Sắp sinh con so: Các dấu hiệu dễ nhận biết cho mẹ bầu

Con so, cách gọi đáng yêu dành cho người con sinh đầu lòng, còn đứa con sinh sau con đầu lòng được gọi là con rạ. Khi mang thai con so, mẹ bầu thường có những đặc điểm khác biệt như:

  • Bầu con so cân nặng tăng nhanh hơn so với thời điểm mang bầu con rạ.
  • Sinh sớm hơn ngày dự sinh, sớm hơn con rạ.
  • Quá trình sinh khó hơn sinh con rạ.
  • Thời gian chuyển dạ lâu hơn, trung bình từ 16-24 giờ trong khi sinh con rạ chỉ từ 8-12 giờ. Điều này cũng giải đáp cho câu hỏi liệu sinh con rạ có nhanh hơn con so không?

Mang thai con so bao nhiêu tuần thì sinh?
Thai kỳ được coi là đủ tháng khi đạt từ 38-40 tuần mới sinh dù là con so hay con rạ. Tuy nhiên, có những trường hợp sinh sớm ở tuần 36 hoặc muộn nhất ở tuần 42. Ngoài những trường hợp sinh con đúng ngày, con so thường sinh sớm hơn ngày dự sinh mà bác sĩ thông báo khoảng 1 tuần đến 10 ngày so với con rạ.

Dấu hiệu sắp sinh con so

Để chuẩn bị tinh thần tốt nhất và đảm bảo có người thân bên cạnh khi bạn vào viện, hãy nắm được những hiện tượng sắp sinh con so điển hình như bung nhớt hồng, cơn gò tử cung, chảy nước ối, sự biến đổi của dịch âm đạo,… mẹ hãy đọc kỹ và ghi nhớ nhé.

Âm đạo xuất hiện dịch nhầy màu hồng

Ra dịch màu hồng (hay máu báo thai) là một trong những dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu dễ dàng nhận thấy nhất. Ra máu báo chính là cổ tử cung tiết ra chất nhầy, chất nhầy này trong thai kỳ có nhiệm vụ bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung, tránh các vi khuẩn ở âm đạo hoặc tác động từ môi trường bên ngoài. Khi chất nhầy này tiết ra là lúc thai nhi chuẩn bị ra ngoài và không cần bảo vệ nữa.

Chất này thường có màu trong suốt hoặc trắng đục, cũng có thể lẫn chút máu tươi hoặc ngả nâu, có thể đặc sệt hoặc dính. Chất nhầy này xuất hiện trước khi mẹ có các cơn co thắt dạ con, và thoát ra ngoài theo đường âm đạo. Đây là dấu hiệu sinh con đầu điển hình mà mẹ bầu nào cũng gặp.

Có cơn gò tử cung

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường bị tức bụng mỗi khi cử động hay di chuyển, đó chính là những cơn gò tử cung. Cơn gò lúc này thường mơ hồ, xuất hiện và chỉ trong thời gian ngắn. Cơn gò có thể tự biến mất hoặc giảm đi khi uống nhiều nước hoặc nghỉ ngơi, cũng không gây đau đớn quá.

Tuy nhiên, đến tuần 38, 39, 40, các cơn gò này sẽ tăng dần cả về tần suất và cường độ. Cơn đau sẽ cách nhau 5-7 phút, đây chính là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so. Mẹ bầu sinh con lần đầu thường đau nhiều hơn khi có các cơn gò tử cung. Nguyên nhân là do tầng sinh môn và cổ tử cung của người mẹ còn rất vững chắc, cần có các cơn gò mạnh và kéo dài để mở tử cung và đẩy thai ra ngoài.

Rỉ nước ối – Dấu hiệu sắp sinh con so mẹ bầu nên biết

Đây là dấu hiệu đau đẻ rõ ràng nhất báo hiệu mẹ sắp sinh. Lúc này, một lượng nước ối nhất định trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Khi vỡ ối, các cơn gò tử cung cũng xuất hiện nhiều và dữ dội hơn. Rất ít trẻ chào đời ngay khi vỡ ối, thường phải mất vài giờ mới sinh thực sự.

Có khoảng 10% các trường hợp sinh túi ối vỡ trước khi có cơn đau, còn lại xảy ra sau cơn đau dồn dập. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ bầu lên bàn sinh nhưng túi ối chưa vỡ, và rất hiếm khi em bé chào đời vẫn còn nguyên trong túi ối (tỉ lệ 1/80.000 ca sinh).

Dấu hiệu sắp sinh con so trong 24 giờ gồm rò rỉ, vỡ nước ối, đau lưng dưới âm ỉ, các cơn gò tử cung liên tục (đến 95% mẹ bầu gặp), ra máu báo thai, bụng tụt xuống thấp.

Một số thay đổi khi thăm khám âm đạo

Vào tháng cuối cùng của thai kỳ, bác sĩ sản khoa sẽ thăm khám âm đạo của thai phụ. Khi thấy mẹ bầu đã có đủ các dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn chuẩn bị sinh và thời điểm thích hợp để rặn sinh. Các thay đổi đó là:

  • Cổ tử cung thay đổi, mở thêm 1cm sau mỗi tiếng, tuy nhiên mỗi mẹ có thể khác với thời gian này. Khi cổ tử cung mở được 10cm, đó chính là lúc mẹ sẵn sàng để sinh con.
  • Đầu ối thai nhi đã được thành lập.
  • Ngôi thai có sự tiến triển sau mỗi cơn gò tử cung.

