Thai 37 tuần gò cứng bụng: Dấu hiệu chuyển dạ sinh non và cách giảm cơn gò

Khi thai bước sang tuần thứ 37, mọi dấu hiệu xuất hiện ở bà bầu đều gây sự quan tâm lớn, bởi đây là thời điểm gần gũi với quá trình sinh nở. Việc bụng gò cứng ở thai 37 tuần có thể làm người mẹ bối rối vì không biết đó là dấu hiệu gò thông thường hay gò báo hiệu chuyển dạ. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được những đặc điểm và cung cấp cách giảm cơn gò một cách hiệu quả.

Thai 37 tuần sinh được chưa?

Thai 37 tuần vẫn có thể sinh mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, tuần 37 được xem là sinh đủ tháng vì lúc này, thai đã phát triển đủ để chào đời mà không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, sinh ở tuần 37 vẫn được coi là sinh đủ tháng sớm. Trong khoảng thời gian từ tuần 37 đến tuần 40, não bộ và phổi của thai vẫn tiếp tục phát triển. Việc sinh sớm có thể làm thai không đạt tới mức hoàn thiện mong muốn.

Dựa vào thời điểm sinh, thai kỳ được chia thành 3 nhóm:

  • Sinh non: thai nhi sinh trước tuần 37.
  • Đủ tháng sớm: thai nhi sinh từ tuần 37 đến tuần 38.
  • Đủ tháng: thai nhi sinh từ tuần 39 đến tuần 41.

Thai 37 tuần gò cứng bụng

Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

Do gần thời điểm sinh, việc bụng gò cứng ở thai 37 tuần là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý một số đặc điểm để phân biệt cơn gò thông thường này với cơn gò báo hiệu chuyển dạ sinh sớm.

Dấu hiệu cơn gò tuần 37 bình thường

Một cơn gò thông thường ở tuần thứ 37 có những đặc điểm sau:

  • Thời gian diễn ra cơn gò: Một cơn gò thông thường của thai 37 tuần xảy ra trong khoảng trung bình 30 giây, không theo bất kỳ chu kỳ nào.
  • Tần suất cơn gò trong một ngày: Cơn gò có thể xuất hiện vài lần một ngày, không đều vào một thời điểm cố định, nhưng không quá 2 lần trong một giờ.
  • Cường độ cơn gò: Bụng gò cứng ở thai 37 tuần do sinh lý, không gây đau mà chỉ gây khó chịu do căng cứng cơ tử cung.

Cơn gò cứng bụng sinh lý khiến bà bầu cảm giác khó chịu nhưng không đau

Dấu hiệu cơn gò tuần 37 bất thường, dấu hiệu chuyển dạ sinh non

Một cơn gò chuyển dạ ở tuần thứ 37 có những đặc điểm sau:

  • Thời gian diễn ra cơn gò: Cơn gò báo chuyển dạ của thai 37 tuần kéo dài từ 30 đến 90 giây.
  • Tần suất cơn gò trong một ngày: Cơn gò bụng xảy ra nhiều lần trong ngày theo chu kỳ, trung bình từ 2 đến 5 lần trong một giờ.
  • Cường độ cơn gò: Cơn gò chuyển dạ thường gắn kết với cơn co thắt mạnh. Người mẹ cảm nhận đau rõ rệt trong quá trình này, và cảm giác đau không giảm dần theo thời gian.
  • Các dấu hiệu đi kèm khác: Cơn gò chuyển dạ thường đi kèm với các dấu hiệu như vỡ ối, bụng sa xuống dưới, chảy máu âm đạo…

Cơn gò cứng bụng xảy ra bất chợt ở tuần thai 37 gây khó chịu lớn cho bà bầu

Bà bầu 37 tuần gò cứng bụng phải làm sao? Tư vấn biện pháp hiệu quả nhất

Trong trường hợp gò cứng bụng ở thai 37 tuần là gò thông thường, người mẹ luôn muốn tìm biện pháp giảm cơn gò để giảm cảm giác khó chịu. Vậy làm sao để giảm cơn gò một cách hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé?

