Dạy Con Tập Nói – Bí Quyết Giúp Trẻ Thông Minh Và Nhanh Nhạy Hơn

Video dạy trẻ nói sớm

Nói chuyện và biết nắm bắt ý kiến người khác là những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Khả năng giao tiếp giúp trẻ kết bạn, học hỏi và trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn. Ba mẹ là người thầy và quan trọng nhất trong việc dạy trẻ tập nói. Vậy làm thế nào để dạy bé tập nói hiệu quả?

Mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, có trẻ nói chậm còn trẻ nói nhanh, cũng có trẻ nói nhiều và trẻ nói ít. Khả năng nói của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và phương pháp của ba mẹ. Vì vậy, bài viết này tập trung vào tầm quan trọng của việc dạy bé tập nói, chia sẻ các bí quyết tập nói cho con hiệu quả và nhấn mạnh những lưu ý cho các phụ huynh trong quá trình dạy con thông minh và nhanh nhạy hơn.

Lợi ích to lớn từ việc dạy bé tập nói

dạy trẻ tập nói
Hình ảnh chỉ dạy con tập nói sớm

Phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt cho trẻ: thông qua hình ảnh, màu sắc, đồ vật,… xuất hiện trong các chủ đề tập nói, con sẽ xây dựng được vốn từ vựng đa dạng làm nền tảng vững chắc cho giai đoạn tập nói sau này. Ngoài ra, vốn từ vựng phong phú sẽ là trợ thủ đắc lực cho khả năng diễn đạt của bé.

Tăng khả năng ghi nhớ: khi chơi đùa với ba mẹ, việc dạy bé về các con vật, đồ vật trong nhà giúp bé thích thú hơn, từ đó não bộ được phát triển và ghi nhớ mọi thứ dễ dàng hơn.

Tăng khả năng quan sát: dạy con tập nói những câu đơn giản, liên quan đến sinh hoạt hàng ngày giúp con quan sát tốt hơn những hoạt động diễn ra trong gia đình, hỗ trợ khả năng tiếp thu và tương tác với ba mẹ sau này.

dạy bé nói
Dạy bé tập nói sớm có nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ

Em bé tập nói từ khi nào?

Học nói là một quá trình bắt đầu từ khi trẻ mới sinh, khi mà trẻ trải nghiệm cách giọng nói phát ra. Trước 1 tuổi, trẻ học thông qua những cuộc hội thoại hàng ngày và sử dụng âm thanh, cử chỉ và cơ thể để giao tiếp với mọi người, ví dụ như trẻ giơ hai tay lên để yêu cầu bạn bế lên, hoặc trẻ đưa bạn một món đồ chơi để bạn biết rằng trẻ muốn chơi đồ chơi.

Ở khoảng thời gian từ 12 – 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nói từ đầu tiên. Trẻ tiếp tục học hỏi và tiến bộ nhanh chóng, khi trẻ 2 tuổi, trẻ có thể đạt được những cột mốc sau:

  • Hiểu 200 – 500 từ
  • Làm theo những hướng dẫn đơn giản, như “Chỉ cho ba/mẹ xem tai của con ở đâu nè”
  • Bắt đầu ghép những câu ngắn lại với nhau – chưa có cuộc trò chuyện dài nào, chỉ hai hoặc ba từ, như “Ăn nữa”
  • Dùng ít nhất 50 từ
  • Ngồi nghe những câu chuyện đơn giản có hình ảnh
  • Em bé tập nói, bắt chước được nhiều âm thanh và từ ngữ
  • Thích trò chuyện theo cách của bé thông qua những trò chơi liên quan đến búp bê, gấu bông
  • Sử dụng một vài âm trong các từ của bé – thường là p, b, t, d, m

em bé tập nói
Em bé bắt đầu tập nói từ 12 tháng tuổi

Khi hiểu được sự phát triển của trẻ, ba mẹ sẽ chọn những bài tập phù hợp để dạy em bé tập nói tốt hơn.

Tuyệt chiêu dạy bé tập nói hiệu quả

Thông qua trò chơi

Ba mẹ có thể thử trò chơi “Đây là cái gì” phù hợp cho những bé đang trong quá trình nhận biết và gọi tên đồ vật. Ba mẹ có thể hỏi bé về màu sắc hoặc hình dáng của món đồ chơi. Đối với những bé lớn hơn, ba mẹ có thể tăng mức độ phức tạp của trò chơi trở thành “Những gì xảy ra tiếp theo?”. Sau khi kể cho bé nghe một câu chuyện hay một tình huống, hãy thử hỏi bé xem chuyện gì có thể xảy ra sau đó. Cách này còn giúp bé tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú.

