Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu để mang thai khoa học nhất

Đối với các bà bầu lần đầu, việc chăm sóc trong giai đoạn đầu rất quan trọng. Chính vì thế, hãy cùng tìm hiểu về những kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu để có thêm thông tin hữu ích khi bạn mới làm mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về các mốc quan trọng trong việc khám thai, các dấu hiệu nguy hiểm và những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần biết

Các mốc khám thai trong 3 tháng đầu là thời gian quan trọng mà bạn cần lưu ý. Thường thì những bà bầu lần đầu không biết rõ về các mốc khám thai cần thiết. Có một số trường hợp đã bỏ qua các mốc quan trọng mà không hề hay biết. Vậy, mốc khám thai nào mà bạn nên đặc biệt quan tâm?

  • 6 – 8 tuần: Đây là mốc siêu âm lần đầu tiên của bà bầu. Nếu bạn phát hiện mình có thai và đã thăm khám trước đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn quay lại khám trong thời gian này. Siêu âm ở tuần thai 6-8 sẽ giúp xác định tim thai xuất hiện hay chưa, tình trạng phát triển ban đầu của thai nhi.

  • 12 tuần: Đây là mốc khám thai quan trọng mà các bà bầu cần lưu ý, đặc biệt là với những người lớn tuổi hoặc có tiền sử dị tật, bệnh di truyền. 12 – 14 tuần là thời điểm chính xác nhất để thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm xác định nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi.

Ngoài ra, thời điểm 12 tuần cũng là lúc bạn sẽ thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc dị tật Double test, nhằm phát hiện sự bất thường trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của thai nhi. Thông qua xét nghiệm Double test, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh bất thường nhiễm sắc thể tam bội như Hội chứng Down, Edwards và Patau.

Cách dưỡng thai những tuần đầu

Dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu nên đi khám bác sĩ

Ba tháng đầu là thời điểm thai nhi còn rất yếu, và có một số nguy cơ có thể gây sảy thai mà bạn cần lưu ý. Khi bạn nhận thấy có dấu hiệu nguy hiểm, hãy đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Các dấu hiệu dọa sảy thai trong 3 tháng đầu bao gồm:

  • Ra máu âm đạo, máu màu đỏ hoặc đen. Ra máu cục hoặc máu lẫn dịch nhầy.
  • Đau lưng.
  • Đau co thắt bụng dưới.
  • Đau co thắt bụng kèm chuột rút.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn kèm sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hoặc thấy đau thắt bụng kèm ra mồ hôi hột, đau kéo dài hơn 30 phút thì nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được hỗ trợ xử lý.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, uống gì

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng đầu là rất quan trọng. Bởi vì đây là thời gian bà bầu mới bước vào thai kỳ, nên chưa thể ăn cho hai người. Hơn nữa, tình trạng ốm nghén trong giai đoạn này cũng khiến bà bầu khó ăn được nhiều thực phẩm. Vì vậy, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt nhất.

  • Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?
    • Thai nghén khiến bạn có cảm giác sợ đối với một số món ăn. Bạn không nhất thiết phải ăn những món khiến bạn cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Nhưng bạn nhất định phải ăn các thực phẩm đủ dinh dưỡng như:
      • Thực phẩm giàu protein: thịt, cá, tôm, cua, hải sản.
      • Thực phẩm giàu axit folic: bí đao, hạt họ đậu, súp lơ.
      • Các loại thực phẩm giàu sắt: thịt bò, thịt gia cầm, trứng gà, rau lá xanh, ngũ cốc, trái cây tươi như nho, chuối, cam, đu đủ chín.
      • Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: phô mai, sữa, các loại hạt, cá, tôm, cua.

Ngoài ra, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E. Thực phẩm chứa nhiều kẽm và các khoáng chất cần thiết cho giai đoạn phát triển đầu tiên của thai nhi.

