Chăm sóc bà bầu tháng thứ 8 – Cùng nhau đi qua giai đoạn quan trọng này

Thai nhi tháng thứ 8 phát triển như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8 của thai kỳ (từ tuần 29-32) có những biến đổi đáng kể so với giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Cụ thể:

Thai nhi tháng thứ 8 đã hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơ thể bà bầu tháng thứ 8 thay đổi như thế nào?

Khi thai nhi đạt 32 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc đi lại và làm việc hàng ngày vì những thay đổi sau đây:

Mẹ bầu bị đau lưng do sự thay đổi của nội tiết tố. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Bào thai phát triển lớn gây căng tức lồng ngực và làm cho sản phụ khó thở, đi lại vất vả. Vì vậy, chị em không nên hoạt động quá sức mà chỉ nên thư giãn bằng cách đi bộ để giảm stress.
  • Sự thay đổi của hormone tiết tố estrogen sẽ khiến cho các khớp, dây chằng giữa cột sống và xương chậu giãn ra. Điều này làm cho mẹ bầu bị đau lưng, đặc biệt khi ngồi hoặc nằm một tư thế quá lâu.
  • Thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút do tĩnh mạch bị giãn.
  • Lượng máu của phụ nữ mang thai tăng khoảng 40-50% để đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé. Điều này làm cho hoạt động của dạ dày không được tốt và gây ra tình trạng ợ nóng. Kinh nghiệm để chăm sóc bà bầu tháng thứ 8 là chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và sử dụng gối khi ngủ để giảm bớt khó chịu.
  • Luôn cảm thấy nóng nực, thậm chí phát ban do nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Tử cung giãn ra với đường kính trung bình khoảng 16 cm.
  • Ngực to ra do sự kích thích của hormone sinh sản.
  • Bàng quang bị rò rỉ khiến mẹ bầu bị buồn tiểu khi ho, cười hoặc hắt hơi.
  • Nướu răng mềm hơn do sự thay đổi của hormone, từ đó gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 8

Ngoài việc thường xuyên khám thai để kiểm soát những thay đổi về sức khỏe mẹ bầu và thể trạng thai nhi, chị em cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo sự chào đời của bé yêu.

Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu tháng thứ 8

Tháng thứ 8 là thời điểm thai nhi bắt đầu dự trữ chất béo ở dưới da và trong gan. Nếu chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những thực phẩm mà bà bầu tháng thứ 8 nên ăn và không nên ăn.

Thực phẩm bà bầu tháng thứ 8 nên ăn

Thai phụ nên uống sữa để giúp trẻ có hệ xương khỏe mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu canxi và sắt vì quá trình chuyển dạ sẽ cần một hàm lượng máu rất lớn. Hơn nữa, sắt và canxi là những khoáng chất quan trọng để giúp bé có hệ xương và răng chắc khỏe. Một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên bổ sung trong thực đơn chăm sóc bà bầu tháng thứ 8 là:

  • Hải sản: Ngoài hàm lượng khoáng chất dồi dào, các loại hải sản cũng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, omega 3, chất béo tốt,… Nhóm hải sản được chuyên gia khuyến nghị gồm: cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, ngao,…
  • Các chế phẩm từ sữa: Sữa và thực phẩm từ sữa cung cấp hàm lượng vitamin, sắt, kẽm và khoáng chất cần thiết để giúp bé phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng.
  • Thịt động vật có màu đỏ: Một số loại thịt cung cấp hàm lượng protein, sắt, kẽm cao như thịt bò, thịt heo nạc, thịt ngựa,… Bổ sung dinh dưỡng từ thịt đỏ giúp mẹ cải thiện sức khoẻ và phát triển trí não ở trẻ.
  • Rau xanh và trái cây: Chất xơ từ thực vật giúp kiểm soát hàm lượng glucose trong máu để ngăn ngừa tình trạng táo bón và tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, ăn nhiều rau xanh giúp mẹ dễ dàng lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ gồm: ngô, bơ, đậu đen, bông cải xanh, gạo lứt,…
  • Trái cây họ cam chanh: Loại trái cây này rất giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt cuối thai kỳ.

