Ăn Lê Có Nổi Mụn Không? Ăn Lê Có Tác Dụng Gì?

Chắc hẳn đang có rất nhiều chị em thắc mắc “ăn lê có nổi mụn không?” Từ lâu, lê đã được xem là một loại trái cây rất thơm ngon và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có một số quan điểm lại cho rằng ăn lê nóng trong người, từ đó khiến da bị nổi mụn. Vậy sự thật ăn lê có nổi mụn không? Cùng Newway Mart tìm kiếm câu trả lời chính xác với bài viết sau đây!

1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả lê

Thành phần dinh dưỡng có trong quả lê

Loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng.

Trước khi tìm hiểu xem ăn lê có nổi mụn không, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem quả lê có vitamin gì? Chứa những chất gì? Từ đó mới xác định được chính xác ăn lê có lợi hay có hại. Trong 100g quả lê có chứa:

  • Calo (kcal) 57
  • Lipid 0,1 g
  • Chất béo bão hoà 0 g
  • Cholesterol 0 mg
  • Natri 1 mg
  • Kali 116 mg
  • Cacbohydrat 15 g
  • Chất xơ 3,1 g
  • Đường 10 g
  • Protein 0,4 g
  • Vitamin C 4,3 mg
  • Calci 9 mg
  • Sắt 0,2 mg
  • Vitamin D 0 IU
  • Vitamin B6 0 mg
  • Vitamin B12 0 µg
  • Magnesi 7 mg

2. Ăn lê có nổi mụn không?

Ăn lê có nổi mụn không?

Thành phần dinh dưỡng có lợi trong quả lê.

Nhiều người thắc mắc, ăn quả lê có nổi mụn không? Với những thành phần dinh dưỡng vừa liệt kê ở trên, chúng đều có lợi cho sức khỏe và tốt cho việc chăm sóc da. Mặc dù thành phần của quả lê có lợi với da và sức khỏe như vậy nhưng lê lại là quả chứa lượng đường khá lớn. Do đó, khi chúng ta ăn quá nhiều lê sẽ không tốt cho làn da bởi nó có thể gia tăng nguy cơ nổi mụn.

Ngoài ra, với người đang bị bệnh tiểu đường thì cũng nên hạn chế loại quả này. Bởi nếu ăn quả lê nhiều sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Từ những phân tích trên có thể thấy ăn lê có nổi mụn không sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau. Chẳng hạn: cách mà bạn ăn, yếu tố môi trường tác động. Tốt nhất, nếu không muốn nổi mụn trứng cá, mụn mủ thì bạn không nên lạm dụng loại quả này. Nên tìm hiểu ăn đúng cách và đủ. Đồng thời kết hợp những biện pháp chăm sóc da phù hợp.

3. Bị mụn có nên ăn lê không?

Quả lê rất ngon và thơm. Nó cũng chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lê có ảnh hưởng đến da của bạn. Đặc biệt là khi đang bị mụn thì bạn cần hạn chế hoặc không nên ăn lê nhé! Thay vào đó bạn có thể lựa chọn những loại quả khác tốt cho da như: bưởi, cam,…

4. Ăn lê có tốt cho da và sức khỏe không?

4.1. Chứa các vitamin tốt cho cơ thể

Bạn hãy an tâm với thắc mắc ăn lê có nổi mụn không vì những lợi ích tuyệt vời này của loại quả này. Vitamin C, vitamin K và những khoáng chất,… chứa một hàm lượng lớn trong quả lê rất tốt cho chúng ta. Chúng có tác dụng chống lại sự tấn công của các gốc tự do cũng như ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm.

4.2. Giàu chất xơ

Ăn lê không lo bị nổi mụn

Ăn lê không lo bị nổi mụn.

Cơ thể chúng ta rất cần bổ sung chất xơ. Trong quả lê có chứa một lượng chất xơ cần thiết. Nó mang đến vô số những lợi ích như giữ dáng cân đối, kiểm soát đường huyết, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh như táo bón, tiêu chảy.

4.3. Ngăn ngừa viêm nhiễm

Trong quả lê có chứa nhiều chất chống viêm nhiễm. Đồng thời sẽ có tác dụng giảm đau do bệnh viêm khớp gây ra. Ngoài ra, với hàm lượng arbutin có sẵn thì việc ăn lê còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu.