  • Uống gì khi mang thai 3 tháng đầu?
    • Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể của bạn chưa thể thích nghi ngay với yêu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé. Vì vậy, ngoài việc ăn đủ chất, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và em bé qua đường uống.
    • Uống các loại thuốc bổ, vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể uống các loại thuốc chứa sắt, canxi, vitamin D, DHA, vitamin tổng hợp…
    • Bản thân bạn cũng nên tự bổ sung dinh dưỡng bằng cách uống nhiều sữa tươi và các loại nước ép. Lưu ý nên uống sữa ấm để hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Với nước ép, bạn nên chọn các loại rau củ tươi ngon, uống nguyên chất không đường và hạn chế uống lạnh.

Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì, kiêng uống gì?

Trong giai đoạn thai kỳ, bạn cần lưu ý các thực phẩm cần tránh:

  • Với rau củ, bạn nên kiêng: rau sam, ngải cứu, rau răm, rau ngót, khoai tây mầm, rau chùm ngây, quả mướp đắng.
  • Với trái cây, bạn không nên ăn: đu đủ xanh, dứa, nhãn, vải, quả đào, mãng cầu, táo mèo. Hạn chế ăn các loại quả khác như dưa hấu lạnh, vú sữa.
  • Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu… Vì chúng là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng dễ làm cơ thể mẹ và thai nhi bị nhiễm độc.
  • Các loại thực phẩm muối như măng chua, dưa muối, hành kiệu ngâm chứa acid cũng không tốt cho mẹ và em bé.
  • Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thường mất hàm lượng vitamin nhiều.
  • Các loại đồ ăn chưa được nấu kỹ, đồ tái, gỏi sống.
  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị.

Tránh uống các đồ uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, bia. Nên tránh nước ngọt, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga. Hạn chế uống đồ lạnh. Trong mùa hè, nên hạn chế uống nước ép trái cây đá lạnh hoặc uống nước mía nếu lượng đá lạnh hơi nhiều.

Việc kiêng khem trong ăn uống khi mang thai trong 3 tháng đầu có thể khá vất vả, nhưng nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ. Đặc biệt, nó giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh từ trong bụng mẹ.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu

Ngoài ăn uống, bạn cũng cần lưu ý về một số điều kiêng kỵ để bảo vệ thai nhi.

  • Tránh mang vác nặng và vươn cao tay. Hạn chế di chuyển cầu thang nhiều lần.
  • Tránh căng thẳng, tức giận và stress.
  • Không nhuộm tóc, sơn móng tay.
  • Không mang giày cao gót. Nên chọn giày dép thấp, bám chắc để tránh trơn trượt.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không ngồi hoặc nằm ở một tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu.

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi, gây ra các vấn đề về da như sạm da, nám da, khô nẻ, rạn da… Từ giai đoạn đầu khi còn rất nhỏ, bạn nên chú ý chăm sóc da mỗi tối để đề phòng nám da. Thời gian này cũng là lúc bạn có thể thư giãn và thả lỏng giữa những căng thẳng trong thai kỳ.

Bài tập tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai

Trong 3 tháng đầu, bé con còn rất nhỏ, vì vậy bạn không cần áp dụng nhiều bài tập. Các bài tập nhẹ, động tác yoga cơ bản là lựa chọn tốt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài tập và quy tắc tập thể dục tốt cho bà bầu.

Phương pháp thai giáo hiệu quả cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, bé con còn rất nhỏ, vì vậy không cần áp dụng quá nhiều biện pháp thai giáo. Bạn chỉ cần ổn định tâm lý, luôn lạc quan và vui vẻ. Bạn cũng có thể chọn một số bài nhạc hay kích thích sự phát triển trí não để bé nghe hàng ngày. Mua thêm một số cuốn sách cho bé nghe. Chọn một khung giờ cố định và trò chuyện cùng bé cũng là biện pháp thai giáo rất hữu ích.

Kết luận

Trong quá trình mang thai, việc chăm sóc bà bầu là vô cùng quan trọng. Rất nhiều mẹ bầu đã tin tưởng và lựa chọn Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ chăm sóc thai sản tin cậy nhất. Với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại, Bệnh viện Hồng Ngọc cam kết mang đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo, đồng hành cùng các mẹ bầu trong quá trình chăm sóc. Đừng ngần ngại đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói từ Bệnh viện Hồng Ngọc để có một thai kỳ khỏe mạnh!

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…