9 cách mẹ bầu tự chăm sóc bản thân để có hành trình vượt cạn an toàn

Sinh con là một trải nghiệm vô cùng thú vị trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên quá trình mang thai là một hành trình dài và đầy vất vả. Vậy mẹ bầu đã biết cách để tự chăm sóc bản thân mình tốt nhất chưa?

Giữ lượng đường huyết

Giữ lượng đường huyết luôn trong mức cân bằng bằng cách ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn lành mạnh và chứa nhiều protein. Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên trong ngày và luôn đa dạng hóa bữa ăn.

Giữ cơ thể luôn đủ nước.

Nước rất tốt cho sức khỏe. Ngay cả khi bạn có hiện tượng buồn nôn, cơ thể thiếu nước, hãy uống một vài thìa nước với một chút muối và đường. Điều này sẽ giúp bạn bù nước lại cơ thể và có khả năng làm giảm bớt cơn buồn nôn.

Luyện tập và nghỉ ngơi điều độ

Mỗi lần đi bộ, hãy dành khoảng 10 phút để nghỉ khi cảm thấy mệt. Ngủ một chút trước bữa tối và sau bữa trưa. Tập ngủ sớm và dậy sớm. Tập thói quen nghỉ ngơi mỗi khi có thể – điều này khiến quá trình làm mẹ của bạn trong thời gian tới sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Luôn tự tin về bản thân!

Tìm kiếm những thông tin hữu ích về việc sinh nở và mang thai. Tránh xa những câu chuyện đáng sợ trong quá trình sinh nở. Cơ thể của bạn biết cách điều chỉnh thích hợp. Đừng để ai làm bạn sợ hãi. Nếu ai đó muốn kể cho bạn nghe về trải nghiệm vượt cạn đáng sợ đó, hãy nói với họ là kể sau khi bạn đã tự trải nghiệm. Hãy chỉ lắng nghe những lời khuyên hữu ích và coi đó như một gợi ý giúp bạn tìm ra phương thức tốt nhất cho bản thân mình.

Có một hộ lý riêng.

Khi đến bệnh viện sinh nở thì việc có một hộ lý riêng là điều lý tưởng. Trong suốt thai kỳ, hộ lý riêng sẽ dành thời gian ở bên chăm sóc bạn, cung cấp cho bạn những thông tin về dinh dưỡng và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho việc sinh nở. Họ sẽ biết cách xử lý nhanh chóng khi xảy ra vấn đề phát sinh.

Người hỗ trợ sinh nở (doula) riêng.

Dù là lần sinh đầu tiên hay đã có kinh nghiệm trước đó thì mỗi mẹ bầu đều không tránh khỏi cảm giác lo lắng khi vượt cạn. Một người hỗ trợ ở bên động viên, ủng hộ sẽ giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái hơn. Cẩn trọng khi tìm kiếm, lựa chọn để có được người hỗ trợ có kinh nghiệm, biết điều khiển và tiết chế cảm xúc tốt, hành trình để thiên thần nhỏ của bạn chào đời sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Khi nói với mọi người về tuần thai, hãy nói ngày chính xác và cộng thêm vào đó 2 tuần.

Thai kỳ thường kéo dài từ 38 đến 42 tuần. Những người làm mẹ lần đầu, trung bình thường sinh muộn hơn 8 ngày so với ngày dự sinh. Ngay cả khi bạn luôn thường xuyên khám thai, phần lớn phụ nữ vẫn trễ hơn ngày dự sinh, trung bình khoảng 3 ngày và có thể lên tới 14 ngày. Thậm chí còn có thể lâu hơn – và trong trường hợp này, mỗi người sẽ có một lời khuyên về cách xử lý khác nhau.

Bạn nên đặt ra các câu hỏi

“Xét nghiệm này là gì?”, “Tại sao tôi phải thực hiện nó?”, “Tôi biết được gì từ việc xét nghiệm này?”, “Chúng ta sử dụng các thông tin này như thế nào?”, “Có phương án nào thay thế không?”, “Lợi ích của việc xét nghiệm này là gì?”, “Nếu tôi không làm xét nghiệm này thì có vấn đề gì xảy ra không?” khi nhận lời khuyên từ bác sĩ. Hiểu về các xét nghiệm mà mình sẽ thực hiện là một cách bạn chuẩn bị cho mình sức khỏe và tinh thần thật tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Tham gia các lớp học, hội thảo để học hỏi những lời khuyên hữu ích từ việc chăm sóc đến quá trình sinh nở.

Tuy nhiên cần nhớ rằng không ai hiểu bạn bằng chính cơ thể bạn, hãy lắng nghe phản ứng của cơ thể để thích nghi và tìm ra những phương pháp phù hợp nhất cho việc sinh nở của mình.

Nếu vẫn còn băn khoăn, lo lắng cho hành trình mang thai của mình, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà để nhận được những tư vấn chính xác nhất từ các chuyên gia nhé.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…