4.4. Tốt cho hệ miễn dịch và tăng đề kháng

Quả lê là nguồn thực phẩm chứa nhiều các vitamin như: vitamin C, vitamin K và vitamin nhóm B như B2, B3, B6,… Chúng giúp cơ thể có đề kháng cao nhất và hạn chế bệnh vặt. Ăn lê đúng cách giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.

4.5. Phòng chống ung thư ruột già

Quả lê hoàn toàn có khả năng giảm tỷ lệ ung thư ruột già. Bởi vì chất xơ có trong quả lê với khả năng kết nối các axit mật thứ cấp. Cho nên, bạn nên bổ sung đúng cách và đừng bỏ qua loại thực phẩm này vì sợ nóng, lên mụn. Hãy ăn đúng cách thì chắc chắn lợi ích cho sức khỏe và làn da rất lớn.

4.6. Tốt cho tim mạch

Ăn lê có nổi mụn không còn phụ thuộc vào cách mà chúng ta ăn nó. Nếu ăn đúng cách thì các chất chống oxy hóa có trong quả lê thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất thấp. Đồng thời, chất xơ và pectin trong lê lại có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu.

5. Tác hại khi ăn quá nhiều lê

Tác hại khi ăn quá nhiều lê

Ăn lê đúng cách để tốt cho da.

Lê có những tác dụng phụ không ngờ đến khi bạn ăn quá nhiều. Tác dụng phụ tiềm ẩn là chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, vấn đề về gan và bệnh gút. Các thành phần khác nhau trong quả lê có thể tác động tiêu cực khi bạn tiêu thụ quá mức.

Bạn không nên ăn quá nhiều lê mỗi ngày. Việc này có thể khiến cho lượng đường tăng cao và mụn dễ dàng xuất hiện. Đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng và vóc dáng của chị em.

6. Cách ăn lê không gây nổi mụn và có lợi cho sức khỏe

6.1. Đa dạng các loại trái cây

Để tránh bị nhàm chán, chị em có thể đa dạng những loại trái cây trong thực đơn của mình. Ưu tiên các loại quả tốt cho da mụn, chẳng hạn: dâu tây, chuối, quả cam, quả bơ, dứa,…

6.2. Uống nước ép lê

Nước ép lê cũng là thức uống cực kỳ thơm ngon. Lê có chứa nhiều nước nên bạn có thể thu được rất nhiều nước từ lê ép. Một ly nước ép thơm ngon sẽ kích thích vị giác của bạn.

6.3. Làm mặt nạ trị mụn từ lê

Cách ăn lê không gây nổi mụn và có lợi cho sức khỏe

Làm đẹp cho da từ quả lê.

Để chị em không còn phải băn khoăn về vấn đề ăn lê có nổi mụn không, bạn hãy thử bí quyết làm đẹp từ quả lê lên men. Chắc chắn là chị em sẽ không phải thất vọng.

Các bước làm mặt nạ trị mụn từ lê lên men:

  • Bước 1: Xay nhuyễn lê đã lên men cùng với sữa.
  • Bước 2: Vệ sinh da mặt sạch sẽ và đắp hỗn hợp lên khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch lại mặt bằng nước ấm.

Chỉ với 3 bước đơn giản trên là chị em có thể cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt. Từ đó giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ tác dụng hủy bỏ sự hội tụ của hắc sắc tố melanin trên da. Giúp da bạn không bị khô và duy trì sự tươi tắn cho làn da.

7. Không nên ăn những loại trái cây nào khi bị mụn?

Trong trái cây có rất nhiều vitamin, chất xơ, glucose cùng vi chất dinh dưỡng… Tuy nhiên không phải những chất này đều tốt cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều, chúng rất dễ gây nóng trong và làm phát triển mụn nhọt…

7.1. Quả nhãn

Đây là loại quả ưa thích của nhiều người vì nó dễ dùng, ngọt, thơm… Tuy nhiên, loại quả này chính là nguồn cơn gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Đặc biệt là với những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn bởi khi ăn vào, cơ thể sẽ nóng và gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi. Từ đó dẫn tới chảy máu, đau bụng …

7.2. Quả mận

Mận chứa nhiều carotene khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A tốt cho mắt. Hạt mận cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, sắt, chất béo, phốt pho, kali… có tác dụng giải độc. Tuy nhiên, khi lạm dụng loại quả này, ăn quá nhiều cũng làm nóng trong. Bởi vì quả mận có tính nóng. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ khiến cơ thể nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt. Từ đó không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

7.3. Quả vải

Đây là loại quả có hàm lượng đường quá cao và không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường và chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

7.4. Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên khi ăn nhiều đào rất dễ nổi mụn. Lông ở vỏ quả đào dễ gây ngứa, rát cổ họng, không tốt với người hay ho, mẫn cảm, hay dị ứng. Vì thế, không nên ăn quá nhiều và khi ăn nên gọt vỏ để tránh ăn phải lông đào.

