Vì Sao Bà Bầu Thường Bị Đau Nhức Toàn Thân?

Đau nhức toàn thân, đặc biệt là đau lưng khi mang thai là tình trạng phổ biến ở bà bầu. Mặc dù là biến đổi sinh lý bình thường, nhưng những cơn đau nhức thường làm xáo trộn sinh hoạt và giấc ngủ của thai phụ. Nhiều bà bầu đã phải chịu đựng những cơn đau kéo dài, dai dẳng mà không điều trị vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

trị đau lưng bà bầu cùng với phòng khám maple healthcare

Vậy đâu là nguyên nhân gây đau nhức toàn thân ở bà bầu? Và cách khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân một cách an toàn?

Tình trạng đau nhức khi mang thai

Theo thống kê của các chuyên gia sản phụ khoa, có đến 80% bà bầu gặp tình trạng đau nhức ở vùng lưng, bụng, vùng háng, và đùi, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Những triệu chứng đau nhức này bao gồm:

  • Đau nhói bụng dưới mỗi khi vận động hoặc thai nhi cử động mạnh
  • Đau bụng với cơn đau vừa phải, thoáng qua hoặc hơi âm ỉ giống như đau bụng kinh.
  • Đau nhức ở các khớp xương, đặc biệt là vùng hông, xương chậu
  • Đau nhức vùng lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng, vùng khớp nối giữa xương cùng và xương chậu vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Cơn đau nặng hơn về đêm khiến bà bầu khó ngủ.

Nguyên nhân đau nhức toàn thân khi mang thai

Nhức mỏi do áp lực và cử động từ thai nhi

Vào cuối tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ, tử cung mở rộng để thai nhi phát triển. Thai nhi càng lớn hơn, chúng có thể gây áp lực vào xương sườn từ đó gây đau nhức cơ.

Đặc biệt trong giai đoạn “thai máy” các mẹ có thể cảm nhận được sự cử động mạnh từ thai nhi, đây là biểu hiện thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên tần suất đạp của thai nhi càng cao sẽ khiến bà bầu bị đau nhức, nhất là ở các vùng nhạy cảm như khu vực bàng quang.

Co bóp sa dạ con khi mang thai

Khi thai nhi phát triển lớn dần lên, dây chằng tử cung bị kéo dãn và căng ra khiến cho các cơn co thắt sa dạ con xuất hiện. Các cơn co thắt này có thể kéo dài từ 10 – 20 giây và thường thoáng qua, không gây đau đớn kéo dài. Bà bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn để cảm thấy thoải mái hơn.

Tuy nhiên, nếu các cơn đau xảy ra thường xuyên, kèm theo các biểu hiện ra máu, đau bụng kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu cần chú ý và đến ngay bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Đau bụng dưới

Bình thường, các cơn đau bụng dưới có thể xuất hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ do căng cơ và dây chằng. Hiện tượng này được giải thích là do bào thai đã phát triển được một thời gian khiến cho cơ và dây chằng quanh tử cung bị giãn ra gây đau bụng.

Các mẹ bầu có thể nghỉ ngơi, di chuyển nhẹ nhàng và chườm nước nóng để giảm cơn đau. Nhưng nếu cơn đau liên tục tái phát, cần đến ngay bác sĩ.

Đau lưng

Có khoảng 50% sản phụ có triệu chứng đau lưng trong suốt quá trình thai kỳ. Nguyên nhân là do cơ lưng căng ra, cơ bụng yếu đi và sự xuất hiện của hormone thai kỳ. Biểu hiện có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh.

Chứng đau lưng xảy ra ở phụ nữ mang thai

Đau lưng có thể gây khó chịu và nặng nề hơn cho mẹ bầu, vì vậy cần thường xuyên xoa bóp, masage và chú ý các tư thế ngồi, khi di chuyển. Đau lưng khi mang thai còn có thể bắt nguồn từ nguyên do liên quan đến đĩa đệm hoặc yếu tố khác. Vì vậy, trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm kiểm tra thể chất để đánh giá tình trạng đau lưng.

Đau các khớp xương

Đau xương khớp ở phụ nữ mang thai

Đau các khớp khi mang thai thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần lớn là do sự thay đổi hormone của cơ thể làm ảnh hưởng đến xương khớp và xuất hiện các cơn đau. Ngoài ra, việc bà bầu duy trì các tư thế sai trong sinh hoạt cũng có thể gây đau nhức xương khớp.

