Chậm nhất sau bao nhiêu tuần mới có thể nghe thấy nhịp tim thai?

Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai có lẽ là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một sinh linh bé nhỏ trong bụng mẹ.

Quá trình hình thành và phát triển của tim thai

Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai?”, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của tim thai nhi. Sau khi thụ tinh thành công, hợp tử sẽ di chuyển về tử cung và phân chia tế bào. Sau khoảng 5 ngày, phôi thai được hình thành. 2 ngày sau, phôi thai đi tới tử cung, tiến hành làm tổ tại niêm mạc tử cung, lúc này nó sẽ tiết ra hormone HCG. Do vậy, việc sử dụng que thử thai vào thời điểm trên có thể phát hiện việc mang thai.

Phôi thai hình thành cũng là lúc tim bắt đầu phát triển. Sau 3 tuần thụ thai, ống tim nguyên thủy bắt đầu hoạt động. Tim sẽ tiếp tục phát triển và dần hoàn thiện từ việc hình thành 4 buồng, 2 đường thoát ra riêng lẻ. 8 tuần sau khi thụ tinh thành công, trái tim cơ bản hoàn thiện.

Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai có lẽ là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ

Khi tiến hành siêu âm, chúng ta có thể quan sát được hình ảnh tim. Khi thai được khoảng 6 tuần thì tín hiệu doppler quang phổ, có thể quan sát được màu của máu và các mạch lớn.

Dựa vào thời điểm và tiến trình phát triển tạo nên tim thai, chỉ có thể phát hiện được tim thai nhờ vào siêu âm ở tuần thứ 6 trở đi. Nếu tính sai chu kỳ kinh nguyệt hoặc tuổi thai mà phát hiện tim thai muộn hơn, có thể là tuần thứ 8.

Như vậy, qua những thông tin trên, ta đã có lời giải đáp cho thắc mắc về mấy tuần có tim thai. Cụ thể, tim thai có thể nhận thấy muộn nhất là khoảng tuần thứ 8.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp phải tới tuần thứ 10 của thai kỳ mới có thể nghe thấy tim thai. Điều này được lý giải do chu kỳ kinh nguyệt thay đổi hoặc do chính sự phát triển của phôi thai. Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai?” là 10 tuần.

Cách chăm sóc để đảm bảo con mạnh khỏe

Nhận biết tim thai giúp cho các mẹ biết rằng thai nhi vẫn đang phát triển tốt và điều quan trọng nhất lúc này là mẹ cần lên kế hoạch chăm sóc thích hợp. Dưới đây là những gợi ý mẹ có thể tham khảo để giúp thai nhi có một trái tim khỏe mạnh:

  • Bổ sung axit folic: bổ sung đầy đủ axit folic trước và trong quá trình mang thai là biện pháp hữu hiệu giúp phòng tránh dị tật tim bẩm sinh cho con.
  • Nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường type 2 thì cần phải theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ suốt thai kỳ. Bởi tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở thai nhi.
  • Nếu có sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Không được sử dụng rượu và các chất kích thích, thuốc lá – những tác nhân gây hại tới sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hút thuốc hay hít khói thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng 2% nguy cơ mắc bất thường ở van tim và các mạch máu.
  • Theo dõi thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc khi thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào.

Nguyên nhân không nghe thấy tim thai

Ở tuần thứ 6 trở đi, nếu siêu âm có phôi thai hoàn thiện và tim thai chứng tỏ em bé trong bụng mẹ đang phát triển khỏe mạnh. Trong những khoảng thời gian sau đó, thai nhi sẽ tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ.

Việc không nghe thấy tim thai có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân

Trong trường hợp không thấy tim thai từ tuần thứ 6 của thai kỳ, chị em cũng không nên quá lo lắng. Lúc này, hãy để bác sĩ kiểm tra rõ ràng, lý giải nguyên nhân và hướng khắc phục.

Thông thường, nếu thai vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường, sẽ có nhịp tim đập rõ ràng. Nếu tuổi thai nhi đã lớn nhưng chúng ta vẫn không phát hiện tim thai và nhịp đập, thì có thể là do những nguyên nhân sau:

Sảy thai tự nhiên

Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy nhịp tim thai đang đập bình thường bỗng nhiên ngừng đập và ngừng phát triển dù cho sức khỏe của người mẹ vẫn tốt. Theo thống kê, có khoảng 50% các trường hợp sảy thai tự nhiên khởi phát do nhiễm sắc thể hoặc có sự bất thường nào đó khi phân chia tế bào.

