Hé lộ: Vì sao mẹ bầu nên siêu âm thai 34-35 tuần tuổi

Video thai 34 tuan phat trien nhu the nao

Ở tuần 34 – 35 thai kỳ, khi chỉ còn một vài tuần nữa là thai nhi chính thức đủ ngày tháng để chào đời. Em bé trong bụng mẹ vẫn đang không ngừng hoàn thiện tất cả các chức năng. Bởi vậy, mẹ bầu cũng nên thăm khám và siêu âm thai kỳ thường xuyên trong giai đoạn này. Hãy cùng tìm hiểu những thay đổi của thai nhi và của mẹ bầu trong giai đoạn này như thế nào?

1. Sự phát triển của thai nhi:

Vào tuần thứ 34 – 35 của thai kỳ, bé đã dài hơn 46-48cm và cân nặng khoảng 2,7kg. Tử cung giờ cũng không có nhiều chỗ để bé cử động. Bé cũng đang “rụng” dần đi phần lớp lông tơ bao phủ cơ thể cũng như lớp sáp bap phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác và cho kết quả một hỗn hợp màu đen. Đó chính là phân su – thành phẩm của lần đầu tiên của bé sau khi chào đời. Vào khoảng tuần 34- 35 này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Trong giai đoạn này của thai kỳ, bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể ngị thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” để đỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ.

siêu âm thai

2. Mẹ bầu thay đổi như nào khi bước vào tuần 34 – 35 của thai kỳ:

– Lịch khám thai:

Giai đoạn thai tuần thứ 34-35, mẹ bầu cần thiết khám thai 1 tuần/ lần cũng như siêu âm thai 34,35 tuần tuổi. Việc thăm khám này để theo dõi sát sao các chỉ số của thai nhi và những diễn biến bất thường có thể gặp phải vì bạn đang rất gần kề thời điểm chuyển dạ. Đây cũng chính là thời điểm, chị em cần tiến hành làm dự kiến sinh theo của bệnh viện mình đã lựa chọn.

– Mất ngủ:

Với chiếc bụng bầu to dần, mẹ bầu khó lòng tìm cho mình một tư thế nằm ngủ thật sự thoải mái. Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, các mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái, có thể kê thêm gối để đỡ bụng bầu và lưng sẽ thấy dễ chịu hơn.

mẹ bầu siêu âm thai

– Đau bụng dưới:

Mẹ bầu có thể thấy xuất hiện nhiều dần đều những cơn đau bụng dưới gần vùng xương mu hơn bình thường. Nguyên nhân chính là do khung xương chậu của bạn đã bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho thời điểm em bé chào đời.

– Thay đổi tâm lý:

Vào những ngày gần sinh nở, các mẹ sẽ có những tâm lý rất háo hức mà cũng vừa lo lắng không biết cuộc sống của mình có an toàn hay không. Mẹ bầu hãy lạc quan và tin tưởng rằng, mọi khó khăn và những nỗ lực của hai mẹ con bạn trong thời gian qua sẽ được đền đáp xứng đáng.

– Phù nề và răng miệng:

Các vết tím bầm, vết đỏ hoặc tình trạng phù nề cũng có thể xuất hiện khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 35. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên massage thường xuyên hơn và vận động nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, do tác động của các hormone thai kỳ, một số vi khuẩn đường miệng sẽ tích cực hoạt động gây nên hôi miệng và sâu răng. Viêm lợi có thể dẫn đến tình trạng sinh non, vì vậy mẹ bầu cũng nên chú ý chăm sóc răng miệng trong thời điểm này. Cần đánh răng ít nhất hai lần một ngày, xỉa răng bằng chỉ nha khoa và khám răng thường xuyên là rất quan trọng.

– Đi tiểu nhiều lần trong ngày:

Giai đoạn cuối thai kỳ này, mẹ bầu sẽ cảm thấy phiền phức khi liên tục đi tiểu dù là ban ngày hay ban đêm. Nguyên nhân chính là do tử cung đã bị giãn nở gần như tối đa và gây áp lực lên bàng quang. Điều này làm cho các chị em thường xuyên muốn đi tiểu. Đây là hiện tượng bình thường của mẹ bầu nhưng đối với ban đêm, việc này có thể khiến bạn bị mất ngủ nên trước khi ngủ mẹ bầu nên hạn chế uống nước.

