11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trong vài giờ, trước 1, 2 ngày, trước 1 tuần

Chúc mừng các bà bầu đã tiến đến giai đoạn cuối cùng của chuyến hành trình mang thai. Lúc này, nhiều bà bầu thường trở nên lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi về cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh sẽ xuất hiện. Tìm hiểu về những dấu hiệu chuyển dạ trước 1 tuần, 1-2 ngày, hay thậm chí trước vài giờ cũng sẽ giúp quá trình sinh nở của bà bầu chủ động và an toàn hơn.

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình thai nhi rời khỏi tử cung, chuẩn bị cho quá trình sinh. Bà bầu nhận biết quá trình chuyển dạ thông qua những cơn co thắt thường xuyên làm cổ tử cung giãn nở rộng hơn. Cơn co thắt làm cơ tử cung căng lên, bụng căng cứng, giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung. Cổ tử cung, nằm ở phía trên âm đạo, sẽ mở ra dần dần khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. Khi đạt độ mở thích hợp, bà bầu sẵn sàng cho quá trình sinh con và chào đón thiên thần của mình.

Một cuộc chuyển dạ và sinh nở thường trải qua 3 giai đoạn là bắt đầu chuyển dạ, sinh con, và sổ nhau thai. Trong đó, giai đoạn bắt đầu chuyển dạ là giai đoạn dài nhất với ba giai đoạn sau:

  • Chuyển dạ giai đoạn tiềm thời (kéo dài từ 6-12 giờ)
  • Chuyển dạ giai đoạn tích cực (kéo dài từ 3-5 giờ)
  • Chuyển dạ giai đoạn chuyển tiếp (kéo dài từ 3-5 giờ)

Quá trình bắt đầu chuyển dạ mất ít nhất từ 12-24 giờ và thông thường bà bầu có thể tự nhận biết những dấu hiệu mình có đang bước vào quá trình bắt đầu chuyển dạ hay không bằng những dấu hiệu cơ bản sau đây:

Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) thường gặp trước 1 tuần hoặc 2 ngày rõ ràng nhất

Sa bụng dưới (Thai nhi đi vào khung chậu)

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, từ sau 36 tuần mang thai, thai nhi bắt đầu tự di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của bà bầu. Hiện tượng sa bụng dưới này có thể xuất hiện trước một vài tuần hoặc thậm chí vài giờ trước khi quá trình chuyển dạ thật sự xảy ra. Thai nhi từ từ đi vào khoang chậu của bà bầu, cùng với sự di chuyển xuống dưới của đáy tử cung.

Sa bụng dưới là một trong những dấu hiệu sắp sinh con chính xác và thường gặp nhất. Đối với các bà mẹ mang thai lần thứ 2 trở đi, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không gặp do thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ xảy ra khi bước vào chuyển dạ sinh thật sự.

Ở thời điểm này, bà bầu sẽ tiểu tiện thường xuyên hơn do bàng quang bị áp lực vì đầu thai nhi đã tụt xuống, bà bầu cũng di chuyển khó khăn hơn trước. Tuy nhiên, bà sẽ thấy dễ thở hơn do thai nhi không còn chiếm không gian phổi và giảm áp lực lên lồng ngực của bà, áp lực dạ dày cũng giảm, cảm giác thèm ăn cũng tăng lên đáng kể.

Cổ tử cung mỏng đi (biến mất) và bị giãn (mở)

Phần dưới của tử cung gọi là cổ tử cung. Trước khi sinh, chiều dài của cổ tử cung thường là 3,5 đến 4 cm. Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung mềm ra, ngắn lại và mỏng đi. Xóa cổ tử cung thường được biểu thị bằng phần trăm. Xóa cổ tử cung là 0% khi cổ tử cung dài ít nhất 2 cm hoặc rất dày. Cổ tử cung phải được xóa 100% hoặc mỏng hoàn toàn để có thể sinh qua đường âm đạo.

Một dấu hiệu chuyển dạ khác là cổ tử cung bắt đầu giãn ra (mở). Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, phần dưới tử cung bắt đầu giãn ra và mỏng đi để tạo điều kiện cho bé chào đời. Bác sĩ sẽ đo mức độ mở cổ tử cung bằng cm, từ 0 cm (không mở) đến 10 cm (mở hoàn toàn). Lúc đầu, sự thay đổi cổ tử cung có thể rất chậm. Khi quá trình chuyển dạ tích cực bắt đầu, cổ tử cung có thể mở với tốc độ nhanh hơn. Quá trình mở cổ tử cung thường được gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Cổ tử cung bắt đầu mở đến 3cm, tiến triển chậm kéo dài khoảng 6 – 8 giờ, trung bình mỗi 2 giờ mở được 1cm.
  • Giai đoạn thứ hai: Cổ tử cung mở từ 3 – 10 cm, tiến triển nhanh, kéo dài khoảng 7 giờ, trung bình mỗi giờ giãn thêm 1cm hoặc nhiều hơn.

Đi tiểu nhiều lần, tiêu chảy nhiều hơn ngày thường

Khi thai nhi đã lọt xuống khung chậu, cụ thể ngôi thai lọt xuống tiểu khung của bà bầu sẽ kích thích vào bàng quang ở trước và tạo cho bà cảm giác đi tiểu thường xuyên.

Bà bầu có thể gặp tình trạng tiêu chảy khi sắp đến ngày dự sinh do sự thay đổi hormone chuẩn bị cho quá trình sinh con. Các thay đổi này có thể kích thích ruột hoạt động thường xuyên hơn và gây tiêu chảy. Mặc dù mệt mỏi và mất nước, đây vẫn là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên bà không cần lo lắng quá. Để khắc phục, hãy đảm bảo uống đủ nước và nếu tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, hãy thăm khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Chuột rút và đau vùng xương chậu

Gần đến ngày dự sinh, bà sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xảy ra thường xuyên hơn. Các cơn đau ở háng, lưng sẽ tăng lên, đặc biệt đối với lần mang thai đầu tiên, dấu hiệu sắp chuyển dạ này sẽ càng rõ ràng hơn. Càng gần đến ngày sinh, hiện tượng này sẽ diễn ra càng nhiều với tần suất dày đặc hơn. Các cơ và khớp ở vùng xương chậu được nới lỏng và kéo căng hết mức để chuẩn bị đón bé chào đời.

Giảm cân hoặc ngừng tăng cân

Trái với đầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), thời gian này cân nặng bà ngừng tăng cân và có thể giảm đi 1-2 kg. Lý do của việc này là do lượng nước ối của bà đang giảm xuống để chuẩn bị cho việc đón bé chào đời. Điều này là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến cân nặng của bé, bà yên tâm nhé.

Đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới

Nội tiết tố thai kỳ Relaxin làm cho các khớp ở vùng chậu giãn, khiến dây chằng mềm hơn để mở rộng khung chậu của bà. Điều này giúp khớp xương trở nên linh hoạt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của em bé qua đường âm đạo. Dấu hiệu sắp sinh con này thường rõ ràng khi bà di chuyển nhiều, gây đau trằn bụng và đau lưng khi ngồi lâu. Hóc môn Relaxin cũng có tác dụng tăng lưu lượng máu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, hóc môn này cũng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khi mang thai như ợ nóng, suy giãn tĩnh mạch, phù nề ở chân.

Vùng kín của bà sưng nề

Vì kích thước ngôi thai lớn hơn, cũng như sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ và thần kinh, các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo giãn rộng. Khi đó, lượng máu nuôi dưỡng tăng lên, giúp cho đường kính ống âm đạo giãn nở tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.

Bản năng “làm tổ” của bà

Một số bà bầu ở giai đoạn gần ngày sinh bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng, bắt đầu thích dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp lại mọi thứ hơn. Sự thôi thúc này thường được gọi là bản năng làm tổ. Đây có thể được xem là một dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ trỗi dậy và mẹ muốn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để đón bé yêu chào đời.

Những dấu hiệu chuyển dạ (sắp sinh) trước 1 ngày (trong 24 giờ) cần đến bệnh viện ngay

Xuất hiện cơn gò tử cung (cơn co thắt chuyển dạ)

Theo Healthpartners, cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà các bà bầu sắp sinh thường gặp phải nhiều nhất. Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng với tần suất không đều, thưa thớt. Chúng được gọi là cơn gò chuyển dạ giả Braxton Hicks hoặc cơn gò sinh lý. Bà bầu cần đặc biệt chú ý để phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và cơn gò sinh lý vì chúng có những đặc điểm khác giống nhau.

Bảng tổng hợp sau đây sẽ giúp bà phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và cơn gò sinh lý dễ dàng hơn:

  • Cơn gò chuyển dạ thật có tần suất thường xuyên và kéo dài từ 30-60 giây, trong khi cơn gò sinh lý không tăng theo thời gian và chỉ gây khó chịu mà không gây đau.

Nếu các cơn co thắt gia tăng với tần suất và thời gian như trên, thì bà cần đến bệnh viện ngay.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…