Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh tiềm tàng những nguy hiểm và có thể dẫn đến một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì? Mẹ bầu cần làm gì để biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng đầu, giữa và cuối?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo WebMD, bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Đối với các mẹ bầu, khoảng 2-10% trường hợp mắc tiểu đường trong khi mang thai. Bệnh tiểu đường sẽ phát triển mạnh mẽ trong thai kỳ và thường sẽ biến mất sau khi sinh con.

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ là gì?

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển, khiến rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, do đó xuất hiện hiện tượng “kháng insulin”.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, cần giảm hoặc tăng lượng insulin hoặc làm cả hai động tác đó.

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ theo giai đoạn

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và giữa

Tất cả biểu hiện tiểu đường ở thai kỳ đều không rõ nét và không dễ nhận biết ở mỗi giai đoạn. Vì vậy, các mẹ bầu cần phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên khi mang thai và hãy thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Đại đa số phụ nữ mang thai được phát hiện tình trạng tiểu đường tình cờ trong lần kiểm tra định kỳ, nhiều khả năng dấu hiệu sẽ phát hiện được trong ba tháng đầu nếu đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đó, hoặc bị cao huyết áp, bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay có tiền sử sinh con với cân nặng lớn bất thường.

Việc đi tiểu nhiều, khát nước nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu không đặc hiệu ở phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

  • Khát nước tăng dần và hơn bình thường nhiều: Một biểu hiện đặc trưng của tiểu đường của thai kỳ trong 3 tháng cuối là uống nước nhiều và khát nước hơn.
  • Mệt mỏi nhiều bất thường: Đây là biểu hiện không đặc hiệu, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều so với các phụ nữ mang thai khác.
  • Khô miệng thường xuyên: Miệng của mẹ bầu có thể bị khô, nứt nẻ mặc dù đã uống rất nhiều nước.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác về bệnh tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối mà các mẹ bầu cần lưu ý như sau:

  • Xuất hiện triệu chứng bị mờ mắt nhưng tình trạng này không kéo dài.
  • Nước tiểu thấy có hiện tượng kiến bu.
  • Việc ăn uống không kiểm soát được.

Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu ở mẹ bầu này đều không đặc hiệu. Cách nhận biết chính xác căn bệnh tiểu đường này chính là làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết và có sự tư vấn của bác sĩ.

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Nếu thai phụ nhận ra mình thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ dễ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc các biểu hiện của căn bệnh này, bạn càng cẩn chú ý theo dõi chỉ số đường huyết của mình thường xuyên hơn.

Ngoài thời gian khám thai định kỳ ở bệnh viện, các mẹ có thể chuẩn bị cho mình 1 chiếc máy đo chỉ số tiểu đường thai kỳ tại nhà. Trước khi sử dụng, thai phụ có thể xin chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện đo đường huyết mà không cần đi bệnh viện.

Trên thực tế, thời điểm đo đường huyết được khuyến là:

  • Vào trước bữa ăn (lúc đang đói).
  • Sau các bữa ăn từ 1-2 giờ.
  • Trước khi đi ngủ.
  • Bất kỳ khi nào thấy mệt và các dấu hiệu hạ đường huyết.

Nếu bạn cảm thấy chỉ số tiểu đường thai kỳ đã tích cực hơn và triệu chứng thuyên giảm, thời gian kiểm tra có thể giãn ra. Nhớ rằng hãy ghi chép lại các thông tin cần thiết mỗi lần đo để giúp ích cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường nhé.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ khá nguy hiểm nếu người mẹ không được chăm sóc và quản lý cẩn thận. Nó có thể sẽ dẫn đến lượng đường trong máu bị tăng cao gây ra một số nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi

  • Cân nặng khi sinh của em bé nặng quá mức: Khi lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn bình thường, có thể khiến cho thai nhi phát triển lớn quá mức và tăng khả năng bị viêm tầng sinh môn khi sắp sinh.
  • Gây ra hiện tượng em bé bị sinh non: Lượng đường tăng cao trong máu làm tăng nguy cơ sinh sớm khiến trẻ bị thiếu tháng.
  • Hiện tượng suy hô hấp dẫn đến sự khó thở: Việc em bé sinh ra sớm hơn dự định ở các bà mẹ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể mắc phải hội chứng suy hô hấp dẫn đến tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu bị thấp (Do hiện tượng hạ đường huyết): Đối khi các em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường có nguy cơ việc lượng đường trong máu bị hạ thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh, các đợt hạ nghiêm trọng có thể có thể gây ra sự co giật ở trẻ.
  • Em bé sẽ dễ bị bệnh béo phì và dễ mắc phải bệnh đái tháo đường loại 2 về sau: Việc được sinh ra ở cơ thể mẹ bị mắc tiểu đường sẽ khiến bé dễ bị béo phì và đái tháo đường loại 2 cao hơn mức bình thường ở các bé khác.
  • Thai nhi sẽ dễ bị chết lưu: Nếu không điều trị bệnh đái tháo đường, nó có thể dẫn đến sự chết lưu từ trong bụng mẹ hoặc ngay khi sinh.
  • Bé dễ bị tụt canxi khi chào đời
  • Bé có nguy cơ dị tật thai nhi từ trong bụng mẹ

