mỗi cữ bú nên cách nhau khoảng 2-3 giờ). Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sữa công thức phù hợp, cung cấp đủ chất theo độ tuổi của trẻ.
  • Đối với trẻ lớn hơn: mẹ cần chú ý cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Các món ăn nên được chế biến đa dạng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn được nấu chín kỹ.
  • Chú ý không bắt ép trẻ ăn vì điều này có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, gây ám ảnh tâm lý, thậm chí trẻ có thể khóc lớn, nôn trớ khi bị bắt ép.

Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Để kích thích vị giác, giúp trẻ cảm thấy hứng thú với những bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất cho trẻ, bố mẹ có thể đa dạng hóa thực đơn hằng ngày của trẻ còi xương suy dinh dưỡng thông qua các món ăn dưới đây:

1. Cháo chim cút

Cháo chim cút chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, protein, chất béo, vitamin B, sắt và kẽm là một trong những món ăn cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Nguyên liệu: Gạo nếp (10g), gạo tẻ (20g), chim cút (1 con), đậu xanh (10g), vỏ quýt khô (30g), dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch chim cút, chỉ lấy phần thân.
  • Rửa sạch vỏ quýt, để ráo nước.
  • Xay vỏ quýt thành bột.
  • Trộn đều bột vỏ quýt với gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh.
  • Nhồi hỗn hợp trên vào bụng chim cút.
  • Cho chim cút bào nồi, thêm nước với lượng vừa phải rồi nấu thành cháo.
  • Cho bé ăn cả thịt và cháo.

2. Cháo ếch

Ếch là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt, điển hình như protein, selen, vitamin B12, riboflavin, niacin, kali, sắt và kẽm. Vì vậy khi trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, mẹ có thể cho trẻ dùng cháo ếch để bổ sung dinh dưỡng.

Nguyên liệu: Ếch (1 con), gạo tẻ (30g), cà rốt (30g), dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ếch, loại bỏ đầu, nội tạng và chân rồi tấm ướp ếch.
  • Làm sạch cà rốt, cắt thành hạt lựu hoặc cắt nhỏ, miếng vừa ăn.
  • Cho ếch và gạo vào nồi nấu cháo. Sau khi cháo sôi, cho cà rốt vào hầm với lửa nhỏ.
  • Cho trẻ ăn 1 lần/ngày, thực hiện liên tục 5-10 ngày để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.

3. Gan gà hấp

Gan gà chứa nhiều protein, vitamin và các khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất, tim mạch, não bộ và các chức năng thần kinh của trẻ như vitamin A, B12, sắt và kẽm.

Nguyên liệu: Gan gà (150g), phục linh (10g), dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh gan gà cẩn thận, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Xay nhuyễn phục linh rồi trộn đều với gan gà.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp trên cho đến khi chín hẳn.
  • Cho trẻ ăn 1 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 5-10 ngày.

4. Cháo tim heo

Cháo tim heo có thành phần dinh dưỡng gồm chất béo, protein, vitamin B1, B2, C sắt, kẽm,… giúp tăng cường cơ bắp, hỗ trợ hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm các loại rau, củ trong cháo còn giúp trẻ được bổ sung chất xơ có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Nguyên liệu: Tim heo (100g), hạt cau (½ quả), gạo nếp (50g), dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch và thái nhỏ tim lợn rồi xào chín.
  • Giã nhỏ hạt cau, sau đó thêm khoảng 300ml nước vào nồi.
  • Nấu sôi nước hạt cau và gạo nếp cho đến khi nếp nở hoàn toàn, thành cháo.
  • Cho tim lợn đã xào vào nồi nấu cho đến khi cháo sôi lại.
  • Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, dùng cách ngày và thực hiện liên tục trong vài tuần để cải thiện cân nặng của trẻ.

5. Cháo cá lóc

Cá lóc là nguồn cung cấp protein lý tưởng, với hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào. Đặc biệt, cá lóc chứa nhiều EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic). Hơn nữa, loại các này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như kali, magie, kẽm, sắt, photpho, canxi, vitamin A, B12, D, E,… Vì vậy, cháo cá lóc sẽ là món ăn lý tưởng cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ sức khỏe cho tim mạch và não bộ.

Nguyên liệu: Gạo nếp (25g), gạo tẻ (25g), cá lóc (300g), gia vị.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch cá, hấp chín, bỏ xương và lấy phần thịt.
  • Vo gạo, cho gạo vào nồi nước hầm xương cá nấu thành cháo.
  • Khi cháo chín, cho cá vào nồi, trộn đều, cháo sôi lại thì tắt bếp.
  • Cho trẻ ăn khi cháo ấm ấm, ăn 2 lần/ngày, cách ngày, thực hiện liên tục 2 tuần rồi nghỉ 1 tuần.