Thực phẩm bà bầu tháng thứ 8 không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, mẹ bầu cần tránh xa những loại thức ăn sau:

  • Thức uống có chất kích thích: Cà phê, bia, rượu, nước ngọt có gas là loại đồ uống mà bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng nên tránh xa, vì chúng ảnh hưởng không tốt đến tim mạch của bé và tăng nguy cơ táo bón. Thay vào đó, mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây.
  • Thực phẩm có nhiều dầu mỡ: Chăm sóc bà bầu tháng thứ 8 bằng cách chọn những thực phẩm ít dầu mỡ, nhẹ dạ để hạn chế vấn đề về tiêu hoá.
  • Cá chứa thuỷ ngân: Phụ nữ mang bầu không nên ăn cá kiếm, cá cờ vì chúng chứa hàm lượng methyl thủy ngân cao. Điều này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh của thai nhi.
  • Thực phẩm gây sảy thai: Một số loại rau gây nguy cơ sảy thai cao mà chị em nên ghi nhớ là: đu đủ xanh, rau ngót, mướp đắng, khoai tây mọc mầm,…

Bà bầu tháng thứ 8 không nên đi xa và ngồi nhiều

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu được khuyến khích đi du lịch để giảm stress vì lúc này sức khỏe đã ổn định hơn. Tuy nhiên, khi ở tháng thứ 8, thai nhi có thể chào đời bất cứ lúc nào, vì vậy bạn luôn phải sẵn sàng. Điều này giúp chị em tránh tình trạng em bé sinh trên đường đến bệnh viện hoặc chuyển dạ ở cơ sở y tế không đảm bảo vệ sinh.

Hơn nữa, một chuyến đi xa và phải ngồi lâu một chỗ khiến mẹ bầu khá vất vả và mệt mỏi do các dây thần kinh gây áp lực lên vùng lưng, bụng. Vì vậy, thai phụ tháng thứ 8 nên tích cực vận động nhẹ bằng cách đi bộ để mang lại sự thoải mái và giúp quá trình sinh nở thuận lợi.

Bà bầu tháng thứ 8 cần giữ tâm trạng thoải mái

Mẹ bầu nên duy trì tâm trạng thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mang thai, phụ nữ cần hạn chế căng thẳng, đặc biệt là ở tháng thứ 8, khi bé đã lớn để cảm nhận mọi thứ xung quanh. Đừng để những năng lượng tiêu cực của bản thân gây ảnh hưởng đến bé. Chính vì vậy, điều quan trọng để chăm sóc bà bầu tháng thứ 8 là luôn giữ cảm xúc vui vẻ, tích cực và hạnh phúc, để giúp bé khỏe mạnh chào đời.

Tư thế ngủ phù hợp cho bà bầu tháng thứ 8

Tư thế nằm khi ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng sang bên trái, chân phải co, chân trái duỗi.

Nằm ngủ đúng tư thế sẽ giúp chất dinh dưỡng dễ dàng vận chuyển tới nhau thai để nuôi bé phát triển. Ngoài ra, nằm nghiêng sang bên trái có tác dụng giảm áp tự từ phía chân và lưng dưới, qua đó giúp mẹ bầu thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.

Bà bầu tháng thứ 8 có nên quan hệ?

Phụ nữ mang bầu tháng thứ 8 hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường, vì thai nhi được bảo vệ an toàn trong màng bọc và màng tối. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng cũng nên kiềm chế và tránh để tinh dịch vào tử cung. Nguyên nhân là trong tinh dịch chứa nhiều chất prostaglandin dẫn đến tử cung co thắt và gây ra tình trạng sinh non.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế quan hệ tình dục. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần đi khám ngay

Dưới đây là những dấu hiệu bất thường khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 8. Nếu bạn gặp một trong những triệu chứng sau, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để nhận được sự giúp đỡ kịp thời:

  • Co thắt, đau tức vùng bụng: Những cơn đau bụng thường xảy ra thường xuyên với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng dữ dội, có thể đó là dấu hiệu của sinh non hoặc sảy thai.
  • Chảy máu âm đạo: Đây là một dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu nên chú ý. Khi phát hiện âm đạo bị chảy lượng máu lớn, bạn cần đi khám để điều trị kịp thời.
  • Rỉ ối: Rò rỉ nước ối ở tháng 8 thai kỳ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh, sảy thai, lưu thai,…
  • Giảm cân đột ngột: Nếu mẹ bầu giảm cân quá nhiều, có thể đáng kể, đây có thể là dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ. Lúc này, cần kiểm tra dung nạp glucose để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Trên đây là những kinh nghiệm chăm sóc bà bầu tháng thứ 8 và top 5 vấn đề quan trọng cần lưu ý. Hy vọng với thông tin Monkey vừa chia sẻ, chị em sẽ bảo vệ tốt sức khoẻ và thành công vượt cạn.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…