Thai nhi tuần 22: Sự phát triển và những thay đổi của mẹ bầu

Video thai 22 tuan phat trien nhu the nao

Bước sang tuần thứ 22 của thai kỳ, cơ thể bé ngày càng hoàn thiện hơn. Ở giai đoạn này, bé đã hoạt động nhiều hơn và mẹ có thể cảm nhận được từng chuyển động của bé rõ ràng hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem thai nhi tuần 22 phát triển như thế nào và những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 này nhé!

Thai 22 tuần là mấy tháng?

Thai 22 tuần tuổi tương đương tuần 20 sau thụ tinh. Thời điểm này là thai đã được hơn 5 tháng tuổi, thuộc tam cá nguyệt thứ 2. Đây là tuần chuyển giao giữa tháng thứ 5 và 6, được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong suốt thai kỳ của phụ nữ. Lúc này thai nhi đã lớn, các cơ quan và bộ phận trên cơ thể đã có thể quan sát rõ qua các xét nghiệm, kiểm tra y học.

Rã Huggies Naturemade

Tã cao cấp Huggies Naturemade giúp da bé duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của thai 22 tuần tuổi trong bụng mẹ

Thai 22 tuần tuổi có kích thước, cân nặng bao nhiêu?

Thai nhi 22 tuần tuổi có cân nặng khoảng 430g. Đây là mức cân nặng trung bình, chỉ số này có thể sẽ khác nhau ở mỗi bé. Kích thước từ đầu đến chân dài khoảng 27,8cm, tương đương với kích cỡ của quả bí đỏ cỡ nhỏ.

Thông thường, dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh sẽ có các chỉ số nằm trong khoảng sau:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 50 – 62mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC): 199 – 223mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): 37 – 44mm.
  • Chu vi vòng bụng (AC): 72-204 mm.

Thai nhi 22 tuần tương đương với kích cỡ của quả bí đỏ cỡ nhỏ

Thai nhi 22 tuần tương đương với kích cỡ của quả bí đỏ cỡ nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 22 tuần chiều dài xương mũi bao nhiêu là chuẩn?

Người ta thường dựa vào chiều dài xương mũi thai nhi để theo dõi sự phát triển của thai nhi vì mỗi độ tuổi của thai nhi sẽ có những chỉ số nhất định. Nhưng chỉ số chiều dài xương mũi này thường dao động tăng hoặc giảm nhẹ. Nếu ở tuần thứ 20 mà thai nhi có chiều dài xương mũi khoảng 4,5 mm thì là trẻ bình thường, phát triển tốt. Nhưng ở đến 22 tuần, xương mũi thai nhỏ hơn 3.5 mm thì trẻ có thể có nguy cơ mắc hội chứng Down rất cao.

Tại sao nên xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh?

Thai nhi tuần 22 phát triển như thế nào?

Bước sang tuần 22, thai nhi đã và đang phát triển nhanh chóng cũng như hoàn thiện dần tất cả các cơ quan chức năng của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Bé đang hình thành vân tay và vân chân – những dấu hiệu đặc thù riêng biệt của bé.
  • Thai nhi 22 tuần tuổi đã có lông mi và lông mày. Lượng lông tóc quá độ sẽ biến mất khi mẹ đến gần ngày sinh, chỉ còn lại lông tóc ở những nơi cần thiết. Bé trai sẽ có lông mi dài nhất, chứ không phải là bé gái.
  • Xúc giác và vị giác của bé phát triển đáng kể trong tuần này.
  • Khi mang thai được 22 tuần, bề mặt não bé – trước đó bằng phẳng – bắt đầu phát triển các nếp gấp. Việc hình thành các nếp gấp trong não sẽ tiếp tục cho đến tuần thứ 34 của thai kỳ, khi não của bé có đủ diện tích bề mặt cho các tế bào não.
  • Não bộ và các mút thần kinh đã đủ trưởng thành để thai nhi có thể bắt đầu cảm nhận được sự va chạm.
  • Chồi vị giác đã bắt đầu hình thành trên lưỡi.
  • Cơ quan sinh dục của bé tiếp tục phát triển. Ở bé trai, hai tinh hoàn bắt đầu hiện ra. Ở bé gái, buồng trứng và dạ con giờ đã định hình và âm đạo phát triển. Trong buồng trứng của bé gái có tất cả lượng trứng cần cho chức năng sinh sản sau này.
  • Tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời. Bé có thể nghe thấy giọng nói, nhịp tim của mẹ, bụng đang ồn ào và tiếng rít của máu lưu thông trong cơ thể mẹ.
  • Thị giác cũng trở nên tinh chỉnh hơn. Bé bây giờ có thể nhận biết ánh sáng và bóng tối tốt hơn nhiều so với trước đây, ngay cả khi hai mí mắt khép lại.
  • Thai nhi 22 tuần tuổi có một lớp lông tơ, hay còn gọi là lông măng bao phủ xung quanh cơ thể. Nhiệm vụ của nó giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, bảo vệ các tế bào da bề mặt bên ngoài.
  • Các em bé sinh ra vào tuần thứ 22 cần được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của khoa học, việc chăm sóc trẻ sinh non một tháng tuổi được cải thiện, có nghĩa là những tác động sức khỏe dài hạn đối với trẻ sinh non đã giảm hẳn so với trước kia.

