Sỏi niệu quản: Cách ăn uống để nhanh khỏi bệnh

Người bệnh sỏi niệu quản cần biết cách ăn uống phù hợp để đạt hiệu quả trong quá trình điều trị. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình đào thải sỏi diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Thực phẩm chứa hàm lượng lớn Natri, protein động vật, Oxalat… không có lợi cho sức khỏe trong giai đoạn này.

Sỏi niệu quản là bệnh gì?

Sỏi niệu quản là tình trạng sỏi thận mắc kẹt trong đường ống nối thận với bàng quang. Kích thước sỏi rất đa dạng, sỏi nhỏ có thể dễ dàng đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Ngược lại, sỏi lớn hoặc có hình dạng phức tạp sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, gây triệu chứng đau đớn và hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác.

1. Nguyên nhân

Sỏi niệu quản hình thành từ sự kết tụ các tinh thể trong nước tiểu, điển hình như:

  • Canxi: Sỏi tạo thành từ các tinh thể Canxi Oxalat là loại phổ biến nhất. Nguyên nhân có thể do không uống đủ nước hoặc chế độ ăn quá nhiều Oxalat.
  • Axit uric: Loại sỏi này hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axit, thường gặp ở nam giới và người bị bệnh gút.
  • Struvite: Sỏi Struvite thường liên quan đến nhiễm trùng thận mãn tính, phổ biến ở nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thường xuyên.
  • Cystin: Cystin là loại sỏi ít phổ biến nhất, xảy ra do axit amin Cystine rò rỉ vào nước tiểu, thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn di truyền Cystin niệu.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Người có bố mẹ hoặc anh chị em bị sỏi thận, sỏi niệu quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Thói quen uống không đủ nước: Điều này làm cho nước tiểu trở nên cô đặc hơn, không thể hoà tan muối, ngược lại hình thành tinh thể.
  • Chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn nhiều muối, protein động vật và thực phẩm giàu Oxalat có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

2. Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi niệu quản là cảm giác đau. Người bệnh thấy đau ở vùng bụng dưới hoặc bên sườn, sau đó lan sang vùng lưng ngay dưới xương sườn. Cơn đau có thể nhẹ, âm ỉ hoặc dữ dội, đến rồi đi hoặc kéo dài. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm: đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có lẫn máu trong nước tiểu, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và ói mửa, sốt.

Sỏi niệu quản có chữa được không?

Nhiều trường hợp sỏi niệu quản kích thước nhỏ tự khỏi mà không cần điều trị. Viên sỏi sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, có thể gây đau hoặc không, miễn là không bị sốt hoặc nhiễm trùng. Trường hợp sỏi kích thước lớn vẫn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp. Một số lựa chọn điều trị thường được chỉ định bao gồm: dùng thuốc, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kiểm (SWL), nội soi niệu quản, phẫu thuật.

Sỏi niệu quản kiêng ăn gì?

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh:

  • Thực phẩm nhiều muối: Lượng muối tiêu thụ từ thức ăn sẽ làm tăng lượng muối trong nước tiểu, làm tăng lượng canxi bài tiết, dẫn đến hình thành sỏi. Người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm quá mặn, thịt nguội, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Thực phẩm chứa nhiều axit uric: Hàm lượng axit uric thường có nhiều trong thịt ướp muối, nội tạng động vật, bánh ngọt, một số loại hải sản…
  • Thịt động vật chứa nhiều protein: Người mắc bệnh sỏi niệu quản không nên ăn quá 150g thịt hoặc cá mỗi ngày.
  • Thực phẩm chứa nhiều Oxalat: Socola, cacao, đậu phộng, hạt óc chó, quả phị, hạnh nhân, măng tây, củ dền, rau bina…

Bị sỏi niệu quản nên ăn gì, uống gì cho nhanh hết sỏi?

Dưới đây là một số loại thực phẩm, đồ uống tốt cho người bệnh bị sỏi niệu quản, nên tham khảo để thêm vào thực đơn hàng ngày:

  • Nước lọc: Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi. Lượng nước nên cân nhắc tuỳ thuộc vào thể trạng, thời tiết, chế độ vận động nhưng tốt nhất là 2 lít/ngày.
  • Trái cây chứa ít Oxalat: Cam, chanh, dưa, táo, lê, xoài, mận, mơ, kiwi, dưa hấu…
  • Rau củ chứa ít Oxalat: Bông cải xanh, súp lơ, khoai tây, cà rốt, đậu xanh, xà lách, dưa leo…
  • Thực phẩm giàu Canxi.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi niệu quản

Sau khi biết sỏi niệu quản kiêng ăn gì, người bệnh có thể tự động xây dựng thực đơn hợp lý cho mình. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể tham khảo:

  • Đồ uống: Khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày + 2 ly nước cam.
  • Lượng Canxi tiêu thụ mỗi ngày: 800 – 1000mg/ngày.
  • Lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày: Không quá 150g thịt hoặc cá.
  • Muối: Hạn chế tối đa thêm muối vào các bữa ăn.
  • Oxalat: Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều Oxalat (socola, cacao, đậu phộng…).
  • Axit uric: Tránh ăn thực phẩm chứa axit uric (thịt ướp muối, nội tạng…).
  • Đường: Tránh ăn đồ ngọt, đồ uống có ga…
  • Đảm bảo thực đơn hàng ngày nhiều chất xơ từ trái cây, rau củ quả.