Thời gian chuyển dạ sinh con so

Bên cạnh các dấu hiệu, bố mẹ cần quan tâm đến thời gian chuyển dạ với lần sinh đầu này để mẹ chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho quá trình sinh.

Thời gian chuyển dạ sinh con lần đầu tùy thuộc vào cơ địa, lực co bóp, kích thước khung chậu, ống sinh dục và kích cỡ đầu thai nhi. Mẹ bầu sinh con so cổ tử cung sẽ mở chậm hơn và tầng sinh môn còn vững chắc hơn so với người sinh con dạ, do đó thời gian kéo dài trung bình từ 16-24 tiếng. Tâm lý lo lắng, hồi hộp hay lúng túng với lần sinh đầu tiên cũng khiến sản phụ thở và rặn theo cách sai, kéo dài thời gian chuyển dạ.

Sinh con so bố mẹ cần chuẩn bị gì?

Lần đầu sinh con có thể khiến bố mẹ hồi hộp, mong ngóng từng ngày để chào đón bé yêu. Tuy nhiên, vì lần đầu nên bố mẹ có thể chưa biết nên mang gì. Hãy xem danh sách những đồ mà bố mẹ cần chuẩn bị dưới đây:

  • Giấy tờ cần thiết: Căn cước công dân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm quốc tế (nếu có), hồ sơ khám thai như kết quả khám, siêu âm, xét nghiệm,…
  • Trang phục cho mẹ: Quần áo bệnh viện sẽ cung cấp, nhưng mẹ nên mang theo 1-2 bộ đồ để phòng đồ bẩn chưa kịp giặt hoặc mặc khi cần. Nên chọn loại mỏng nhẹ, rộng rãi và có nút để thuận tiện cho việc con ti. Tất tay, tất chân 1-2 đôi để đề phòng hạ thân nhiệt, quần lót giấy khoảng 20 cái và 1 cái mũ trùm.
  • Đồ dùng vệ sinh cá nhân: Băng vệ sinh sau sinh, khăn tắm, áo choàng, khăn giữ ấm (nếu sinh vào mùa lạnh).
  • Đồ sơ sinh cho bé:
    • Mũ đội đầu: 2-3 cái
    • Tất tay, tất chân: 5-7 bộ
    • Áo ngắn tay: 7-8 cái
    • Áo dài tay: 3 cái
    • Quần size 1 & 2: 7 cái
    • Quần dài: 3 cái
    • Khăn quấn bé: 6-8 cái
    • Khăn tắm: 4-6 cái
    • Khăn sữa (loại nhỏ): 15-20 cái
    • Khăn ướt: 2 gói
    • Băng rốn: 4-5 cái
    • Rơ lưỡi: 5-7 cái
    • Bông y tế: 1 gói nhỏ
    • Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10ml dùng để lau mắt mũi cho con vào buổi sáng.
    • Máy hút sữa (nếu cần)
    • Quần đóng bỉm (bino): 1 túi
    • Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 30 cái
    • Tấm chống thấm nước: 10 cái
    • Gối bông mềm cho trẻ sơ sinh: 1 cái
    • Chăn mềm nhỏ: 1 cái.

Với bố, chuẩn bị tiền mặt cũng là cần thiết, có tiền lẻ để gửi xe và mua nước, điện thoại, sạc điện thoại, máy ảnh, điện thoại, đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, dép lê, gối để nghỉ ngơi.

Để giúp mẹ bầu không phải lo lắng về việc chuẩn bị đồ dùng và có tâm lý thoải mái nhất cho quá trình sinh, bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã xây dựng các gói thai sản trọn gói. Khi sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói tại Phương Đông, mẹ chỉ cần mang theo CCCD/CMT và thẻ bảo hiểm.

Hồ sơ khám thai đã được lưu trữ trên hệ thống của bệnh viện nên mẹ không cần mang theo. Đồ dùng cho mẹ và bé đã được chuẩn bị sẵn sàng, bố mẹ không cần mang nặng. Trong suốt thai kỳ, mẹ sẽ được các bác sĩ khoa sản thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng, cung cấp siêu âm và các xét nghiệm cần thiết. Sau sinh, con sẽ được tiêm vitamin K, kiểm tra với bác sĩ nhi khoa trong 30 ngày sau sinh, tắm và massage hàng ngày, nhận bộ quà tặng gồm đồ sơ sinh. Mẹ sẽ được khám sau sinh với bác sĩ sản khoa trong vòng 30 ngày sau sinh, lưu viện 24 giờ (sinh thường) hoặc 72 giờ (sinh mổ). Mẹ sẽ được phục vụ 4 bữa ăn mỗi ngày, còn con sẽ được uống sữa theo nhu cầu.

Đó là những dấu hiệu sắp sinh con so dễ nhận biết cho mẹ bầu. Hãy ghi nhớ và chuẩn bị sẵn sàng. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi về dịch vụ thai sản, hãy liên hệ số Hotline 1900 1806 để được tư vấn sớm nhất.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…