Bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào? Tư thế nào nên tránh?

Nếu bạn đang băn khoăn mẹ bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào là tốt nhất thì câu trả lời là: Tùy theo cảm nhận về sự thoải mái của mẹ bầu, bởi trong giai đoạn đầu này thai nhi phát triển chưa lớn, chưa gây nhiều bất lợi cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên tham khảo các tư thế nằm dưới đây để linh hoạt thay đổi và có giấc ngủ ngon và trọn vẹn hơn.

Xem thêm bài viết:

  • Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không?
  • Bầu 3 tháng đầu có được tự sướng không?
  • Bàu 3 tháng đầu ăn gì để con thông minh?

1. Bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào?

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi vẫn đang phát triển trong tử cung và dựa vào khung của xương chậu của mẹ. Hay nói cách khác giai đoạn này bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ chưa lớn. Vì thế mẹ bầu hoàn toàn có thể nằm tư thế nào mà mình thấy thoải mái.

Đặc biệt, ở 3 tháng đầu này mẹ bầu thường bị ốm nghén, mệt mỏi… vì thế nên chọn những tư thế nằm ngủ thoải mái nhất cho nghỉ ngơi, thư giãn như nằm nghiêng hay nằm thẳng. Để thoải mái hơn bà bầu có thể đặt một chiếc gối mỏng sau lưng để tư thế ngủ được dễ chịu hơn nhé.

Lưu ý: Mặc dù 3 tháng đầu kích thước của thai nhi chưa lớn, nhưng nếu mẹ bầu có thói quen nằm sấp thì nên thay đổi vì có thể ảnh hưởng xấu.

2. Tư thế ngủ tốt của bà bầu phụ thuộc vào yếu tố nào?

Tìm được tư thế ngủ tốt và phù hợp là một trong những việc cần thiết đối với mẹ bầu. Với mỗi mẹ bầu sẽ có một cảm nhận khác nhau nhưng thông thường sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Phụ thuộc vào sự cảm nhận của từng người mẹ trong việc chọn tư thế nằm theo từng giai đoạn và thậm chí là theo từng ngày cũng sẽ có sự khác nhau.
  • Sự phát triển của em bé cũng là một yếu tố quan trọng khiến thai phụ quyết định tư thế nằm của bản thân. Các mẹ bầu thường sẽ có tâm lý thay đổi thói quen ngủ của mình sao cho phù hợp và tốt cho thai nhi.
  • Một nguyên nhân khó ngủ khác trong 3 tháng đầu cũng có thể liên quan đến sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Trong giai đoạn mang bầu tháng đầu cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra lượng lớn hormone progesterone lớn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ hơn.

3. Các tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng có thể tham khảo

Có 3 tư thế ngủ mà các mẹ bầu nên áp dụng trong giai đoạn 3 tháng đầu vì giúp cho mẹ bầu thoải mái hơn như:

3.1. Nằm nghiêng bên trái

Nằm nghiêng bên trái được xem là tư thế tốt nhất với mẹ bầu, đặc biệt là với những tháng cuối của thai kỳ. Lý do là vì:

  • Tư thế nằm nghiêng trái sẽ làm trục tử cung về tư thế trung lập, giảm sự chèn ép lên các mạch máu và cơ quan trong ổ bụng đặc biệt là gan.
  • Cột sống được uốn cong sinh lý giúp làm tăng lưu lượng máu từ hai chi dưới trở về tim, đảm bảo thể tích tuần hoàn cho mẹ bầu và đảm bảo hàm lượng máu đến nuôi thai nhi giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Khi nằm ở tư thế này có thể làm giảm tình trạng phù chân cho các bà bầu đặc biệt là ở giai đoạn cuối do phù chân sinh lý.

Vậy mang thai 3 tháng đầu nên nằm như thế nào là đúng? Mẹ bầu nên nằm nghiêng người sang trái, đầu gối hơi gập vào bụng để tạo tư thế uốn cong cột sống và kê cao chân khoảng 30 độ.

3.2. Nghiêng về bên phải

Đây không phải là tư thế ngủ được các bác sĩ khuyến cáo nhưng nếu cảm thấy thoải mái thì mẹ bầu vẫn có thể sử dụng trong giai đoạn 3 tháng đầu. Tuy nhiên, khi đã sang giai đoạn sau thì nên hạn chế và tốt nhất là nên tránh nằm ở tư thế này.

Vì nằm ở tư thế này mặc dù không gây ảnh hưởng lên thai nhi nhưng có thể làm trục tử cung lệch sang phải nhiều hơn, làm tăng sự chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm lượng máu từ chi dưới trở về tim từ đó làm giảm lượng máu từ mẹ đi nuôi thai nhi.