6. Cháo trứng

Trứng được đánh giá là một món ăn bổ dưỡng cho trẻ với giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm, canxi, sắt, kẽm, magie, vitamin A, B, D và nhiều dưỡng chất khác.

Nguyên liệu: Đậu xanh (20g), đậu đen (20g), trứng gà ta (1 quả), gạo nếp (20g), dầu olive.

Cách thực hiện:

  • Xay nhuyễn gạo nếp, đậu xanh và đậu đen.
  • Trộn bột với 300ml nước, đun sôi với lửa nhỏ.
  • Khi cháo chín, đập trứng gà cho vào nồi, khuấy đều.
  • Cho trẻ ăn khi cháo còn ấm, 1 lần/ngày, thực hiện liên tục 4 tuần để thấy hiệu quả.

7. Cháo ý dĩ

Cháo ý dĩ là một món ăn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như carbohydrate, protein, chất béo. Do đó, bố mẹ có thể thêm món ăn này vào thực đơn hàng ngày của trẻ còi xương suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu: Ý dĩ (50g), hạt sen (50g), cơm trắng (30g), đường (10g).

Cách thực hiện:

  • Ngâm hạt sen với nước cốt chanh 6-8 tiếng rồi hong khô, nghiền thành bột.
  • Xay ý dĩ thành bột, trộn đều với bột hạt sen và gạo.
  • Cho tất cả vào nồi, thêm một lượng nước vừa phải, nấu thành cháo.
  • Cho trẻ dùng 3 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 10-20 ngày.

8. Cháo thịt cóc

Cháo thịt cóc là một trong những món ăn quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam với hàm lượng dinh dưỡng cao, gồm protein, carbohydrate, chất béo, chất khoáng (sắt, canxi, magie, kẽm, photpho, kali,…).

Nguyên liệu: Thịt cóc (50g), bột gạo tẻ (50g), bột gạo nếp (20g), bột củ mài (20g), dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch cóc, lấy phần thân và đùi, xào vàng hoặc nướng chín.
  • Lấy thịt cóc xay thành bột hoặc băm nhuyễn.
  • Cho các loại bột vào nồi với lượng nước vừa phải, đun sôi thành cháo.
  • Khi cháo chín cho thịt cóc vào nồi, đảo đều tay, tắt bếp khi cháo sôi lại.
  • Cho trẻ ăn 3 lần/ngày, thực hiện liên tục 5 ngày rồi nghỉ 5 ngày.

9. Cháo củ mài

Củ mài là một loại rau củ không chỉ chứa nhiều vitamin C, K, folate, kali, magie và chất xơ mà còn chứa một số chất chống oxy hóa, chất chống viêm. Bên cạnh đó, cháo củ mài thường được kết hợp với một số nguyên liệu khác, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho trẻ.

Nguyên liệu: Bột củ mài (20g), gạo tẻ (50g), bột đậu đỏ (10g), lòng đỏ trứng gà luộc (1 quả), đường trắng (10g).

Cách thực hiện:

  • Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên với 200ml nước, đun với lửa cho cho đến khi cháo chín.
  • Thêm đường vào và đun tới khi cháo sôi lại.
  • Cho trẻ ăn 1 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 15 ngày để thấy hiệu quả.

10. Cháo tôm

Tôm chứa một lượng lớn canxi, kẽm, photpho và các loại vitamin, axit amin thiết yếu cho sự phát triển của xương và giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Vì vậy, cháo tôm là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn của trẻ còi xương suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu: Tôm (150g), gạo (50g).

Cách thực hiện:

  • Làm sạch tôm, bỏ vỏ.
  • Lấy thịt tôm giã nhuyễn, phần vỏ sấy khô, tán thành bột mịn, xay nhuyễn gạo.
  • Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, thêm nước, nấu thành cháo.
  • Cho trẻ ăn 1 lần/ngày.

11. Bột chân cua, đậu xanh

Chân cua là một lựa chọn lý tưởng cho trẻ bị còi xương bởi hàm lượng canxi dồi dào. Hơn nữa, khi được kết hợp với đậu xanh, hạt sen, hỗn hợp mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng nhanh chóng.

Nguyên liệu: Chân cua (300g), đậu xanh (50g), hạt sen (50g).