Đau khớp ở bà bầu thường kéo dài dai dẳng, trong đó thời điểm hay gặp nhất là cuối thai kỳ. Bà bầu có thể chườm nóng, xoa bóp và nghỉ ngơi nhiều để cải thiện tình trạng đau nhức. Nhưng nếu đã cố gắng nhưng không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Những triệu chứng đau nhức phổ biến ở bà bầu

Những triệu chứng đau nhức phổ biến ở bà bầu

Ngoài ra, một số triệu chứng đau nhức phổ biến thường gặp ở mẹ bầu bao gồm:

  • Chuột rút, thường gây đau ở bắp chân hay mặt sau của đùi. Nguyên do đằng sau cơn chuột rút đột ngột có thể là do tuần hoàn máu xuống chân không tốt.
  • Đau thần kinh tọa do quá trình tiết ra hormone relaxin gây giãn dây chằng và dây thần kinh tọa bị chèn ép, thường đau nhức lan xuống mông và mặt sau chân.
  • Đau xương sườn thường xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ do thai nhi phát triển ngày càng lớn và tác động lên xương sườn khi cử động.
  • Đau ở cổ tay, khớp ngón tay cùng với cảm giác tê ngón tay hay ngứa ran là những triệu chứng phổ biến của hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba và thậm chí còn tiếp diễn sau khi sinh.

Khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân như thế nào?

Bài tập giúp giảm đau lưng khi mang thai

Để khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân khi mang thai, bà bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như sau:

  • Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ, cố gắng nằm nghiêng về một bên và dùng 1 đến 2 chiếc gối để kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng để hỗ trợ tốt nhất cho tư thế ngủ, tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội…giúp cơ thể bà bầu thư giãn, giảm bớt tình trạng đau nhức và mệt mỏi.
  • Ăn thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa để bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe.
  • Sử dụng các liệu pháp massage, ngâm chân thảo dược, và túi chườm nóng để giảm đau mỏi.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống an toàn và hiệu quả cho bà bầu

Chiropractic giảm đau lưng khi mang thai

Trong trường hợp đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt, bà bầu nên tìm đến các phòng khám cơ xương khớp để khám và áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống để khắc phục tình trạng đau nhức. Đây là phương pháp nhẹ nhàng, không sử dụng thuốc được các chuyên gia trên thế giới đánh giá an toàn và hiệu quả cho thai phụ.

Theo bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Phòng khám Maple Healthcare, với phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống: các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng tay tác động lực lượng lên hệ thần kinh cột sống của thai phụ, giúp nới lỏng và thư giãn các mô cơ, điều chỉnh cột sống trở về trạng thái cân bằng, giải phóng các áp lực lên hệ thần kinh cột sống. Khi đó, cơn đau sẽ tự nhiên biến mất, cho các mẹ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày và sẵn sàng cho một kỳ “nằm ổ” hoàn toàn khỏe mạnh về cả tinh thần và sức khỏe.

Hiện nay, tại TPHCM, phòng khám Maple Healthcare với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý cơ xương khớp cùng quy trình chuẩn Quốc tế, là địa chỉ uy tín hàng đầu áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cho thai phụ.

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng Liên hệ:

  • Fanpage: Maple Healthcare – Chiropractic & Wellness Center
  • Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
  • Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
  • Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Bài viết liên quan:

  • Chữa Đau Lưng Bà Bầu Bằng Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống
  • Trị đau lưng bà bầu như thế nào hiệu quả?
  • Điều Trị Nắn Chỉnh Thần Kinh Cột Sống

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý và các tư thế an toàn

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Những điều cần lưu ý và tư thế an toàn

Quan hệ tình dục khi mang thai là một chủ đề mà nhiều phụ nữ quan tâm, đặc biệt là khi phải đối mặt với các triệu…

07 Thời Điểm Vàng Trong Thai Kỳ Để Con Phát Triển Tốt Nhất

Con của bạn đang phát triển từng ngày. Nhưng bạn có biết rằng có những thời điểm trong thai kỳ vô cùng quan trọng, giúp con phát…

Sự phát triển của thai nhi tuần 29: Những dấu hiệu và triệu chứng

Video sự phát triển của thai 29 tuần Mỗi tuần trong quá trình mang thai đều là một chặng đường đáng trân trọng và kỳ diệu. Tuần…

Thai nhi tuần 13: Tất cả những gì bạn cần biết

Hãy đón đọc bài viết này để khám phá những điều thú vị về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13. Dù còn nhỏ bé,…

Giải đáp hiện tượng mẹ bầu mang thai 8 tuần không nghén

Ở giai đoạn 8 tuần mang thai, các biểu hiện bên ngoài của mẹ bầu vẫn chưa thể hiện rõ ràng. Thường thì mẹ bầu chỉ có…

Sự hình thành của thai nhi và những dấu hiệu nhận biết khi mang thai

Video sự hình thành của bào thai Ấn tượng đầu tiên của thời kỳ phát triển thai nhiCó thể bạn quan tâm Nạo phá thai 1 tháng…