Chán ăn mệt mỏi khi mang thai và lời khuyên cho mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai, đôi khi mẹ sẽ trải qua cảm giác chán ăn và mệt mỏi khiến mẹ lo lắng cho sức khỏe của mẹ và em bé. Tại sao mẹ lại bị chán ăn mệt mỏi khi mang thai? Điều này ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Phương pháp xử trí khi gặp phải tình trạng này ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết với bài viết này để mẹ có trải nghiệm mang thai khỏe mạnh và vượt cạn an toàn!

1. Nguyên nhân của chứng chán ăn mệt mỏi khi mang thai?

Chán ăn và mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai phải trải qua. Điều này gây nhiều ảnh hưởng đến cảm giác và chất lượng cuộc sống của bà bầu.

Việc mẹ bị chán ăn trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Sự thay đổi hormone HCG khi mang thai: Lượng hormone này tăng lên nhanh chóng trong 3 tháng đầu thai kỳ và từ tuần thứ 11 sẽ bắt đầu giảm xuống. Việc tăng lên nhanh chóng của hormone này khiến mẹ nhạy cảm hơn so với bình thường, luôn cảm thấy buồn nôn, chán ăn và cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, tùy từng mẹ bầu mà ảnh hưởng của hormone này là khác nhau, có mẹ sẽ chán ăn nhưng ngược lại sẽ có mẹ thèm ăn.

  • Mẹ bị ốm nghén: Đó là tình trạng sợ đồ ăn và buồn nôn ngay khi đưa thức ăn vào miệng. Buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, gây khó khăn trong việc duy trì chế độ ăn uống bình thường.

  • Thay đổi vị giác và mùi: Sự thay đổi về vị giác và mùi có thể làm cho thức ăn trở nên không hấp dẫn và mẹ không có cảm giác muốn ăn.

  • Bảo vệ thai nhi: Nghe thì có vẻ vô lý nhưng có rất nhiều trường hợp mẹ nói không với tất cả thực phẩm để đảm bảo sự an toàn cho con yêu.

Những thực phẩm dễ gây chán ăn khi mang bầu thường có mùi mạnh, ví dụ như thịt, trứng, sữa, tỏi, hành, đồ ăn cay, các gia vị nồng mùi, cà phê, trà…

Thông thường, chứng chán ăn sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và thường hết vào những tháng tiếp theo, tuy nhiên, sẽ có một số mẹ lại “tái chán ăn” vào bất kỳ thời điểm nào trong 9 tháng 10 ngày mang thai.

2. Chán ăn khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Có thể nói tình trạng chán ăn trong thai kỳ là rất phổ biến và cơ thể mẹ vẫn có những chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, nếu quá nặng và kéo dài thì ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và bé, cụ thể:

2.1. Ảnh hưởng đến mẹ

  • Mẹ bị chán ăn, cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn nôn và sợ đồ ăn.

  • Cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu chất và sức khỏe suy yếu.

  • Thai nghén nặng khiến mẹ không tiêu hóa được thức ăn, gây hoa mắt, chóng mặt, mất chất điện giải và muối.

2.2. Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Nếu tình trạng thai nghén kéo dài, thai nhi sẽ không được đầy đủ dinh dưỡng, gây thiếu chất, suy dinh dưỡng và phát triển không toàn diện.

  • Nguy cơ dọa sảy thai cao.

  • Nếu tình trạng này kéo dài, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai suy giảm đáng kể, trường hợp xấu nhất là thai nhi tử vong và nguy hiểm cho cả mẹ.

3. Làm gì khi bị chán ăn mệt mỏi trong thai kỳ?

Nếu mẹ muốn cải thiện tình trạng chán ăn và sẵn sàng nạp dinh dưỡng để nuôi thai nhi, có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Uống thật nhiều nước: Bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và cải thiện tình trạng ốm nghén. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm các trái cây khác như cam, chanh…

  • Hạn chế các đồ ăn nặng mùi: Nếu mẹ cảm thấy khó chịu với mùi của một loại thức ăn nào đó, hãy hạn chế nó trong thực đơn hàng ngày. Một số đồ ăn dễ làm mẹ cảm thấy chán ăn và buồn nôn như cá, cà ri, quế, hồi… hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khiến mẹ cảm thấy buồn nôn.

  • Sử dụng những món ít gia vị: Các loại gia vị quá mặn, cay nóng dễ khiến mẹ bị đầy hơi, khó chịu và chán ăn.

  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày: Việc chia nhỏ sẽ khiến mẹ không có cảm giác ngấy khi bước vào bữa ăn. Thay vì 3 bữa mỗi ngày, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần thành 6 bữa và nhớ kết hợp với việc bổ sung nước.

  • Không bỏ bữa: Mẹ cần hạn chế việc bỏ bữa, và mẹ cũng nên nhớ rằng chế độ ăn của mình ảnh hưởng rất lớn đến thói quen của thai nhi trong bụng. Hãy đa dạng đồ ăn, ăn đúng bữa và luôn giữ tâm thế vui vẻ để con yêu được khỏe mạnh.

  • Bổ sung thực phẩm chứa protein và tinh bột: Những đồ ăn chứa các thành phần này sẽ giúp mẹ no lâu, không bị mệt mỏi, giữ đường huyết ở mức ổn định đồng thời giải phóng calo cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin: Ngoài thức ăn hàng ngày, mẹ cũng nên chú ý đến việc bổ sung các loại trái cây, rau củ để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng và không có cảm giác chán ăn. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng các viên uống đa vi chất như axit folic, sắt, vitamin C, D, E… để thai nhi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng.

Việc chán ăn và mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến nên mẹ không cần quá lo lắng. Hãy đảm bảo cho tâm trạng luôn thoải mái và thực hiện đúng theo lời khuyên trên để con yêu phát triển khỏe mạnh. Nếu tình trạng ốm nghén, chán ăn quá nặng và kéo dài, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu cần thông tin được tư vấn chi tiết hơn, mẹ hãy đến gặp bác sĩ. Đừng ngần ngại chia sẻ những tâm tư, lo lắng của mình với chuyên gia y tế.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…