Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng thức ăn gây mẩn ngứa và nổi mề đay là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc liệu hiện tượng này có nguy hiểm không và có cách điều trị an toàn và hiệu quả tại nhà không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn hiểu rõ hơn về bệnh, cũng như hướng dẫn cách phòng tránh một cách an toàn và hiệu quả.

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa khiến nhiều người bệnh lo lắng

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa?

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, hay mề đay, là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các thành phần có trong thức ăn được dung nạp vào cơ thể. Trong đó có một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:

  • Yếu tố tuổi tác: Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nhiều hơn so với người lớn. Bởi sức đề kháng của trẻ kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là cơ sở khiến những yếu tố lạ trong thực phẩm có cơ hội gây dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Một số loại thức ăn dễ gây dị ứng như: hải sản (nhất là các loại hải sản có vỏ), đậu phộng, đậu nành, lúa mì, trứng, sữa,…

  • Di truyền: Nhiều căn bệnh dị ứng di truyền lại cho thế hệ con cháu, trong đó có dị ứng thức ăn. Nếu cha mẹ đều bị dị ứng một loại thức ăn nào đó (ví dụ như tôm) thì con cái sinh ra có nguy cơ bị dị ứng với loại hải sản này rất cao.

  • Môi trường: Các chức năng trong cơ thể hoàn toàn bình thường, ổn định nhưng khi bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, nơi ở có bệnh truyền nhiễm,… cũng khiến bị dị ứng thức ăn. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa.

Nguyên nhân dị ứng thức ăn nổi mề đay có thể do di truyền

Cách nhận biết dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa rất dễ phát hiện, vì nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài da. Khi thức ăn được dung nạp vào cơ thể, chỉ vài phút sau đã phát sinh ra các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Các vùng da xuất hiện các mảng bị tổn thương, nốt sần đỏ có nhiều kích thước khác nhau.

  • Biểu hiện tổn thương trên da khởi phát đột ngột và sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.

  • Các vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa giống như bị muỗi đốt nhưng sần to hơn nhiều.

  • Dị ứng thức ăn còn xuất hiện tình trạng phù nề, ngứa rát dữ dội và viêm đỏ.

  • Nếu bị nặng, vùng da mặt có thể bị sưng to, đôi mắt phù nề.

  • Đi kèm theo đó có thể là triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở,…

Dị ứng thức ăn nổi mề đay có nguy hiểm không? Khi nào đi gặp bác sĩ?

Nổi mề đay là căn bệnh thường gặp, ít gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh có thể tự thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày mà không cần sự can thiệp của các biện pháp y tế.

Tuy nhiên, nổi mề đay dị ứng thức ăn thường có mức độ nghiêm trọng hơn. Ở trường hợp nhẹ, triệu chứng của bệnh có thể giảm chỉ sau vài ngày được chăm sóc cẩn thận tại nhà. Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng ở mức độ nặng, bệnh có thể lan tỏa rộng, gây phù nề, ngứa ngáy dữ dội và có thể đi kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho tính mạng.

Bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên đi gặp bác sĩ khi nào?

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Nổi mẩn ngứa xuất hiện nhiều, lan rộng và trong nhiều giờ không có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Môi và mí mắt bị đau nhức, sưng phù.

  • Đau đầu, chóng mặt, khó chịu.

  • Tụt huyết áp.

  • Vùng cổ họng, lưỡi bị đau rát, sưng phù.

  • Ngất xỉu.

  • Nôn ói liên tục.

  • Tiêu chảy không kiểm soát.

Khi nghi ngờ bị sốc phản vệ do dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất. Nếu không được phản ứng kịp thời, phản ứng này có thể gây co thắt phế quản khó thở, tụt huyết áp, sốc và tử vong.

Nên làm gì khi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa?

Như đã đề cập trên, dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa có mức độ nghiêm trọng hơn so với các bệnh ngứa thông thường. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, người bệnh cần phải chủ động kịp thời kiểm soát triệu chứng và dự phòng các tình huống rủi ro không mong muốn.

1. Biện pháp xử lý tạm thời khi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa

Khi dung nạp thức ăn gây dị ứng da, cơ quan hô hấp và tiêu hóa có thể xuất hiện triệu chứng chỉ sau một thời gian ngắn. Lúc này, bạn có thể can thiệp bằng các biện pháp xử lý tạm thời như:

  • Nên kích thích nôn để có thể loại bỏ thực phẩm mới được dung nạp. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm mức độ dị ứng và phòng ngừa tình trạng sốc phản vệ nhanh chóng.

  • Sau khi nôn, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để có thể loại bỏ hoàn toàn dị ứng có bên trong khoang miệng. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa và phù nề hiệu quả.

  • Cuối cùng, bạn nên uống một ly nước ấm để làm giảm khó chịu ở dạ dày và khoang miệng.

Kích nôn sẽ giúp tạm thời triệu chứng dị ứng do thức ăn gây ra

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên chủ động khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Bởi các bước bên trên chỉ là cách xử lý thức ăn bị dị ứng tạm thời.

