Khi thai nhi 32 tuần, mẹ bầu nên lưu ý và chuẩn bị những gì?

Bước vào tuần 32, mẹ đã mang thai được khoảng 8 tháng. Thời điểm này chắc hẳn mẹ đã khá nôn nao vì không đầy 2 tháng nữa là mẹ sẽ được gặp bé yêu của mình.

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Sự phát triển của thai nhi tuần 32

32 tuần thai nhi nặng bao nhiêu là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm, bởi đây là một trong những chỉ số giúp đánh giá sự phát triển của bé yêu có bình thường hay không.

Theo bảng cân nặng thai nhi 32 tuần của WHO, em bé trong bụng đã có kích thước tương đương một bó măng tây với cân nặng khoảng 1,5kg – 1,8kg, chiều dài khoảng 42,5cm tính từ đầu đến gót chân. Mặc dù thời điểm này thai 32 tuần ít đạp hơn trước do không gian chật, nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được mọi chuyển động của bé.

Song song, cơ thể của bé gần như đã phát triển đầy đủ các bộ phận (chỉ trừ phổi sẽ trưởng thành ở tuần 34) và dần hoàn thiện chức năng để đảm bảo khả năng sống độc lập bên ngoài tử cung nếu mẹ bất ngờ chuyển dạ. Cụ thể:

  • Lớp mỡ tích tụ dưới da ngày càng lan rộng và trở nên săn chắc hơn, nên làn da bé không còn nhăn nheo nữa.

  • Tay, chân cũng như toàn bộ cơ thể thai nhi sẽ tiếp tục phát triển tương xứng với vòng đầu.

  • Những đường nét cuối cùng của bé bao gồm lông mi, lông mày và tóc đã hình thành rõ ràng.

  • Lượng nước ối xung quanh thai nhi cũng giảm dần và di chuyển xuống đáy tử cung.

  • Đặc biệt, bé yêu giờ đây có thể biểu đạt nhiều cảm xúc đa dạng như ngáp, cười, mút ngón tay…

Như vậy, mẹ đã biết bầu 32 tuần bé nặng bao nhiêu và sự phát triển của con như thế nào rồi. Tuy nhiên, sự thay đổi không chỉ dừng lại ở đó, mời mẹ cùng đọc tiếp để biết thêm những thông tin hữu ích khác nhé.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 32

Bên cạnh quan tâm em bé 32 tuần nặng bao nhiêu, thì những thay đổi trên cơ thể mẹ ở giai đoạn này cũng cần được chú ý.

Cơ thể của mẹ khi bước vào tuần 32

Thai nhi lúc này đang lớn dần trong bụng đến mức mẹ không thể nhìn thấy bàn chân của mình nữa. Đỉnh tử cung của mẹ bây giờ cách rốn 5 inch (13 cm). Khi tử cung mở rộng, da của mẹ sẽ căng ra và hình thành các vết rạn da, đôi khi có thể gây ngứa.

Ở thời điểm này do bụng mẹ to hơn nhiều so với trước đây, nên bạn có thể bắt gặp hình ảnh mẹ bầu 32 tuần thay đổi dáng đi lắc lư, lạch bạch và gặp khó khăn trong tư thế ngồi và ngủ. Mẹ cũng tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn nên cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Nếu cảm giác dịch có mùi hay ngứa, mẹ cần mau chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra có viêm đạo không và điều trị kịp thời. Vì viêm âm đạo là một trong những nguy cơ gây sinh non cao.

Tâm lý, cảm xúc của mẹ bầu vào tuần 32

32 tuần là giai đoạn “chạy nước rút”, bởi không đầy 2 tháng nữa mẹ sẽ chào đón em bé ra đời. Đặc biệt với những mẹ sinh con đầu lòng (con so), hẳn là vô cùng lo lắng và không ngừng thắc mắc bầu 8 tháng em bé nặng bao nhiêu, hay tìm kiếm bảng chỉ số thai nhi 32 tuần chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho con tốt nhất. Chưa kể, càng gần đến ngày sinh, đôi lúc mẹ sẽ trải qua cảm giác mệt mỏi, khó chịu do thai 32 tuần gò nhiều. Nhưng cũng có khi bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng và bắt đầu trỗi dậy bản năng làm mẹ.

Các vấn đề thường gặp ở mẹ bầu 32 tuần

Bên cạnh sự thay đổi về dáng vẻ và cảm xúc, có rất nhiều hoạt động khác đang diễn ra trong cơ thể mẹ, nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ sinh nở sắp tới. Vì thế, ở tuần 32, mẹ bầu có thể gặp vài vấn đề như:

  • Khó thở và ợ nóng: Bầu 32 tuần khó thở hay ợ nóng chủ yếu do thai nhi phát triển lớn, đè lên dạ dày của mẹ, khiến cơ hoành và dạ dày của mẹ bị o ép.

  • Đau lưng: Cân nặng thai 32 tuần lớn hơn trước gây áp lực lớn cho cơ thể mẹ. Cụ thể sẽ làm trọng lực cơ thể mẹ dồn về phía trước, mẹ buộc phải cong lưng, vai ưỡn ra sau để lấy lại cân bằng. Từ đó khiến cơ và dây chằng vùng lưng bị kéo giãn ra, từ đó khiến mẹ bầu 32 tuần đau lưng dữ dội.

  • Tê mỏi tay chân: Việc tăng cân nhanh, thiếu vitamin và khoáng chất khiến các mạch máu khó lưu thông nên làm cho mẹ bầu thường xuyên bị tê mỏi tay chân.