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ

  • Người mẹ sẽ dễ bị huyết áp cao và tiền sản giật: Hội chứng nghiêm trọng của việc bị đái tháo đường là cơ thể người bị huyết áp cao và tiền sản giật cùng với các triệu chứng khác, nó có thể đe dọa đến cuộc sống của cả mẹ và bé.
  • Phải thực hiện sinh non, sinh mổ để lấy thai: Mẹ bầu khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ gia tăng nguy cơ sinh mổ vì thai nhi quá to.
  • Nguy cơ chấn thương lưng, gãy xương và trật khớp: Bởi vì thai nhi trong bụng sẽ to hơn bình thường nên dẫn đến thai phụ khó khăn trong di chuyển và tạo áp lực nặng đến lưng, hông hơn.
  • Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu
  • Nguy cơ băng huyết sau khi sinh

Thời điểm nào cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình sản xuất insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những dấu hiệu tiểu đường vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

Do đó, Mayo clinic khuyến cáo phụ nữ có nguy cơ trung bình mắc tiểu đường thai kỳ nên làm xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 24 – tuần 28). Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao thì việc xét nghiệm có thể diễn ra trong lần khám thai đầu tiên.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được khuyến cáo thực hiện khi em bé ở từ tuần 24 đến tuần 28. Có 2 phương pháp chẩn đoán loại bệnh này như sau:

Phương pháp 2 bước

  • Bước 1: Mẹ bầu sẽ được uống 50g glucose (Các mẹ bầu cần được ăn no trước khi uống). Sau khoảng 1 giờ, đo lượng glucose huyết tương. Nếu kết quả là >= 7,2 mmol/l thì mẹ bầu sẽ được chỉ định làm tiếp bước 2.
  • Bước 2: Ở bước này, bệnh nhân không được ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào, chỉ được uống nước lọc trong vòng 8 giờ trước khi xét nghiệm. Mẹ bầu sẽ được cho uống 100g glucose pha với 250ml nước lọc. Từ đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng glucose tại các thời điểm sau khi uống là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ và lúc trước khi uống đường glucose.

Mẹ bầu sẽ được chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu có ít nhất 2 chỉ số bằng hoặc vượt các khoảng đã định.

Phương pháp 1 bước

Quy trình xét nghiệm của phương pháp 1 bước để chẩn đoán bệnh đái tháo đường sẽ được thực hiện từ tuần 24- 28 của thai kỳ với các phụ nữ đã được chẩn đoán không đái tháo đường trước đó, như sau:

  • Đầu tiên, mẹ bầu cũng sẽ được uống dung dịch chứa 75g Glucose, sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đo glucose ở thời điểm mẹ bầu nhịn đói, 1 giờ và 2 giờ sau uống đường. Phương pháp này thường thực hiện vào buổi sáng và nhịn đói ít nhất 8 giờ.

Nếu kết quả chẩn đoán vượt qua chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, nghĩa là thỏa 1 trong các điều kiện này thì mẹ bầu đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Kiểm soát đường huyết

Khi bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu này cần phải được kiểm soát đường huyết một cách tích cực và an toàn trong khoảng hẹp, để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Đường huyết lúc đói của mẹ phải < 5,8 mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn của mẹ < 7,8 mmol/l và 2 giờ sau ăn của mẹ bầu phải < 7,2 mmol/l. Không nên để mức đường huyết lúc đói của mẹ bầu thấp hơn 3,4 mmol/l.

Dinh dưỡng điều trị

Tỉ lệ các mẹ bầu có thể cân bằng lại mức đường huyết nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống mà không cần can thiệp bằng thuốc lên đến 75% đến 80%. Để làm được điều đó, các mẹ bầu cần cực kì chú ý về lượng carbohydrate và chất dinh dưỡng mà mình đang dung nạp vào cơ thể hàng ngày, như sau:

  • Tổng số năng lượng mẹ bầu cần nạp (Tính dựa trên cân nặng lý tưởng) là: 30 Kcal/kg.
  • Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu cần nạp để đảm bảo sự tăng trọng cần thiết của thai kỳ: 0,45kg/ tháng trong quý đầu, 0,2 – 0,35 kg/ tuần trong thời điểm quý 2 và quý 3 của thai kỳ.
  • Mẹ bầu nên chia đều năng lượng của cả ngày cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ của mình và không nên ăn quá nhiều carbohydrate vào mỗi bữa sáng.

Điều trị bằng thuốc

Nếu đã áp dụng đúng phương pháp trên nhưng vẫn không tác dụng, mẹ bầu nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thường như sau:

  • Cho đến thời điểm hiện tại, thuốc Insulin human là loại duy nhất được FDA công nhận cho bệnh nhân đái tháo thường thai kỳ sử dụng.
  • Các bệnh nhân này cần được bác sĩ đo đường huyết 4 đến 6 lần/ngày (Thường diễn ra vào trước bữa ăn, 2 giờ sau khi mẹ bầu ăn và trước khi đi ngủ).

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…