Thông qua bài hát

Bài hát là một phương pháp hữu hiệu để dạy bé tập nói. Chính việc lặp lại các từ trong bài hát giúp bé ghi nhớ từ tốt hơn. Ngoài ra, khi ba mẹ dạy bé hát hoặc hát cho bé nghe, ba mẹ có thể kết hợp với những động tác dễ thương, ngộ nghĩnh để làm bé thích thú hơn.

Thông qua câu chuyện

Ngay từ khi bé mới chào đời, ba mẹ hãy nói chuyện thường xuyên với bé. Bé cần hiểu các từ trước khi có thể tập nói, vì vậy việc nói chuyện giúp xây dựng các mối liên kết trong não của bé. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, ba mẹ nên dành thời gian hỏi chuyện về những việc xảy ra trong ngày. Nếu bé chỉ mới nói được từ đơn hoặc từ đôi, ba mẹ có thể hỏi bé những câu hỏi cụ thể. Ví dụ, nếu bé nói rằng bé đã đến khu trò chơi ở công viên, hãy hỏi thêm chi tiết bằng những câu như: “Ai đưa con ra đó? Con chơi với ai? Con thích nhất trò chơi nào?”. Chú ý chọn các câu hỏi để bé trả lời càng nhiều từ càng tốt.

Cách này đặc biệt hữu ích với các bậc phụ huynh gửi con ở nhà trẻ vì không chỉ dạy bé tập nói mà ba mẹ còn có thể biết được các hoạt động ở lớp của con. Khi ba mẹ đọc truyện cổ tích hoặc sách cho con, hãy thỉnh thoảng tạm ngưng đọc để bé có thể “điền vào chỗ trống”, yêu cầu bé lặp lại hoặc dừng ở những chỗ khác nhau để bé có thể luyện phát âm từ mới.

dạy bé tập nói
Bố mẹ có thể dạy bé tập nói từ sớm thông qua nhiều cách khác nhau

Dạy trẻ tập nói theo từng giai đoạn

Dưới đây là những hoạt động giúp ba mẹ có thêm ý tưởng để dạy em bé tập nói và giúp trẻ đạt được những cột mốc quan trọng từ 2 tuổi như đã đề cập ở trên. Những hoạt động tập nói này thường bắt đầu khi trẻ nói được từ đầu tiên (thường là 12 tháng tuổi):

Từ 12 – 15 tháng tuổi

Các bé bắt đầu sử dụng từ ngữ ở giai đoạn này. Điều này bao gồm việc dùng những âm thanh giống nhau một cách nhất quán để xác định một đối tượng, như là “baba” cho “cái bình”, hay “ca ca” cho “con cá”. Nhiều bé dùng một hoặc hai từ và hiểu khoảng 25 từ hoặc hơn. Các bé có thể yêu cầu bạn làm một việc gì đó bằng cách chỉ tay, lấy đồ vật hoặc nhìn đồ vật và nói lảm nhảm. Ba mẹ có thể giúp bé tập nói bằng cách:

  • Nói tên những đồ vật mà bạn sử dụng, như “cốc”, “búp bê”. Cho bé thời gian để bé gọi tên chúng.
  • Đặt câu hỏi cho bé về những bức tranh trong sách. Cho bé thời gian để gọi tên những thứ trong tranh.
  • Cho bé tập nói về ông bà, ba mẹ và các thành viên trong gia đình.
  • Mỉm cười hoặc vỗ tay khi bé gọi tên những điều bé nhìn thấy. Nói về những điều đó, như khi bé tập nói qua các con vật, ba mẹ có thể nói thêm “Con thấy con chó hả con. Con chó này lớn quá. Con nhìn nó vẫy đuôi kìa.”
  • Nói về những điều mà bé muốn nói nhất. Cho bé thời gian để bé kể cho bạn nghe tất cả về điều đó.
  • Hỏi về những việc bạn làm mỗi ngày – “Hôm nay con sẽ mặc cái áo nào?”, “Con muốn uống sữa hay nước ép?”
  • Mở rộng câu nói dựa trên những gì bé nói. Nếu bé nói “quả bóng”, bạn có thể nói “Quả bóng màu đỏ của con đó.”
  • Giới thiệu trò chơi giả vờ với búp bê, đồ chơi con vật hoặc gấu bông yêu thích của bé. Thêm chúng vào những cuộc nói chuyện và trò chơi của bạn – “Em Mon cũng muốn chơi nè. Con cho em đá bóng cùng nha.”