Biện pháp giảm cơn gò tại chỗ cho bà bầu

Những gợi ý sau đây có thể giúp giảm cơn gò sinh lý của mẹ bầu nhanh chóng:

  • Nằm nghiêng sang một phía: Nếu gò xảy ra khi mẹ bầu đang vận động nhiều, hãy nằm nghỉ ngơi. Từ từ nằm xuống một cách nghiêng về một bên để giảm áp lực lên ổ bụng và làm giảm khó chịu.
  • Uống nước ấm hoặc chườm ấm: Nước ấm giúp cơ thể thư giãn và giảm mệt mỏi do thiếu nước. Trong trường hợp chườm ấm, cần cẩn thận để tránh bỏng gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Thư giãn: Thư giãn tinh thần bằng cách hít thở sâu, nghe nhạc, ngủ một giấc ngắn, hay mát-xa bụng nhẹ nhàng. Những mẹo nhỏ, dễ thực hiện này lại mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Nghe nhạc là một cách giúp bà bầu thư giãn và giảm cơn gò

Biện pháp giảm cơn gò thực hiện hàng ngày

Sau khi áp dụng những biện pháp tại chỗ, để ngăn các cơn gò trở lại, mẹ bầu có thể áp dụng các thói quen hàng ngày sau:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Yoga là bộ môn được các bà bầu ưa chuộng khi mang bầu, không chỉ giúp giảm cơn gò cứng bụng mà còn có lợi cho quá trình sinh nở.
  • Tắm nước ấm: Áp dụng phương pháp này, hãy làm ấm cơ thể từ từ và tránh ngâm mình trong bồn tắm quá 15 phút.

Hạn chế vận động, tăng cường nghỉ ngơi thư giãn giúp mẹ bầu tuần 37 hạn chế được cơn gò cứng bụng

Biện pháp dự phòng sinh non

Trẻ sinh non thường yếu hơn và dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn so với trẻ đủ tháng. Vì vậy, việc dự phòng từ sớm sẽ giảm thiểu tối đa những nguy cơ tiềm ẩn. Một số biện pháp được khuyến cáo là:

  • Theo dõi cơn gò hàng ngày: Ghi lại thời gian và tần suất cơn gò mỗi ngày để dễ nhận biết khi cơn gò chuyển dạ thật sự đến.
  • Đi khám thai đúng lịch: Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường và can thiệp đúng lúc. Ngoài ra, khám thai cũng giúp biết mình có nguy cơ sinh non hay không để chuẩn bị kỹ hơn cho tuần gần sinh.
  • Chuẩn bị dần cho kỳ sinh nở: Chuẩn bị sẵn từ sớm giúp bà bầu cảm thấy an tâm hơn khi gần tới ngày sinh nở. Đồng thời, trong tình trạng khẩn cấp do sinh non, người mẹ không cần phải tốn thời gian sắp xếp đồ dùng cá nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về thai 37 tuần gò cứng bụng. Nếu còn câu hỏi nào, vui lòng liên hệ số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps giải đáp 24/7.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/braxton-hicks-contractions
  2. https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/signs-of-labor_181
  3. https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/braxton-hicks
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Ôn tập: Khô môi ở bà bầu – Bệnh hay không và cách dưỡng môi hiệu quả

Sắp trở thành mẹ, phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả tình trạng khô môi. Điều…

Mẹ bầu đi ngoài màu xanh đen: Những điều cần biết và lưu ý

Khi mang bầu, việc thường xuyên gặp các dấu hiệu không bình thường khi đi vệ sinh là điều khiến nhiều bà bầu lo lắng. một trong…

Tại sao sử dụng bao cao su vẫn có khả năng mang thai? Cần lưu ý gì?

Tại sao sử dụng bao cao su vẫn có khả năng mang thai? Cần lưu ý gì?

Vì sao sử dụng bao cao su vẫn có khả năng mang thai? Đây là một câu hỏi và tình trạng khá bối rối mà không ít…

Nạo phá thai 1 tháng tuổi có tội không? cách nạo phá thai an toàn trong tháng đầu tiên

Nạo phá thai 1 tháng tuổi – Phương pháp an toàn và giá cả

Đối với nhiều chị em, việc nghĩ tới nạo phá thai 1 tháng tuổi không chỉ là một vấn đề nhạy cảm mà còn đặt ra nhiều…

Dấu hiệu chắc chắn mang thai bé trai mẹ có biết?

Dấu Hiệu Chắc Chắn Mang Thai Bé Trai Mẹ Có Biết?

Bạn có biết rằng giới tính của thai nhi đã được xác định ngay từ khi tinh trùng và trứng được thụ tinh? Tuy nhiên, trong thời…

Gói khám sức khỏe cho cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai: Đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Sức khỏe bố mẹ càng tốt, thì em bé càng khỏe mạnh và cứng cáp. Đó là lý do tại sao việc khám sức khỏe cho cặp…