Cách thực hiện:

  • Làm sạch chân cua, sấy khô, xay nhuyễn thành bột.
  • Xay hạt sen và đậu xanh thành bột mịn.
  • Trộn đều các nguyên liệu với nhau.
  • Lấy 1 muỗng bột, nấu chung với cháo hoặc cơm.
  • Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, ăn cách ngày, thực hiện liên tục trong 1 tháng.

12. Thịt bò hầm rau củ

Thịt bò hầm rau củ được là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà bố mẹ nên biết, nhất là khi trẻ bước qua giai đoạn ăn dặm. Bên cạnh việc bổ sung nhiều sắt, đạm từ thịt bò, trẻ còn được bổ sung thêm một lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ. Lưu ý, thịt bò nên được xay nhuyễn, không có gân và nấu thật mềm để trẻ dễ hấp thụ hơn, tốt cho hệ tiêu hóa.

Nguyên liệu: Phi lê bò/nạc bò (200g), khoai tây (100g), cà rốt (100g), hành tây (½ củ), tương cà, hạt điều, dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Xay nhuyễn thịt bò hoặc cắt thành miếng nhỏ.
  • Khoai tây, cà rốt, hành tây cắt hạt lựu.
  • Xào thịt bò cho tới khi thịt săn lại, sau đó cho thêm nước, rau củ vào nồi, hầm cho đến khi chín nhừ.

13. Cháo thịt gà bí đỏ

Thịt gà không chỉ loại thịt ít chứa chất béo và là nguồn cung cấp protein, khoáng chất tuyệt vời. Mặt khác, bí đỏ cũng là một thực phẩm chứa chứa nhiều protein, vitamin K, C, protein, kali,…Vì vậy, cháo thịt gà bí đỏ là một món ăn nên có trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Nguyên liệu: Thịt gà (50g), bí đỏ (50g), gạo tẻ (80g), dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Lấy phần nạc gà băm nhỏ.
  • Hấp bí đỏ, tán nhuyễn.
  • Lấy gạo tẻ nấu thành cháo, sau đó thêm gà và bí đỏ đun cho đến khi sôi lại, giữ thêm 10 phút.

14. Cháo táo tàu

Cháo táo tàu là một món ăn truyền thống, xuất phát từ Trung Quốc. Món ăn này có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, carbohydrate, chất xơ, sắt, canxi, natri và kali, vitamin C, B6.

Nguyên liệu: Bột gạo (80g), táo tàu bỏ hạt (5 quả), đường trắng (20g), hà thủ ô (10g).

Cách thực hiện:

  • Làm sạch táo tàu và hà thủ ô.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với 250ml nước ninh nhừ.
  • Cho trẻ ăn liên tục 1 tháng để thấy hiệu quả.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khóa Nhi, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Qua những chia sẻ về thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng, hy vọng bố mẹ đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ là lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học cho trẻ. Quá trình điều trị còi xương, suy dinh dưỡng sẽ mất một khoản thời gian dài vì vậy bố mẹ cần kiên trì đồng hành cùng trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ và đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Mận khô và nước ép mận: Lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng

Mận khô và nước ép mận không chỉ thơm ngon mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng khám phá…

Bắp – Một Loại Thực Phẩm Dinh Dưỡng Với Bao Nhiêu Calo

Bắp là một loại ngũ cốc nguyên hạt được ưa chuộng trong thực đơn ăn uống lành mạnh. Nó không chỉ cung cấp nhiều chất xơ, vitamin…

Thực đơn 7 ngày trong tuần cho gia đình ĐẦY ĐỦ dinh dưỡng

Thực đơn 7 ngày cho gia đình: Giữ độ dinh dưỡng trong từng bữa ăn

Nếu gia đình bạn có nhiều thành viên, việc chuẩn bị thực đơn hàng ngày có thể tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, đừng…

25+ Loại Sữa Hạt Cho Bé Giúp Tăng Cân và Thông Minh

Sữa hạt cho bé là một thực phẩm dinh dưỡng cung cấp nhiều canxi và đạm, đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển của…

25 món ăn tăng cân cho người gầy nhanh chóng, hiệu quả và dễ làm

25 Món ăn giúp tăng cân cho người gầy nhanh chóng và hiệu quả

Bạn muốn tăng cân và cần ăn nhiều hơn số calo cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên, việc chọn các món ăn để tăng cân một cách…

Ngao Biển – Chìa khóa cho sức khỏe của quý ông

Ngao, một loại hải sản khác còn được gọi là nghêu hay nghiêu, thuộc họ ngao (Veneridae), không chỉ là một món ăn ngon mà còn có…