Nguy cơ bị sảy thai tự nhiên cao hơn ở những mẹ bầu bị các vấn đề về sức khỏe sau:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn hệ miễn dịch.
  • Rối loạn đông máu.
  • Bệnh lý về tuyến giáp.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Tử cung không bình thường hoặc mắc chứng thiểu năng cổ tử cung.

Ngoài ra, cũng có một số tác động không mong muốn gây ảnh hưởng đến thai nhi khiến tim bé ngừng đập và gây sảy thai, cụ thể:

  • Chấn thương.
  • Mẹ hút thuốc lá hay ngửi khói thuốc thường xuyên.
  • Người mẹ dùng ma túy, chất kích thích và lạm dụng rượu bia.
  • Bà bầu bị Stress kéo dài.
  • Người mẹ tiếp xúc trực tiếp môi trường độc hại.

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim là hiện tượng ít gặp, chỉ xuất hiện ở một thời điểm nào đó chứ không xuất hiện liên tục trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời, lành tính, không gây nguy hiểm cho thai.

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim cũng có thể khiến chúng ta không nghe thấy tim thai

Nhịp đập tim thai thông thường rơi vào khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Nếu như chỉ số này cao hơn bình thường và đến khi bị rối loạn sẽ tăng, chậm hoặc ngừng đột ngột.

Yếu tố khách quan khác

Tình trạng không nghe thấy tim thai cũng có thể do một số yếu tố khách quan khác. Trong đó chủ yếu là việc thiết bị siêu âm tân tiến, ống nghe chất lượng kém.

Thiết bị siêu âm hiện đại, ống nghe chất lượng là yếu tố quan trọng giúp bạn nghe chính xác, rõ ràng nhịp đập tim thai. Tuy nhiên, việc chúng bị lỗi trong quá trình sử dụng đôi khi khiến bạn lầm tưởng không có tim thai hoặc là thai nhi đang gặp vấn đề. Đặc biệt ở những tuần thai 6 – 8, khi tim thai đập còn còn yếu ớt thì có thể thiết bị không đủ nhạy để nghe thấy.

Khám và siêu âm thai tại Bệnh viện Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là cơ sở y tế có dịch vụ thai sản chất lượng, nhận được sự tin tưởng và hài lòng của hàng nghìn mẹ bầu. Lựa chọn gói thai sản trọn gói tại đây, mẹ sẽ được chăm sóc chu đáo và tận tâm bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Trong đó có:

  • TND.TS.BS Nguyễn Huy Bạo – Nguyên Giám đốc BV Phụ Phụ sản Hà Nội.
  • TTƯT.BS Nguyễn Thị Bích Ngọc – Nguyên Trưởng khoa BV Thanh Nhàn.
  • BS CKII Nguyễn Tuấn Anh – Nguyên Trưởng khoa Sản Bệnh viện Xây Dựng, BS Trần Thị Lâm – từng là chuyên gia sản phụ khoa tại BV Bưu Điện…

Khách hàng khám và siêu âm thai tại BVĐK Phương Đông

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng sở hữu ekip bác sĩ gây mê chuyên nghiệp, đội ngũ nữ hộ sinh dày dặn kinh nghiệm. Sản phụ được chăm sóc tận tình 24/24 giúp quá trình trở dạ, vượt cạn trở nên nhẹ nhàng, an toàn hơn.

Để cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho tất cả khách hàng, Bệnh viện Phương Đông đã liên tục cập nhật nhiều trang thiết bị y tế hiện đại. Trong đó phải kể đến máy siêu âm 4D, máy chạy monitoring,… cho hình ảnh rõ nét. Bên cạnh đó, hệ thống phòng mổ của việc cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi, dụng cu y tế được khử trùng tuyệt đối, vô khuẩn giúp an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài ra, khi tham gia dịch vụ trọn gói thai sản tại Bệnh viện Phương Đông, mẹ bầu có thể được tùy ý chọn phòng riêng, phòng đơn, phòng Vip, phòng Tổng thống. Với tất cả những điều trên, việc mang thai và sinh nở của mẹ bầu giờ đây sẽ trở nên nhẹ nhàng như đi nghỉ dưỡng tại khách sạn 5*.

Những thông tin trên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chính là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc: “Chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai?”. Trong trường hợp không nghe thấy nhịp tim của em bé, chị em nên bình tĩnh và lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ. Bởi hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…