Chế độ dinh dưỡng này đồng thời còn làm giảm nguy cơ tăng huyết áp động mạch, tiểu đường và béo phì. Điều quan trọng là thúc đẩy quá trình đào thải sỏi tự nhiên, ngăn sỏi niệu quản tái phát.

Những lưu ý khác cho người mắc sỏi niệu quản

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho người mắc sỏi niệu quản:

  • Không nên cắt giảm hàm lượng Canxi trong chế độ ăn hàng ngày khi bị sỏi niệu quản: Canxi có xu hướng liên kết với Oxalat để tránh thận hấp thu và hình thành sỏi. Do đó, người bệnh nên tích cực bổ sung sữa chua, sữa, phô mai vào thực đơn hàng ngày. Đối với hầu hết người trưởng thành, lượng Canxi được khuyến nghị là 1000mg/ngày.
  • Kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên để tránh dư thừa calo dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thảo mộc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa sỏi niệu quản

Dưới đây là một số giải pháp quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi niệu quản, cần tham khảo để thực hiện:

1. Luôn duy trì thói quen uống đủ nước

Uống đủ nước là cách tốt nhất để ngăn ngừa hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước, lượng nước tiểu sẽ giảm, cô đặc và không có khả năng hoà tan muối, từ đó gây ra sỏi. Nước cam, chanh cũng là lựa chọn tốt, cả hai đều chứa Citrate giúp ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi hiệu quả.

Mỗi người bình thường nên uống khoảng 8 ly nước/ngày để đảm bảo thaị đủ 2 lít nước tiểu. Đối với người có tiền sử bị sỏi Cystine hoặc vận động nhiều, giai pháp tốt nhất là bổ sung thêm chất lỏng.

2. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Chế độ ăn ít canxi sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản và bệnh loãng xương. Do đó, thực đơn hàng ngày cần có sữa, sữa chua và phô mai ít béo. Điều quan trọng là không nên tự ý dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng với liều lượng không hợp lý ngược lại sẽ dẫn đến hình thành sỏi.

3. Ăn ít thực phẩm giàu Oxalat

Nhóm thực phẩm này bao gồm: rau chân vịt, socola, khoai lang, cà phê, củ cải, đậu phộng.

4. Ăn ít đạm động vật

Thực phẩm giàu protein động vật làm tăng tính axit trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận Axit uric và Canxi oxalat. Dưới đây là một số thức ăn nên hạn chế trong thực đơn hàng ngày: thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá.

5. Không tự ý bổ sung Vitamin C

Việc tự ý bổ sung Vitamin C liều cao sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, tiêu thụ lượng lớn Vitamin C từ thực phẩm cũng có nguy cơ tương tự.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam, cùng với các tên tuổi khác. Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Những Thực Phẩm Giúp Người Bị Sỏi Thận và Kiêng Ăn

Những Thực Phẩm Giúp Người Bị Sỏi Thận và Kiêng Ăn

Sỏi thận là một tình trạng phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên,…

Đậu Xanh Tươi Ngon – Bạn đã thử chưa?

Video cách bảo quản đậu xanh đã nấu chín Nhắc đến đậu xanh, chắc hẳn ai cũng không còn xa lạ. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết…

Chó Bị Viêm Da Rụng Lông - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, và Cách Trị Viêm Da Cho Chó

Chó Bị Viêm Da Rụng Lông – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, và Cách Trị Viêm Da Cho Chó

Có thể bạn quan tâm Hướng Dẫn Làm Sữa Chua Nếp Cẩm Thơm Ngon Top 36 Món ăn truyền thống Việt Nam ngon và nổi tiếng nhất…

Cóc: Loài Động Vật Quen Thuộc Và Công Dụng Đáng Ngạc Nhiên

Nhựa trên da và tuyến mang tai con cóc chứa chất kịch độc có thể gây tử vong. Nhưng đằng sau độc tính đó, các thành phần…

Giải đáp câu hỏi liệu ăn nhiều khoai lang có béo không?

Khoai lang có gây béo không? Tìm hiểu ngay!

Như chúng ta đã biết, trong khoai tây có nhiều tinh bột dễ gây béo phì nếu ăn uống không điều độ. Vậy khoai lang thì sao?…

Tăng cường bạch cầu – Top mỹ phẩm tự nhiên cho bạn

Bạn có biết rằng bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các mầm bệnh và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng? Nếu…