– Dễ thở:

Giai đoạn này, bạn sẽ không còn cảm giác khó thở, hụt hơi như trước vì với sự phát triển của thai nhi tuần 34 -35 này bé con đã quay đầu xuống dưới. Điều đó đồng nghĩa với việc phổi và cơ hoành dịch dần về vị trí cũ. Tuy nhiên, những cơn đau đầu, chóng mặt có thể làm phiền bạn vì thai nhi đã lớn và chèn ép lên các dây thần kinh, mạch máu nên giảm tốc độ máu lưu thông lên não. Nếu nhận thấy có dấu hiệu chóng mặt và có thể sẽ ngã sau mỗi lần thay đổi tư thế, bạn nên cẩn trọng điều này.

3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu:

mẹ bầu siêu âm thai tuần 34 - 35 tuổi

Bước vào giai đoạn này, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói. Chính vì vậy bạn nên trữ sãn đồ ăn trong nhà. Lưu ý không nên ăn quá nhiều, vì sẽ dễ bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để tránh bị táo bón. Ngoài ra, não bộ thai nhi 34 – 35 tuần tuổi sẽ phát triển mạnh mẽ, nên cần nhiều protein và thực phẩm giàu omega3. Canxi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu vào giai đoạn cuối này, nên cũng cần được dung nạp thường xuyên. Mẹ cần uống nhiều nước từ các nguồn: nước lọc, nước ép hoa quả… rất có lợi cho sức khỏe thai kỳ.

Từ ngày 01/04 – 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được giảm 35% thai sản trọn gói và:

  • Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng
  • Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Thêm vào đó, mẹ còn được nhận nhiều quà tặng hấp dẫn:

✦ Miễn phí giường gấp người nhà
✦ Tặng chụp ảnh newborn (trong giờ hành chính)
✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn
✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé

Dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi các chuyên gia y tế Hàn Quốc, mang đến những trải nghiệm bất ngờ cho các mẹ bầu. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ đến tận sau sinh bởi đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm. Đồng thời, mẹ còn được tận hưởng những tiện ích đẳng cấp trong môi trường y tế văn minh, chuẩn Hàn Quốc với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng sự chăm sóc tận tâm từ đội ngũ y bác sĩ để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Để được tư vấn các gói thai sản và ưu đãi dành riêng cho mẹ bầu, khách hàng vui lòng gọi tới tổng đài 1900 599 858 để được tư vấn miễn phí.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Sau Sảy Thai Bao Lâu Có Thể Có Thai Lại Được và Những Lưu Ý

Sau Sảy Thai Bao Lâu Có Thể Có Thai Lại Được và Những Lưu Ý

Sảy thai là một sự cố không hiếm xảy ra và không ai muốn trải qua, đặc biệt là đối với các phụ nữ. Vậy sau khi…

Navegación

Phòng khám nam khoa và phụ khoa Nam Việt: Hỗ trợ tận tình về thai kỳ 11 tuần và kích thước của bụngCó thể bạn quan tâm…

Mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới có đáng lo không?

Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới. Hiện tượng này xuất hiện do đâu và ảnh hưởng…

Sự phát triển của thai 20 tuần tuổi và thay đổi trong cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 20 tuần tuổi và những thay đổi trong cơ thể mẹ

Video thai 20 tuan phat trien the nao Khi thai nhi đạt đến 20 tuần tuổi, việc tìm một vị trí an toàn trong tử cung trở…

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, trong bao lâu?

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, trong bao lâu?

Video quá trình mang thai của phụ nữ Thụ thai thành công chính là giai đoạn đầu tiên, đánh dấu hành trình mang thai của mỗi bà…

Ra máu nâu khi mang thai có nguy hiểm không?

Ra Máu Nâu Khi Mang Thai: Có Nguy Hiểm Không?

Ra máu nâu khi mang thai là một trong những triệu chứng khiến hầu hết các bà bầu lo lắng. Nếu không biết nguyên nhân gây ra…