Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì: 20 thực phẩm tốt cho mẹ và bé

Bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển toàn diện? Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì vừa bồi bổ cho mẹ vừa lợi dưỡng cho con? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá một số thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ ngay tại bài viết sau.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu đúng cách sẽ giúp cho:

  • Thai nhi: Giảm thiểu được các nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, phát triển trí não toàn diện cũng như đạt đủ cân nặng và kích thước chuẩn khi sinh ra.
  • Mẹ bầu: Ngăn ngừa được các biến chứng thai kỳ nguy hiểm, kiểm soát tốt cân nặng và duy trì một nền tảng sức khỏe ổn định để thai nhi tiếp tục phát triển.

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn uống đa dạng, đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản trong khẩu phần ăn hàng ngày, bao gồm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến các loại thực phẩm giàu folate, sắt, DHA, protein, vitamin A, D để tạo điều kiện tối ưu cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cụ thể:

1. Bầu 3 tháng đầu nên ăn thực phẩm giàu folate

Theo nghiên cứu, việc bổ sung folate (axit folic) trước và trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp làm giảm đến 71% nguy cơ gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi, bao gồm dị tật nứt đốt sống (spina bifida) và dị tật thai vô sọ (anencephaly) – một dị tật khiến não bộ không thể phát triển hoàn thiện vì thiếu axit folic.

Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì chứa nhiều folate để giúp thai nhi ngăn ngừa được những dị tật bẩm sinh từ sớm. Các nhóm thực phẩm giàu folate bao gồm gan động vật, các loại rau (cải bó xôi, măng tây, bắp cải brussels, bông cải xanh,…), các loại đậu (đậu đũa, đậu xanh, đậu phộng,…), ngũ cốc (gạo, mì ống, mầm lúa mì,…) và các loại trái cây (bơ, đu đủ, chuối,…).

Không những thế, folate còn là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho việc tổng hợp – sửa chữa DNA, sản sinh tế bào mới, sản xuất hồng cầu và phát triển của các mô. Do đó, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu folate còn giúp mẹ và bé ngăn ngừa sớm được bệnh thiếu máu do thiếu folate.

2. 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn thực phẩm giàu sắt

Để ngăn ngừa thiếu máu, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì chứa nhiều sắt vì đây là khoáng chất chính cấu tạo nên huyết sắc tố hemoglobin, giúp vận chuyển oxy tới các mô và cơ quan trong cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, có đến 21% sản phụ toàn cầu bị mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Trong khi đó, uống bổ sung thuốc sắt hàng ngày được chứng minh có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh thiếu máu của thai phụ xuống hơn 75%.

Do đó, để đề phòng các biến chứng thai kỳ nguy hiểm do bệnh thiếu máu thiếu sắt, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mẹ bầu nên được bổ sung đầy đủ 41.1 mg sắt / ngày thông qua việc ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như thịt đỏ, hải sản, các loại rau lá có màu xanh đậm, các loại đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

3. 3 tháng đầu nên ăn thực phẩm giàu DHA

DHA là một loại axit béo omega-3 rất quan trọng đối với việc phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA có vai trò cân bằng nội môi cho mạch máu, làm tăng tính lưu động của màng tế bào, cải thiện quá trình hình thành synap (điểm tiếp hợp thần kinh) và tăng cường hoạt động của các tế bào cảm quang ở võng mạc mắt. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, việc bổ sung 1000mg DHA mỗi ngày còn có thể làm giảm thiểu tới 50% nguy cơ sinh non của mẹ.

Để bổ sung đầy đủ DHA, mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì chứa nhiều chất béo omega-3, chẳng hạn như mỡ của các loại cá béo vùng nước lạnh gồm cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi. Bên cạnh đó, DHA còn chứa nhiều trong các loại hạt (hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, hạt hạnh nhân,…) và các loại dầu thực vật (dầu hạt lanh, dầu đậu nành, dầu canola, bơ thực vật,…).

4. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn thực phẩm giàu protein

Protein (chất đạm) là thành phần cơ bản của tất cả các tế bào trong cơ thể người. Nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn giàu protein giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng có thể gây dị tật thai nhi. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì chứa nhiều protein để ngăn ngừa sớm tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ở trẻ, giúp trẻ đạt được các số đo về kích thước và cân nặng theo đúng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung đầy đủ tối thiểu 1.13g protein / kg trọng lượng cơ thể / ngày cho cơ thể bằng cách tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu.

5. Mang thai 3 tháng đầu nên ăn thực phẩm giàu vitamin D

Trong những tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, khung xương của bào thai phát triển rất nhanh. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì chứa nhiều vitamin D để giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi, sẵn sàng cho thai nhi phát triển vượt trội về kích thước trong tam cá nguyệt kế tiếp. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, mẹ nên bổ sung vitamin D với hàm lượng 20 mcg / ngày trong suốt thai kỳ để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.

Để tăng cường vitamin D, mẹ có thể tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D vào khẩu phần ăn của mình, chẳng hạn như các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích,…), một số loại nấm (nấm hương, nấm mỡ, nấm bụng dê, nấm mồng gà,…), gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, bơ động vật và phô mát,…

6. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển mắt và tầm nhìn của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt vitamin A trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề về mắt và tầm nhìn ở trẻ sơ sinh. Không những thế, vitamin A còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tế bào phôi thai phát triển và biệt hóa thành các cơ quan tốt hơn, từ đó giúp bé phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ nên bổ sung đầy đủ 650 mcg vitamin A / ngày thông qua việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin A. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, tiêu thụ vitamin A nhóm Retinoids – chẳng hạn như gan động vật, trứng, sữa, quá liều có thể gây ngộ độc và khiến thai nhi bị quái thai. Thay vào đó, cách an toàn nhất là mẹ bầu nên chọn ăn các thực phẩm giàu vitamin A nhóm Carotenoids có trong các loại rau củ quả có màu vàng, cam (cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, ớt chuông đỏ, xoài, đu đủ, mơ, dưa hoàng kim,…), rau lá xanh đậm, để đảm bảo nhu cầu vitamin A của cơ thể tránh ngộ độc.

20 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cần chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, một số thực phẩm tốt cho bà bầu bao gồm:

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…