6 Lưu ý quan trọng khi mang thai tháng đầu

Mang thai là một hành trình đầy mệt mỏi nhưng cũng đầy hạnh phúc của người mẹ. Để đảm bảo cho quá trình mang thai được an toàn và suôn sẻ, mẹ cần nắm vững 6 lưu ý quan trọng khi mang thai tháng đầu. Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất, cả mẹ và bé đều rất dễ bị tổn thương.

Những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất

Khi mới mang thai, cơ thể người mẹ không có nhiều thay đổi đáng kể, đặc biệt là trong tuần đầu. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết những dấu hiệu mang thai sớm sau:

  • Thân nhiệt tăng.
  • Núm vú chuyển sang màu nâu đậm.
  • Bầu vú cương cứng, có thể hơi đau.
  • Dễ buồn nôn với nhiều mùi.
  • Dễ cáu gắt, bực bội, tính tình có thể thay đổi.
  • Đi tiểu nhiều hơn.
  • Màu sắc của âm đạo và dịch nhầy có sự thay đổi.

Ngoài ra, có một số triệu chứng khác như: táo bón, khó tiêu, đầy bụng, khó ngủ, mất ngủ. Các triệu chứng này có thể rõ ràng hoặc không, thai phụ cần chú ý để phát hiện mình đã mang thai và có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Nên sử dụng que thử thai khi nào?

Nhiều bạn nữ, nhất là mang thai lần đầu không biết nên sử dụng que thử thai khi nào thì cho kết quả chính xác. Thông thường sau khi quan hệ khoảng 7 ngày mà không sử dụng biện pháp tránh thai thì bạn đã có thể sử dụng que thử thai.

Tuy nhiên, lúc này nồng độ HCG có thể vẫn chưa đủ, nên một số trường hợp không cho kết quả chính xác. Do đó, bạn có thể căn cứ thêm vào các dấu hiệu dưới đây trước khi sử dụng que thử thai:

Trễ kinh

Sau khi trễ kinh khoảng 5 – 7 ngày, bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra. Tuy nhiên, trễ kinh cũng có thể do các nguyên nhân khác như stress, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học gây ra, nên bạn cần xem xét lại tình trạng sức khỏe trước khi nghĩ đến việc mang thai.

Chuột rút ở bụng

Nếu bạn cảm thấy chuột rút ở bụng xảy ra thường xuyên, đó cũng có thể là dấu hiệu mang thai.

Ngực căng tức, núm vú thay đổi màu sắc

Nguyên nhân của dấu hiệu này là do lượng hormone trong cơ thể thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là lượng estrogen và progesterone. Ngực của bạn có thể đau, căng tức và núm vú sẫm màu hơn.

Dấu hiệu khác

Ngoài ra, bạn có thể thấy buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Đây cũng là dấu hiệu báo cơ thể đang mang thai.

pregnancy

6 lưu ý quan trọng khi mang thai tháng đầu

Hãy thuộc lòng những lưu ý quan trọng khi mang thai tháng đầu dưới đây để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh:

Sự phát triển của thai nhi tháng đầu

Trong tháng đầu tiên, thai nhi còn rất nhỏ. Cụ thể sự phát triển của thai nhi qua từng tuần như sau:

Tuần thứ 1: Tuần nguyệt san
Trong giai đoạn này, thực chất chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu gì để nhận biết mẹ đang mang thai.

Tuần thứ 2: Thụ thai
Sau khi tinh trùng gặp trứng từ 12 – 24 giờ, trứng sẽ được thụ tinh. Các ngày sau đó, trứng sẽ phân chia thành nhiều tế bào và di chuyển xuống ống dẫn trứng để đi vào tử cung.

Tuần thứ 3: Làm tổ
Trứng làm tổ trong tử cung, gọi là phôi nang và phát triển rất nhanh. Cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất hormone hCG.

Tuần thứ 4
Ở tuần này, phôi thai có kích thước bằng hạt đậu và mẹ có thể sử dụng que thử thai tại nhà để xác định kết quả chính xác.

Dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng đầu nên đến khám ngay

Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn, vì rất có thể thai nhi đang gặp vấn đề bất thường:

  • Chảy máu, sốt, đau và ớn lạnh.
  • Nhức đầu, chóng mặt và có thể ngất.
  • Thường xuyên đi tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Xuất hiện những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường.
  • Bàn chân, bàn tay hoặc mặt đột ngột bị sưng.

Đây có thể là các dấu hiệu sảy thai hoặc dọa sảy thai. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng đầu

Tháng đầu là thời kỳ thai nhi phát triển rất nhanh, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não bộ và hệ thần kinh. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng để đảm bảo em bé nhận đủ chất dinh dưỡng và mẹ có đủ sức khỏe. Cụ thể:

  • Protein: Mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 10-18g protein thông qua thực phẩm như trứng, cá, sữa,…
  • Sắt: Mẹ cần bổ sung ít nhất 15g sắt mỗi ngày qua các nguồn thực phẩm như hạt, tim, gan, rau xanh,…
  • Canxi: Canxi giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm như hải sản, cá, sữa,…Nếu không cung cấp đủ canxi, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, thường xuyên bị chuột rút.
  • Axit folic: Loại vitamin này giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Axit folic có nhiều trong cải bó xôi, súp lơ, ngũ cốc, hạt,…
  • Các loại vitamin khác như vitamin D, vitamin C,…

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thụ.
  • Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm khó tiêu và nhiều chất béo.
  • Uống đủ nước.

Những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi mang thai tháng đầu

Để thai kỳ diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu cần chú ý những điều kiêng kỵ sau khi mới mang thai:

  • Không sơn móng tay.
  • Không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế quan hệ tình dục.
  • Không hoạt động mạnh.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
  • Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi, massage.
  • Hạn chế đến những nơi đông người.

Có nên quan hệ tình dục khi mới mang thai tháng đầu?

Trong 3 tháng đầu, nếu sức khỏe ổn định và cảm thấy hứng thú, bạn hoàn toàn có thể tiến hành quan hệ tình dục. Tuy nhiên, cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu có một trong những vấn đề sau đây, tốt nhất bạn nên tránh quan hệ tình dục:

  • Có tiền sử sảy thai, nguy cơ sảy thai.
  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục.
  • Đau bụng hoặc bị chuột rút sau khi quan hệ.
  • Mang sinh đôi hoặc thai đa.
  • Được chẩn đoán có thai kỳ thấp.

Ngoài ra, bạn nên chú ý sử dụng bao cao su để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Chăm sóc da khi mang thai tháng thứ nhất

Khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu, mẹ nên hạn chế sử dụng các loại hóa chất, kể cả mỹ phẩm. Mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc da khi mang thai dưới đây để đảm bảo làn da vẫn đẹp, mịn màng và an toàn cho bé yêu:

  • Rửa mặt 1-2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt từ các nguyên liệu tự nhiên.
  • Dùng mũ rộng và ô (dù) khi đi ra ngoài để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Dùng kem chống nắng có nguồn gốc hữu cơ.
  • Đắp mặt nạ từ thiên nhiên như nha đam, nghệ mật ong, dưa leo,… hoặc sử dụng kem chống nắng hữu cơ thay vì kem chống nắng hóa học khi phải ra ngoài trời.
  • Hạn chế trang điểm, nhưng có thể dùng son để làn da trở nên tươi tắn hơn.

Khám thai tháng đầu tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Nếu bạn chưa biết nơi nào để khám thai tháng đầu, Bệnh viện Hồng Ngọc là một gợi ý tốt cho bạn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thai sản, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều mẹ bầu tin tưởng và lựa chọn.

Mẹ bầu có thể chọn gói thai sản và sinh con trọn gói của Hồng Ngọc để được chăm sóc chu đáo từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở, với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm và dịch vụ y tế tận tâm.

Mọi thắc mắc về lưu ý khi mang thai tháng đầu sẽ được giải đáp chi tiết và cụ thể. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm trải nghiệm một thai kỳ trọn vẹn tại Bệnh viện Hồng Ngọc.

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ khám thai và thai sản trọn gói tại Bệnh viện Hồng Ngọc, các mẹ vui lòng liên hệ theo Hotline 024 7300 8866 ext 0 (Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) / 024 3927 5568 ext 0 (Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) hoặc đăng ký trực tuyến tại đây.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…