2. Sử dụng thuốc để điều trị bệnh

Sử dụng thuốc là biện pháp mang lại hiệu quả điều trị dị ứng thức ăn nổi mề đay hiệu quả, nhanh chóng. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ dị ứng, độ tuổi và một số yếu tố đi kèm để kê loại thuốc phù hợp cho người bệnh.

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa như:

  • Thuốc Epinephrine: Loại thuốc này được sử dụng ở dạng khí dung hoặc dạng thuốc tiêm cho các trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng. Thuốc chỉ được chỉ định ngay khi người bệnh gặp các triệu chứng nặng như khó thở, phù nề lưỡi, nghẹn cổ họng,…

  • Thuốc kháng Histamin: Nhờ cơ chế ức chế tế bào giải phóng histamin (chất gây viêm, mẩn ngứa, mẩn đỏ) nên thuốc có tác dụng trị triệu chứng của dị ứng nhanh chóng.

  • Thuốc corticoid: Khi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nghiêm trọng gây phù nề ở mắt, môi, cổ họng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc corticoid ở đường uống với liều thấp. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch, làm giảm phản ứng quá mức của cơ thể và góp phần cải thiện các triệu chứng do dị ứng gây ra.

  • Thuốc bôi giúp làm dịu da, giảm sưng, ngứa: Nếu mề đay gây phù nề và ngứa ngáy, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc bôi như Zinc, Glycerin, Panthenol, Menthol, để làm dịu da, giữ ẩm và giảm ngứa.

Sử dụng thuốc Tây y giúp điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa hiệu quả

3. Sử dụng thuốc Đông y

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, khi bị dị ứng thức ăn nổi mề đay, mẩn ngứa nhiều người tin tưởng lựa chọn bài thuốc Đông y.

Ưu điểm của bài thuốc Đông y gia truyền là chữa dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên luôn mang đến hiệu quả trong chữa trị chuyên sâu, với liệu trình điều trị ổn định. Bài thuốc mang lại hiệu quả chắc chắn, hiệu quả tận gốc, hơn nữa nó còn rất lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y phải kiên trì sử dụng vì tác dụng của thuốc chậm, hiểu quả lâu dài. Chính vì vậy, người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa cần chú ý lựa chọn đơn vị uy tín, có bài thuốc bí truyền hiệu quả đã được kiểm chứng, giúp chữa bệnh triệt để.

Tiêu ban Hoàn Bì Thang giúp chữa trị dị ứng thức ăn nổi mề đay

Để được tư vấn cụ thể hơn về bài thuốc và được bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

Người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay nên ăn gì và kiêng gì?

Với những người hay bị dị ứng thức ăn nổi mề đay, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị dị ứng mà bạn nên ăn:

  • Nước chanh: Bổ sung nước chanh thường xuyên giúp loại bỏ tạp chất, độc tố, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

  • Gừng: Gừng chứa chất chống viêm và chống vi khuẩn có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng thức ăn.

  • Trà xanh: Tinh chất trong lá trà xanh không chỉ làm giảm các triệu chứng khó chịu của dị ứng thức ăn mà còn rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe.

  • Nước ép cà rốt và dưa chuột: Được coi là thực phẩm vàng đối phó với dị ứng thực phẩm, làm giảm cảm giác khó chịu và cải thiện sức đề kháng của dạ dày.

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, quất, bưởi,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng dị ứng tái phát.

Đồng thời, người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay cũng cần tránh xa một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng, khó điều trị hơn.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Những Thực Phẩm Giúp Người Bị Sỏi Thận và Kiêng Ăn

Những Thực Phẩm Giúp Người Bị Sỏi Thận và Kiêng Ăn

Sỏi thận là một tình trạng phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên,…

Đậu Xanh Tươi Ngon – Bạn đã thử chưa?

Video cách bảo quản đậu xanh đã nấu chín Nhắc đến đậu xanh, chắc hẳn ai cũng không còn xa lạ. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết…

Chó Bị Viêm Da Rụng Lông - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, và Cách Trị Viêm Da Cho Chó

Chó Bị Viêm Da Rụng Lông – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, và Cách Trị Viêm Da Cho Chó

Có thể bạn quan tâm Xoài có tốt cho người đau dạ dày hay không? Công Ty TNHH Broadpeak Sóc Trăng đang tuyển dụng nhân viên 15…

Cóc: Loài Động Vật Quen Thuộc Và Công Dụng Đáng Ngạc Nhiên

Nhựa trên da và tuyến mang tai con cóc chứa chất kịch độc có thể gây tử vong. Nhưng đằng sau độc tính đó, các thành phần…

Giải đáp câu hỏi liệu ăn nhiều khoai lang có béo không?

Khoai lang có gây béo không? Tìm hiểu ngay!

Như chúng ta đã biết, trong khoai tây có nhiều tinh bột dễ gây béo phì nếu ăn uống không điều độ. Vậy khoai lang thì sao?…

Tăng cường bạch cầu – Top mỹ phẩm tự nhiên cho bạn

Bạn có biết rằng bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các mầm bệnh và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng? Nếu…