Thai Nhi 19 Tuần Tuổi: Sự Phát Triển Và Những Điều Cần Lưu Ý

Video tuan 19 thai nhi phat trien the nao

Hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 19 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần lưu ý trong giai đoạn này.

Tình trạng ngủ ngáy khi mang thai

Từ tuần thai này, không ít mẹ bầu sẽ trải qua tình trạng ngủ ngáy khi mang thai. Ngáy khi mang thai thường không phải là triệu chứng nguy hiểm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ ngay trong lần khám thai sắp tới để nhận được những lời khuyên hữu ích.

Tâm trí và trí nhớ của người mang thai

Không có đủ bằng chứng khoa học chứng minh rằng mang thai có thể gây hại đến trí nhớ và hoạt động trí óc của người mẹ. Các chuyên gia cho rằng đôi khi các bà mẹ thường chú tâm quá mức tới những thay đổi trong tâm trí mình và cho rằng trí nhớ của mình bị ảnh hưởng khi mang thai 19 tuần.

Hãy thay đổi cách nghĩ của mình đi nào! Nếu bạn làm mẹ lần đầu, hãy nghĩ rằng mình đang trải qua giai đoạn thay đổi cả thể chất lẫn cảm xúc. Hãy dần làm quen với những thay đổi và nghĩ tới những mặt tích cực của việc mang thai, chẳng hạn như tình mẫu tử và khoảng thời gian hạnh phúc khi bé ra đời sau này.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 19 tuần

thai nhi 19 tuần tuổi: mẹ bầu cần chú ý gì

1. Mẹ bầu 19 tuần nên trao đổi gì với bác sĩ?

Giai đoạn thai nhi 19 tuần tuổi, mẹ sẽ có thể trải qua tình huống sau: Cảm thấy bé trở mình liên tục hôm nay nhưng hôm sau, bé hoàn toàn không có động tĩnh gì. Thực tế, ở giai đoạn mang thai 19 tuần tuổi, những lo ngại khi chuyển động của bé không ổn định thường không cần thiết.

Khi thai nhi 28 tuần, cử động của bé sẽ trở nên nhất quán hơn. Khi ấy mới là lúc mẹ nên tạo cho mình thói quen đếm chuyển động thai.

Nếu mẹ không nhận thấy bất kỳ cú đạp nào của bé trong ngày, hãy thử kích thích thai nhi tuần 19 chuyển động. Bạn có thể kích thích cho bé yêu chuyển động bằng cách vỗ nhè nhẹ lên bụng, cho bé nghe những bản nhạc quen thuộc. Ngoài ra, nằm nghỉ ngơi trong chốc lát, uống một cốc sữa, nước cam hoặc ăn một món ăn vặt giàu dinh dưỡng cũng là cách kích thích cho thai nhi chuyển động.

Nhưng nếu các phương pháp này không hiệu quả, đừng quá lo, hãy thử lại sau đó vài giờ. Thực sự thì nhiều bà mẹ không thể nhận thấy sự chuyển động của bé trong một vài ngày tại một thời điểm trong thai kỳ tuần 19. Nếu mẹ có thai nhi 19 tuần tuổi vẫn còn lo lắng, hãy đi khám để cảm thấy an tâm hơn.

2. Những xét nghiệm mẹ bầu 19 tuần cần biết

Vào thời điểm này, mẹ mang thai nhi 19 tuần tuổi sẽ được tiến hành những kiểm tra và thăm khám tương tự như lần trước (18 tuần). Từ 18-19 tuần bác sĩ có thể đề nghị mẹ siêu âm kiểm tra chiều dài cổ tử cung để tầm soát sinh non đặc biệt ở những phụ nữ có nguy cơ. Nếu phát hiện thai bất thường qua siêu âm hay sàng lọc huyết thanh, những xét nghiệm sâu hơn có thể được tiến hành như chọc ối.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 19

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Phân Biệt Máu Báo Thai Và Máu Kinh Nguyệt

Phân Biệt Máu Báo Thai Và Máu Kinh Nguyệt

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu mang thai sớm ở phụ nữ. Thế nhưng, hiện tượng này cũng dễ bị nhầm lẫn với kinh…

Đau bụng sau quan hệ – Có phải là mang thai ngoài tử cung không?

Chào bạn Kim Kim từ Hà Nội,Có thể bạn quan tâm 9 Lưu Ý Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu – Tất Cả Mẹ Bầu Cần Biết…

Hé lộ: Vì sao mẹ bầu nên siêu âm thai 34-35 tuần tuổi

Hé lộ: Vì sao mẹ bầu nên siêu âm thai 34-35 tuần tuổi

Video thai 34 tuan phat trien nhu the nao Ở tuần 34 – 35 thai kỳ, khi chỉ còn một vài tuần nữa là thai nhi chính…

Thai 35 tuần: Những điểm đặc biệt về sự phát triển của thai nhi

Bạn đã đến gần ngày hạnh phúc đón em bé của mình với tuần thai thứ 35. Chỉ còn bốn tuần nữa, em bé sẽ chào đời….

Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai: An toàn và tận hưởng

Có thể bạn quan tâm Mang thai tuần đầu bụng có to không, nhận biết có bầu thế nào? Tại sao da mặt khi mang bầu lại…

Sự thay đổi độc đáo ở tuần 34 của bà bầu

Video sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi Hình ảnh credit: PixabayCó thể bạn quan tâm Ra dịch trắng có phải dấu hiệu mang thai…