Ngoài ra, vào giai đoạn sau các mẹ bầu vẫn nằm nghiêng bên phải thì khả năng sinh non sẽ cao hơn so với những mẹ bầu nằm nghiêng bên trái.

3.3. Nằm ngửa

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu vẫn có thể nằm ngửa nếu bản thân đang quen với tư thế ngủ này. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý là chỉ nên nằm ở tháng đầu và tháng thứ 2, còn khi đã bước sang tháng thứ 3 thì mẹ bầu nên hạn chế.

Bên cạnh đó, do sự phát triển của tử cung trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu nên hạn chế nằm ngửa trên mặt phẳng mà nên chèn thêm sau lưng một chiếc gối để nâng đỡ cơ thể.

4. Tư thế nằm ngủ cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Trong giai đoạn tháng đầu tiên mang thai mặc dù kích thước thai chưa lớn nhưng nằm sấp và nằm gục xuống bàn là hai tư thế mà mẹ bầu nên hạn chế áp dụng vì:

  • Tránh nằm sấp vì có thể khiến mẹ bầu khó ngủ, làm giảm sự cung cấp máu cho thai hoặc gây chóng mặt và buồn nôn cho mẹ bầu sau khi thức dậy.
  • Tránh nằm gục xuống bàn vì có thể khiến chức năng hô hấp của phổi bị suy giảm, dẫn đến tình trạng cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế đào thải CO2 cũng bị thuyên giảm từ đó làm tăng áp lực lên thai nhi.

Tóm lại, mặc dù giai đoạn đầu mang thai các bạn vẫn chưa bỏ được thói quen nằm sấp và nằm gục trên bàn thì hãy tập làm quen dần vì sức khỏe của bản thân và của chính em bé của mình.

5. Câu hỏi liên quan khác về tư thế ngồi, nằm của mẹ bầu 3 tháng đầu

Không chỉ phải tìm hiểu về tư thế nằm phù hợp mà các mẹ bầu cần tìm hiểu thêm về các tư thế sinh hoạt khác như:

  • Tư thế gội đầu cho bà bầu 3 tháng đầu: Trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu nên hạn chế ngồi xổm để gội đầu, tốt nhất nên ra tiệm để gội đầu. Nếu mẹ muốn gội đầu ở nhà thì nên nằm ngửa ra bồn tắm và nhờ người khác gội đầu hộ.
  • Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu: Trong 3 tháng đầu tư thế ngồi tốt nhất cho bà bầu khi ngồi ghế là mông ngồi hoàn toàn trên ghế, lưng tựa thẳng vào thành ghế, nếu ghế quá rộng thì nên kê lưng bằng một gối kê để có tư thế ngồi thoải mái nhất.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào? Câu trả lời là mẹ hãy lựa chọn tư thế nằm giúp mẹ cảm thấy thoải mái nhất trong giai đoạn này nhé. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai cần tư vấn, mẹ hãy liên hệ đến hotline 1900 3366 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Thai 37 tuần gò cứng bụng: Dấu hiệu chuyển dạ sinh non và cách giảm cơn gò

Khi thai bước sang tuần thứ 37, mọi dấu hiệu xuất hiện ở bà bầu đều gây sự quan tâm lớn, bởi đây là thời điểm gần…

Uống trà khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Uống trà khi mang bầu: Ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Uống trà khi mang bầu là thói quen phổ biến của nhiều chị em. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc liệu việc uống nhiều trà…

Cứu người phụ nữ mang thai 21 tuần khỏi nguy cơ sinh non

Cứu người phụ nữ mang thai 21 tuần khỏi nguy cơ sinh non

Những bác sĩ tài năng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã có một cuộc “cứu người” thành công cho một phụ nữ mang thai…

Đau bụng dưới sau quan hệ: Những điều bạn cần biết

Quan hệ tình dục là một phần quan trọng trong cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên, có thể xảy ra hiện tượng đau bụng dưới sau khi…

Có thai 7 tuần bị đau bụng dưới: Làm thế nào để giảm khó chịu?

Khi mang thai 7 tuần, nhiều phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đau bụng dưới. Đây là một hiện tượng phổ biến và không đáng…

Bà bầu bị cảm cúm: Cách phòng ngừa và điều trị trong 3 tháng đầu

Hầu hết các bà bầu đều trải qua cảm cúm và đây là điều tất nhiên. Tuy nhiên, việc bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai…