Sự phát triển kỹ năng ngồi của trẻ sơ sinh

Video tập cho bé tự ngồi dậy

Kỹ năng ngồi đem lại cho trẻ một cách nhìn mới về thế giới và cảm giác độc lập. Các cơ bắp ở lưng, bụng, cổ và chân sẽ phát triển dần để giúp trẻ ngồi vững.

Các cơ và các chi cũng tương tác một cách tốt hơn, giúp trẻ không bị ngã. Con sẽ nhanh chóng tìm được vị trí để ngồi thoải mái. Kỹ năng ngồi là nền tảng để trẻ học bò, đi và đứng. Khi trẻ có thể ngồi tự chơi vui vẻ, trẻ sẽ nhanh chóng tập các kỹ năng khác.

Khi nào bé biết ngồi?

Trẻ sẽ học cách ngồi từ khoảng 3 tháng đến 9 tháng tuổi. Các cơ bắp của trẻ cũng ngày càng phát triển và cứng cáp vào khoảng 6 đến 7 tháng tuổi. Đây là sự chuẩn bị cho kỹ năng ngồi của trẻ.

Tuy nhiên, bé vẫn chưa giữ được thăng bằng và có thể ngã nếu nghiêng sang một bên hoặc khi có vật để vỗ. Khi con đã 8 tháng tuổi, con sẽ có thể ngồi và giữ thăng bằng tốt mà không cần sự hỗ trợ.

Gần như tất cả các em bé có thể tự ngồi khi được 9 tháng tuổi.

Bé tập ngồi như thế nào?

Mẹ có thể hỗ trợ bé tập ngồi ngay từ khi bé đủ tháng tuổi, nhưng bé phải có khả năng kiểm soát đầu của mình để có thể tự ngồi.

Dưới đây là quá trình học kỹ năng ngồi của bé.

Trẻ 3 tháng đến 4 tháng

Các cơ cổ và đầu của bé sẽ nhanh chóng cứng cáp. Từ lúc này, bé sẽ học cách ngẩng đầu lên khi nằm sấp. Sau đó, bé sẽ tìm cách chống hai tay lên và nâng ngực lên khỏi sàn, giống như tư thế chống đẩy.

Ảnh

Các động tác như này sẽ giúp bé phát triển đầu, vai, cổ, lưng, và đồng thời giúp bé học kỹ năng ngồi nhanh hơn.

Trẻ 5 tháng đến 6 tháng

Trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi có thể tựa vào mẹ để ngồi vững, ngẩng đầu lên và thẳng lưng. Trẻ cũng có thể ngồi trong tư thế kiềng ba chân, hai chân ở hai bên và hai tay vươn về phía trước để tự hỗ trợ.

Một số bé có thể ngồi một lúc mà không cần tựa vào mẹ. Tuy nhiên, mẹ phải luôn theo sát để hỗ trợ khi bé cần, hoặc đặt gối xung quanh để đề phòng bé ngã.

Trẻ bảy tháng đến tám tháng

Bây giờ bé đã có thể ngồi thẳng lưng mà không cần sự hỗ trợ. Hai tay của bé không còn phải chống đỡ, bé có thể tự do khám phá xung quanh. Thậm chí, bé còn học cách xoay người để lấy một món đồ chơi.

Trẻ đã học cách chống hai tay lên để chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi. Khi bé 8 tháng tuổi, bé hoàn toàn có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ.

Trẻ biết ngồi trước hay bò trước?

Theo tiến trình phát triển, bé sẽ biết ngồi trước khi biết bò.

Khi nào trẻ chuyển từ ngồi sang bò?

Khi bé có thể nhảy người về phía trước từ tư thế ngồi và có thể giữ thăng bằng trên hai tay và hai đầu gối, bé đã sẵn sàng để bò.

Bé có thể di chuyển về phía trước hoặc phía sau với tư thế gần như bò khi đủ sáu hoặc bảy tháng. Hầu hết các bé sẽ học cách bò khi một tuổi.