Trường hợp cần đặc biệt lưu ý

Trong một số trường hợp bất thường, chẳng hạn thai nhi 32 tuần đạp nhiều gây đau lưng hoặc nặng nề vùng xương chậu, âm đạo tiết dịch nhiều có lẫn máu; hoặc khi xuất hiện từ 6 cơn co thắt trở lên trong khoảng 60 phút, mỗi cơn kéo dài 30 – 45 giây có kèm máu âm đạo và đau bụng, mẹ nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nguyên nhân là bởi đây có thể là dấu hiệu sinh non, cho thấy bé sẽ chào đời sớm hơn dự kiến.

Nhìn chung, mẹ bầu và thai nhi ở tuần 32 có rất nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn tâm lý. Chính vì thế, bên cạnh việc quan tâm đến cân nặng chuẩn của thai nhi 32 tuần, mẹ cũng cần chú trọng đến sức khỏe và những biến đổi trên cơ thể mình. Lưu ý, mẹ nên thực hiện khám thai định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi các chỉ số thai nhi tuần 32 nhé.

Khám thai tuần 32 cần làm những gì?

Mẹ bầu mang thai 32 tuần nên được khám thai đầy đủ để được kiểm tra sự phát triển toàn diện của em bé và sức khỏe mẹ bầu. Trường hợp em bé phát triển chậm, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng xử lý, phòng tránh các biến chứng như suy thai hoặc em bé bị ngạt sau sinh. Đồng thời khám thai tuần 32 cũng giúp dự kiến ngày sinh chính xác hơn.

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đo cân nặng, huyết áp, chiều cao tử cung thai 32 tuần… để nhận định tổng quát về sức khỏe hiện tại. Sau đó là thực hiện siêu âm cho mẹ bầu. Vậy siêu âm thai 32 tuần để làm gì? Thông thường, các bác sĩ chỉ định mẹ bầu siêu âm thai 4D hoặc 5D, nhằm đưa ra được những hình ảnh siêu âm thai chính xác để đánh giá các dị tật bẩm sinh muộn của thai và sự phát triển của thai nhi đã đạt chuẩn hay chưa.

Tuần thứ 32 cũng là mốc khám thai quan trọng, vì thế không ít mẹ quan tâm thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì? Dưới đây là một số xét nghiệm cần thực hiện như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32. Ngoài ra, sau tuần 32, bác sĩ thường yêu cầu mẹ đến khám thai mỗi tuần một lần để theo dõi chặt chẽ các chỉ số như: Đo nhịp tim thai nhi, ước lượng kích thước và vị trí của bào thai bằng cách sờ nắn, kiểm tra giãn tĩnh mạch chân, phù nề của mẹ.

Khi thai nhi 32 tuần, mẹ bầu nên làm gì?

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi ở tuần thứ 32, mẹ bầu hãy chú ý đến những vấn đề dưới đây:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cho con nhận được đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện và tăng cân ổn định là nỗi lo lắng của không ít mẹ. Vậy mẹ bầu 32 tuần nên ăn gì? Trong giai đoạn này, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm đạm (cá, trứng, sữa, bơ, đậu…), chất béo (cá thu, cá hồi giàu axit béo Omega-3…), vitamin C (trong các loại trái cây như cam, chanh, ổi, bưởi…), sắt (có nhiều trong trứng, gan, thịt nạc…) và đặc biệt là chất xơ (như gạo lứt, bánh mì, các loại đậu, bắp, bông cải xanh…) để hạn chế táo bón. Ngoài ra, mẹ cũng cần tiếp tục tránh xa trà, cà phê, rượu bia… để tránh ảnh hưởng đến bé yêu.

Bên cạnh đó, hiểu được mẹ bầu trong những tuần cuối thai kỳ vô cùng căng thẳng và mệt mỏi, dễ bị táo bón nên Frisomum Gold bổ sung hàm lượng cao Magie và các vitamin nhóm B, giúp mẹ “đánh bay” các vấn đề trên. Cùng với chỉ số đường huyết thấp (GI = 25) mẹ bầu sẽ không phải lo về béo phì hay tiểu đường thai kỳ trong suốt hành trình mang thai.

Vận động hợp lý

Mẹ bầu nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày trong tuần, một lần khoảng 20 – 30 phút. Một số bài tập phù hợp với mẹ bầu như bơi lội, đi bộ, yoga, đạp xe. Cần tránh các môn thể thao có va chạm tiếp xúc hoặc nguy cơ té ngã cao.

Sinh hoạt lành mạnh

Mẹ bầu nên thiết lập một chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý để mẹ khỏe, bé phát triển tốt. Tập thể dục đều đặn, tránh xa rượu bia, thuốc lá và chất kích thích, giữ môi trường sống không có hóa chất.

Chuẩn bị đồ đi sinh

Trong quá trình tìm hiểu cân nặng thai 32 tuần, mẹ đừng quên bắt đầu chuẩn bị đồ đi sinh phù hợp để sẵn sàng đón chào bé yêu ra đời bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chuẩn bị sữa công thức để dự phòng cho trường hợp tắc sữa.

Nhìn chung, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi ở tuần thứ 32, mẹ bầu cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt lành mạnh và chuẩn bị đồ đi sinh. Hơn hết, mẹ cần luôn lắng nghe cơ thể, quan tâm đến sức khỏe cả của mình và bé yêu. Lưu ý, mẹ nên thực hiện khám thai định kỳ và thảo luận với bác sĩ để có những lời khuyên chính xác cho từng trường hợp cụ thể.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…