7.5. Quả na

Na có mùi rất thơm, vị ngọt lịm và được nhiều người ưa thích vì dễ ăn. Tuy nhiên, quả na được xem là một trong số các loại quả gây nóng nhất cho cơ thể. Chỉ cần ăn vài quả có thể đã làm nổi mụn với một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, nhiều người khi ăn na xong bị táo bón, mọc mụn trên mặt.

7.6. Vú sữa

Loại quả này thông dụng ở miền Nam hơn là ở miền Bắc nước ta nhưng vì thơm ngon, dễ sử dụng nên người dân ở miền nào cũng rất thích dùng. Thế nhưng, loại quả này khi ở trong thời tiết nóng nực, oi bức không nên ăn quá nhiều vì vú sữa tính nóng. Khi ăn vú sữa nhớ tránh phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ gây táo bón do có chứa nhiều nhựa chất.

7.7. Quả xoài

Theo Đông y Cổ truyền Việt Nam, quả xoài không phải có tính nóng như mọi người vẫn nói mà nó có tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài chín mọng, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt. Ăn nhiều cũng sẽ bị nổi mụn, rôm sảy… Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì nó có công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn cùng với nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Do đó, mùa nắng nóng ăn xoài xanh giúp phòng từ xa cảm cúm.

7.8. Quả mít

Mít là một loại quả không nên ăn khi đang bị mụn. Mít có tính nhiệt, gây nóng trong người và làm nổi mụn trứng cá, mụn nhọt. Vào những ngày oi bức, các bạn nên hạn chế ăn loại quả này bởi vì chúng khiến cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên.

7.9. Quả chôm chôm

Chôm chôm cũng là một trong những loại quả không nên ăn khi bị mụn. Chôm chôm có tính nóng, được trồng nhiều ở miền Nam nước ta (nhất là Tây Nam Bộ). Ăn chôm chôm nhiều dễ gây mụn nhọt và không có lợi với tiêu hóa (hay gây táo bón).

Hy vọng với chủ đề “ăn lê có nổi mụn không” mà Newway Mart vừa chia sẻ, chị em đã tìm được câu trả lời cho mình. Từ đó xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với bản thân để giúp da luôn tươi trẻ, trắng mịn, tràn đầy sức sống. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Những Thực Phẩm Giúp Người Bị Sỏi Thận và Kiêng Ăn

Những Thực Phẩm Giúp Người Bị Sỏi Thận và Kiêng Ăn

Sỏi thận là một tình trạng phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên,…

Đậu Xanh Tươi Ngon – Bạn đã thử chưa?

Video cách bảo quản đậu xanh đã nấu chín Nhắc đến đậu xanh, chắc hẳn ai cũng không còn xa lạ. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết…

Chó Bị Viêm Da Rụng Lông - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, và Cách Trị Viêm Da Cho Chó

Chó Bị Viêm Da Rụng Lông – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, và Cách Trị Viêm Da Cho Chó

Có thể bạn quan tâm Đau dạ dày có nên ăn ổi không? [Tư vấn từ chuyên gia] Ăn măng cụt có tốt cho người tiểu đường…

Cóc: Loài Động Vật Quen Thuộc Và Công Dụng Đáng Ngạc Nhiên

Nhựa trên da và tuyến mang tai con cóc chứa chất kịch độc có thể gây tử vong. Nhưng đằng sau độc tính đó, các thành phần…

Giải đáp câu hỏi liệu ăn nhiều khoai lang có béo không?

Khoai lang có gây béo không? Tìm hiểu ngay!

Như chúng ta đã biết, trong khoai tây có nhiều tinh bột dễ gây béo phì nếu ăn uống không điều độ. Vậy khoai lang thì sao?…

Tăng cường bạch cầu – Top mỹ phẩm tự nhiên cho bạn

Bạn có biết rằng bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các mầm bệnh và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng? Nếu…