Bà bầu: Ốm nghén nhiều ít, thèm ngọt thèm chua và việc mẹ làm để bảo vệ thai

Bà bầu bị ốm nghén dù nhiều hay ít, thèm ăn ngọt hay chua đều là dấu hiệu phản ánh tình hình sức khỏe thai kỳ. Mẹ cần nắm rõ để có cách dưỡng thai thích hợp giúp con phát triển toàn diện.

Lý do khi có bầu hầu hết mẹ đều bị nghén

3 tháng đầu mang thai, mẹ rất hay bị mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa… Tình trạng này gọi là ốm nghén. Bước sang tháng thứ 4 trở đi, ốm nghén sẽ đỡ dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên cũng có người bị nghén dai dẳng cho đến khi đi đẻ. Hiện tại, khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao bà bầu bị ốm nghén. Người ta chỉ đưa ra giả thuyết là do sự biến động nội tiết tố ß hCG trong cơ thể phụ nữ khi mang thai. Cụ thể các yếu tố như sau:

  • Hormone nội tiết ß hCG: Khi mang thai, mức độ ß hCG trong cơ thể mẹ tăng lên gấp đôi gây ra tình trạng buồn nôn.
  • Khứu giác nhạy cảm: Khi mang thai, khứu giác (mũi) của mẹ rất nhạy. Những loại mùi thường ngày ngửi như nước hoa, thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến mẹ đau đầu, buồn nôn.
  • Thay đổi đường tiêu hóa: Mới mang thai, mức độ progesterone tăng cao trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Vì vậy, mẹ khó tiêu, cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, những mẹ thuộc các trường hợp sau thường hay bị nghén nhiều: mẹ mang đa thai, mẹ từng bị nghén nặng ở lần mang thai trước, mẹ có tiền sử gặp phản ứng phụ khi uống thuốc ngừa thai, mẹ bị say tàu xe, mẹ ruột hoặc chị em gái của mẹ bầu cũng bị nghén nặng khi mang thai.

Nghén nhiều hay nghén ít có lợi cho thai hơn

Mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có người nghén ít, có người nghén nhiều, có người lại không hề bị nghén. Việc nghén ít hay nghén nhiều đều có mặt lợi và hại.

Thứ nhất là tình trạng nghén nhiều: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những bà bầu bị ốm nghén mà có mức độ nôn ói nhiều thì nguy cơ bị thai lưu, sảy thai thấp hơn các mẹ không nôn ói. Con của những mẹ nghén nhiều sinh ra cũng ít mắc khuyết tật bẩm sinh, khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.

Thứ hai là tình trạng nghén ít: Nghén ít tuy không có nhiều ưu điểm vượt trội như nghén nhiều nhưng đổi lại mẹ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, ăn được ngủ được. Vì vậy, thai nhi hấp thu dinh dưỡng tối ưu, cấu tạo các hệ cơ quan và phát triển tốt.

Có thể thấy nghén ít hay nghén nhiều đều có mặt tích cực và tiêu cực. Mẹ không nên quá lo lắng về tình hình nghén ngẩm của bản thân mà chú ý bồi bổ cơ thể, tìm các giải pháp mang lại sức khỏe cho mình.

Nghén thèm ngọt và nghén thèm chua báo hiệu điều gì

Khi ốm nghén, có mẹ thèm ăn ngọt, có mẹ thèm ăn chua, ăn mặn, ăn nhạt, ăn cay… Nói chung là thèm đủ thứ trên đời. Lý giải cho hiện tượng này, các bác sĩ đã chỉ ra loại hormone có tên gonedotripin tiết ra từ màng đệm nhau thai là nguyên nhân khiến khẩu vị của mẹ có sự thay đổi. Hormone này khống chế sự bài tiết các chất dịch vị ở dạ dày, giảm khả năng tiêu hóa của mẹ bầu đồng thời gây ra tình trạng thèm ăn đủ vị.

Dân gian cho rằng bà bầu bị ốm nghén thèm chua sẽ sinh ra con gái còn nghén thèm ngọt sẽ sinh ra con trai. Thực chất đây chỉ là lời đồn, không hề có căn cứ khoa học đúng đắn. Vì vậy, các mẹ không nên dựa vào việc nghén thèm chua hay thèm ngọt để phán đoán bất cứ điều gì về con yêu trong bụng.

Cách hay giúp giảm nghén hiệu quả

Hiện tại, khoa học chưa có cách nào trị triệt để các cơn ốm nghén. Tuy nhiên, lại có khá nhiều cách giúp mẹ giảm cơn ốm nghén một cách tạm thời. Điển hình là việc ưu tiên ăn 11 loại thực phẩm rẻ tiền giúp giảm cơn nghén hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo thêm 7 cách giảm nghén sau đây:

  • Ăn từng tí một và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Hạn chế ăn món chiên rán nhiều dầu mỡ, món có mùi đậm khó chịu.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước chanh ấm vào buổi sáng sớm.
  • Thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng, tập thể dục, tập yoga, ngồi thiền.
  • Ngủ sớm và thức dậy sớm.
  • Thường xuyên massage cho cơ thể, tắm nước ấm.
  • Nhâm nhi các thực phẩm giúp giảm nghén, đỡ nhạt miệng như: bánh mì lát, bánh quy, ô mai, trái cây, sữa chua, mứt gừng…
  • Ngửi mùi tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên.

Bà bầu bị ốm nghén là việc hết sức bình thường, xảy ra chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Tuy nhiên, mức độ ốm nghén nặng nhẹ, thèm ăn ngọt hay ăn chua… lại có ảnh hưởng nhất định đối với thai nhi. Điều mẹ bầu nên làm là hiểu rõ cơ chế xung quanh chuyện nghén ngẩm để có cách xử lý, bồi bổ cơ thể thích hợp, giúp thai nhi thích nghi và phát triển tốt.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Chùa Vạn Đức – Thủ Đức: Sứ mạng của niềm tin Phật pháp

Video kinh phật tốt cho thai nhi Thật may mắn, nhờ có lòng tin kiên cố vào Phật pháp, một cuộc hôn nhân đã vượt qua những…

Sự phát triển thai nhi 4 tuần tuổi và những thay đổi của mẹ

Sự phát triển thai nhi 4 tuần tuổi và những thay đổi của mẹ

Ở tuần thứ 4 này, hãy cùng khám phá những sự thay đổi đáng kinh ngạc của thai nhi và những biến đổi tâm lý, sinh lý…

Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý và các tư thế an toàn

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Những điều cần lưu ý và tư thế an toàn

Quan hệ tình dục khi mang thai là một chủ đề mà nhiều phụ nữ quan tâm, đặc biệt là khi phải đối mặt với các triệu…

07 Thời Điểm Vàng Trong Thai Kỳ Để Con Phát Triển Tốt Nhất

Con của bạn đang phát triển từng ngày. Nhưng bạn có biết rằng có những thời điểm trong thai kỳ vô cùng quan trọng, giúp con phát…

Sự phát triển của thai nhi tuần 29: Những dấu hiệu và triệu chứng

Video sự phát triển của thai 29 tuần Mỗi tuần trong quá trình mang thai đều là một chặng đường đáng trân trọng và kỳ diệu. Tuần…

Thai nhi tuần 13: Tất cả những gì bạn cần biết

Hãy đón đọc bài viết này để khám phá những điều thú vị về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13. Dù còn nhỏ bé,…