Thai 22 tuần tuổi đang phát triển rất nhanh và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể

Thai 22 tuần máy như thế nào?

Thai 22 tuần thường đạp nhiều hơn so với bình thường. Ngoài việc đạp trong bụng mẹ, em bé còn biết nấc, vặn mình, lộn nhào, co duỗi cơ thể,… Khi được hỏi thai 22 tuần tuổi máy như thế nào, các mẹ thường trả lời rằng giống như một con cá đang bơi, vùng vẫy trong bụng.

Nguyên nhân khiến thai 22 tuần đạp nhiều có thể là do bé cần vận động nhiều hơn để tìm cảm giác thoải mái nhất trong bụng mẹ. Ở giai đoạn này, bé có thể đạp từ 15 đến 20 lần mỗi ngày. Các mẹ bầu nên chú ý theo dõi số lần đạp của bé. Nếu thai nhi 22 tuần đột ngột đạp rất ít hoặc giảm hẳn số lần đạp thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Một số trường hợp thai nhi đạp bụng dưới là dấu hiệu bất thường mẹ cần đến khám bác sĩ

Thai 22 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thai nhi đạp bụng dưới có thể là bình thường, và trong một số trường hợp lại khá bất thường.

Các trường hợp thai nhi đạp bụng dưới là bình thường:

  • Mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị căng tức, tạo áp lực lên tử cung. Em bé cũng bị “đè nén” bởi dạ dày. Lúc này, bé sẽ liên tục đạp vào bụng dưới của như thông báo cho mẹ rằng “con khó chịu đấy”.
  • Âm thanh quá lớn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường bên ngoài quá ồn ào cũng gây khó chịu cho thai nhi. Khi tiếng ồn vượt quá giới hạn chịu đựng, thai nhi đấm, đạp và đá vào bụng dưới của mẹ để mẹ khắc phục được tiếng ồn, để bé được yên tĩnh nghỉ ngơi trở lại.
  • Em bé khi cảm thấy thoải mái cũng sẽ đạp nhiều vào bụng dưới. Điều này thường xảy ra khi mẹ nằm nghiêng. Các bác sĩ sản khoa cho biết, nằm nghiêng là tư thế tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Mẹ bầu nghén thèm chua cứ tha hồ ăn 6 món này, vừa đã miệng lại tốt cho thai

Trong thời gian mang bầu, việc nghén thèm chua là một hiện tượng rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn lo rằng việc ăn quá nhiều thức…

Một số dấu hiệu nhận biết mang thai thường gặp ở phụ nữ

Một số dấu hiệu nhận biết mang thai thường gặp ở phụ nữ

Dấu hiệu mang thai là điều mà nhiều phụ nữ, đặc biệt những người muốn có con đang mong muốn biết. Khi phát hiện mang thai, phụ…

Nhận biết có thai sau 1 tuần: Đừng bỏ qua những dấu hiệu quan trọng!

Những dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần thường không rõ ràng, khó nhận biết nên thường bị các mẹ bầu bỏ qua. Vậy làm…

Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên nhất là những mẹ mang thai

Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên nhất là những mẹ mang thai

Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên là điều mà các chị em rất muốn tìm hiểu, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Nếu bạn…

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Nguy Hiểm Không?

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 8: Cần Lưu Ý Gì?

Với những mẹ lần đầu tiên mang thai, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, không phải…

Đau bụng dưới khi mới mang thai có bình thường không?

Đau Bụng Dưới Khi Mới Mang Thai: Bình Thường Hay Không?

Đau bụng là một trong những hiện tượng phổ biến mà các bà bầu thường gặp phải. Đặc biệt, đau bụng dưới khi mới mang thai thường…