Thai nhi tuần 1: Một bước tiến đáng mừng

Chúc mừng bạn, bây giờ bạn đã chính thức mang thai. Sau 2 tuần phôi thai được hình thành, tuần này nghĩa là bạn đang trong giai đoạn khởi đầu của việc mang thai, và đã có một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau thành công. Nếu tình cờ đến mức bạn rụng hai trứng cùng lúc và cả hai cùng được thụ tinh thì bạn sẽ mang song sinh. Bạn sẽ không thể biết điều đó, tất cả mọi chuyện đều xảy ra ở sâu bên trong ống dẫn trứng của bạn, và chúng cực nhỏ để có thể nhận ra. Dù mang thai tuần đầu tiên, bạn vẫn còn phải mất vài tuần nữa mới cảm nhận được sự tác động của nội tiết tố mang thai lên cơ thể.

Sự phát triển của thai nhi tuần đầu

Quá trình hợp nhất giữa trứng và tinh trùng mất khoảng 24 giờ. Chỉ một tinh trùng đi được vào trong lõi trứng sau khi phải vượt qua nhiều cuộc đua tranh trước đó. Tại thời điểm đã tiếp nhận tinh trùng, trứng sẽ hình thành một lớp tường bảo vệ bên ngoài để ngăn những sự tấn công khác. Cuối cùng thì các tinh trùng còn lại cũng phải bỏ cuộc. Nếu một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng duy nhất và sau đó bị chia tách, sẽ hình thành cặp song sinh giống hệt nhau ngay từ thời điểm khởi đầu này.

Bây giờ trứng mới thụ tinh chính thức được gọi là hợp tử và được chia thành nhiều tế bào hơn, lúc bắt đầu chỉ có 2 tế bào thì cho đến ngày thứ 3 sẽ nhân lên thành 12. Trong giai đoạn này, hợp tử vẫn còn trong ống dẫn trứng và đang tìm đường đi xuống tử cung rồi ở lại đó để chuẩn bị cho hành trình dài 37 tuần hoặc hơn. Một số lông mao nằm trong đường ống dẫn trứng sẽ tạo thành làn sóng để ngăn cản việc hợp tử đứng yên tại nơi không dành cho nó. Mất khoảng 60 tiếng để hợp tử được đẩy xuống tử cung, giai đoạn này nó có tới 60 tế bào rồi, tất cả đều được phân chia nhiệm vụ và chức năng riêng biệt. Các tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai còn ở bên trong sẽ hình thành thai nhi.

Thai nhi tuần 1: Hình thành phôi thai

Khoảng một tuần sau khi thụ tinh trong ống dẫn trứng, trứng làm tổ ở thành tử cung. Bây giờ thì có khoảng 100 tế bào liên kết với nhau và được gọi là phôi thai. Ở thời điểm này, nội tiết tố mang thai ở người Chorionic Gonadotrophin (hCG) được sản xuất và chất này có thể đo được bằng các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Nếu thành tử cung không nhận được các tín hiệu để sản xuất hCG, nó không còn cần thiết và sẽ bị đẩy ra ngoài trong kỳ kinh tiếp theo.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi “cực đoan” bởi vì cứ muốn thời gian trôi nhanh hơn để biết chắc mình đã thụ thai thành công. Hãy điềm tĩnh lại, nếu đúng bạn có thai thì đây là thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đừng quá vội vã.

Những thay đổi của thai nhi tuần 1

Cho đến giờ thì trông thai nhi tuần 1 của bạn chỉ bằng đầu pin. Nó vẫn chỉ là một cụm tế bào, nhưng nó sẽ nhân lên và phân chia nhanh chóng trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Có thai 1 tuần quan hệ có sao không?

Khi phụ nữ có thai trong mấy tháng đầu, nhiều trường hợp lại có ham muốn “chuyện ấy” cao hơn bình thường. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do sự thay đổi nội tiết ở bên trong cơ thể phụ nữ. Vậy quan hệ trong thời gian này có vấn đề gì không?

Nếu sức khỏe của bạn tốt, thai nhi không có vấn đề gì thì ngay cả khi mang thai mới 1 tuần tuổi, hay trong suốt thai kỳ cũng không có vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, theo Healthline, khi mẹ đạt cực khoái, thai nhi sẽ được hưởng lợi từ các hormone làm dịu và tăng lưu lượng máu tim mạch, giúp thai nhi cảm thấy thư giãn như đang được ru ngủ.

Tuy nhiên, trong khoảng 10 tuần đầu của thai kỳ, bố mẹ nên hạn chế quan hệ hoặc quan hệ nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Việc phát triển túi ối, dịch ối và lớp cơ đệm tử cung sẽ bảo vệ em bé khỏi những nguy cơ xấu có thể xảy ra. Vì vậy, mẹ không nên lo lắng khi bố mẹ làm “chuyện ấy” sẽ gây hại cho con.

Khi nào bà bầu nên kiêng quan hệ khi mang thai

Trong một số trường hợp, bố mẹ cần kiêng quan hệ khi mang thai, cụ thể:

  • Có sự mất máu hoặc các vấn đề về tử cung.
  • Có các triệu chứng sự đe dọa sẩy thai.
  • Có các vấn đề y tế khác như nhiễm trùng, viêm nhiễm…
  • Bác sĩ khuyên kiêng quan hệ.

Bài viết này đã chia sẻ đến các mẹ những thông tin cần thiết về thai nhi 1 tuần tuổi. Thực tế thai nhi tuần đầu vẫn chưa có nhiều sự thay đổi rõ ràng về hình dạng và kích thước. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xảy ra với thai nhi các tuần tiếp theo và bảng cân nặng thai nhi.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…