Một khi bé đã biết bò, bé sẽ di chuyển suốt ngày và khám phá các khu vực mới mà bé thấy thú vị. Vì vậy, mẹ cần dọn nhà gọn gàng để đảm bảo an toàn trước khi bé bò tới và khám phá.

Cách tập cho bé tự ngồi dậy

Mẹ có thể khuyến khích bé tự ngồi dậy bằng cách cho bé tập nằm sấp càng nhiều càng tốt. Sau đó, mẹ có thể dùng âm thanh như vỗ tay, sử dụng đồ chơi phát ra âm thanh hoặc đồ chơi với nhiều màu sắc để hướng bé nhìn lên. Mẹ cũng có thể gọi tên bé và làm mặt cười để thu hút sự chú ý của bé.

Hoạt động này giúp cơ đầu, vai, cổ, lưng của bé mạnh hơn, giúp bé kiểm soát đầu tốt hơn và học kỹ năng ngồi nhanh hơn.

Dưới đây là một số lời khuyên khác để giúp bé học cách ngồi dậy:

  • Lần đầu tiên bé học ngồi, mẹ nên ngồi cạnh và đỡ bé.
  • Bé cần học cách chống tay khi ngồi. Mẹ có thể đặt một đồ chơi cứng trước mặt bé để bé vịn vào.
  • Mẹ chỉ hỗ trợ khi bé cần, để bé tự ngồi theo khả năng để cơ bụng và cơ lưng của bé khỏe dần.
  • Khi bé ngồi tốt hơn, mẹ nên hỗ trợ bé ít hơn.
  • Mẹ phải luôn ở gần để đảm bảo an toàn và tránh các tai nạn.

Bé 9 tháng chưa tự ngồi được?

Mỗi bé có tốc độ phát triển và học kỹ năng riêng, một số bé có thể chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng nếu bé không thể tự ngồi khi được 9 tháng tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tham gia POH Acti để được hướng dẫn và đánh giá sự phát triển của bé.

Tại POH Acti, mẹ sẽ được gửi bảng đánh giá và quay video bé để các chuyên gia đánh giá xem bé có gặp bất thường gì không. Sau đó, các chuyên gia sẽ đưa ra các bài tập phù hợp giúp bé sớm biết ngồi và đạt được các mốc phát triển của mình.

Nếu mẹ lo lắng về sự phát triển của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ một lần nữa. Hãy tin vào cảm giác và bản năng làm mẹ của mình, bởi mẹ là người gần gũi nhất với bé.

Lưu ý: Các bé sinh non (trước 37 tuần mang thai) có thể đạt các mốc phát triển muộn hơn một chút so với các bé khác.

Nguồn: Babycenter

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Bật mí 10+ cách dạy con thông minh cực kỳ hiệu quả

10+ Cách Dạy Con Thông Minh Hiệu Quả

Video day con thong minh Nếu bạn đang muốn dạy con thông minh một cách hiệu quả, hãy để chúng tôi giúp bạn với các phương pháp…

Cách giúp trẻ nhớ mặt chữ cái một cách hiệu quả

Cách giúp trẻ nhớ mặt chữ cái một cách hiệu quả

Video dạy bé nhớ mặt chữ cái Bé không nhớ mặt chữ luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu, đặc biệt là…

6 bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1

6 bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1

Hè đến gần, cũng là thời điểm mà các phụ huynh nên bắt đầu chuẩn bị cho con đến lớp 1. Dưới đây là 6 bước giúp…

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Video dạy trẻ 5 tháng tuổi Trẻ 5 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc so với trẻ sơ sinh. Lúc này, bé 5 tháng…

Các Bước Phát Triển Quan Trọng Cho Trẻ: Bước Đầu Tiên Là Biết Bò

Video dạy bé tập bò Con trẻ phát triển các kỹ năng theo nhiều cách và thời gian khác nhau. Nếu con bạn không tỏ ra hứng…

Kabrita Việt Nam

SẢN PHẨM KABRITA VIỆT NAM

Video dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu ThủyCó thể bạn quan tâm Dạy Phonics cho trẻ –…