Từ 15 – 18 tháng tuổi

Trẻ sẽ dùng những cử chỉ phức tạp hơn để giao tiếp với bạn và tiếp tục xây dựng vốn từ vựng của mình. Bé có thể nắm tay bạn, dẫn bạn đến giá sách, chỉ vào một quyển sách và nói “chách” để nói “Con muốn đọc sách với ba/mẹ”. Bạn có thể tập bé nói chuyện bằng những hoạt động sau:

  • Nói với bé “Mũi của con ở đâu?”. Sau đó, chỉ vào mũi của bạn. Bé sẽ sớm chỉ vào mũi của bé. Thực hiện điều này với ngón chân, ngón tay, tai, mắt, đầu gối,…
  • Giấu một món đồ chơi trong khi bé đang theo dõi. Giúp bé tìm món đồ chơi đó và cùng cười đùa với bé.
  • Khi bé chỉ vào hoặc đưa cho bạn món đồ gì đó, hãy nói về đối tượng đó với bé – “Con đưa sách cho ba/mẹ à. Cảm ơn con nha. Con nhìn hình em bé đá bóng nè.”

Từ 18 tháng – 2 tuổi

Trẻ sẽ có thể làm theo các chỉ dẫn và bắt đầu ghép các từ lại với nhau, như “xe chạy” hoặc “uống nước”. Bé cũng sẽ bắt đầu chơi trò chơi giả vờ để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ. Bạn có thể dạy bé qua những hoạt động như:

  • Nhờ bé giúp bạn. Ví dụ, nhờ bé đặt cốc của bé lên bàn hoặc mang giày của bé đến cho bạn.
  • Dạy bé những bài hát đơn giản và những bài đồng dao. Đọc cho bé nghe. Bảo bé chỉ và kể cho bạn nghe những gì bé nhìn thấy.
  • Khuyến khích bé nói chuyện với bạn bè và gia đình. Bé có thể nói về một món đồ chơi mới, hoặc bé có thể kể chuyện và tập nói qua con vật.
  • Cho bé chơi nhiều trò chơi giả vờ. Bạn có thể chơi trò nói chuyện qua điện thoại, đút cho búp bê ăn, hoặc tạo một buổi tiệc với các con vật đồ chơi.

thiết kế các hoạt động để dạy bé học nói
Thiết kế các hoạt động để dạy bé học nói phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ

Trẻ em phát triển theo từng giai đoạn khác nhau và mỗi bé lại phát triển theo một tốc độ riêng. Vì thế, ba mẹ hãy theo dõi sự phát triển của con và lựa chọn những hoạt động phù hợp với con nhé!

Những điều cần tránh khi dạy bé học nói

dạy trẻ biết nói
Dạy con tập nói là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ

“Nhái” lại phát âm sai của con

Bé còn nhỏ nên khả năng phát âm còn hạn chế. Nhiều khi bé sẽ nói ngọng một vài từ, ví dụ “đi chè (tè)”, “ăn ơm (cơm)”, ô cô (ô tô)… Trong những lúc đó, ba mẹ không cần phải chỉnh bé, nhưng cũng đừng phát âm theo bé. Nhiều ba mẹ thấy bé nói như vậy rất dễ thương, nên thường nói nhái theo con để gần gũi với trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bé tiếp tục nói sai và có thể khó sửa hơn sau này trong quá trình dạy bé tập nói.

Trợ giúp bé quá nhanh

Chỉ cần thấy bé lấy tay chỉ bình nước là ngay lập tức ba mẹ lấy nước cho bé uống. Việc đoán biết ý muốn đúng của con khiến ba mẹ cảm thấy rất vui. Tuy nhiên, việc này đã tước mất cơ hội tập nói của bé, dễ khiến bé lười suy nghĩ và không chịu tìm cách biểu đạt mong muốn của mình bằng lời nói. Đây là những lỗi phổ biến của nhiều bậc cha mẹ trong lúc dạy bé học nói.

Dạy từ ngữ không chọn lọc

Nhiều gia đình, cả ba mẹ và ông bà đều không ý thức được việc nên chọn lựa từ ngữ mà cứ vô tư dạy bé nói những từ không hay, vì cho rằng về sau có thể uốn nắn lại. Thực chất, những tiếng nói đầu đời rất quan trọng với trẻ, là cột mốc đầu tiên cho những câu nói khác để mở rộng kỹ năng giao tiếp xã hội. Mọi từ ngữ bé học được đều được áp dụng và khó sửa đổi về sau. Vì vậy, mọi thành viên trong gia đình không nên dạy bé nói một cách vô tội vạ mà cần có sự chọn lọc từ ngữ khi bé mới tập nói.

Dạy bé tập nói là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc từ ba mẹ nếu muốn con trẻ thông minh và phát triển tư duy ngôn ngữ tốt hơn. Nắm vững các kiến thức cơ bản trên sẽ giúp ba mẹ phần nào trong việc phát huy khả năng ngôn ngữ của con trong tương lai.

POPS Kids Learn – nền tảng học trực tuyến tương tác hiện đại dành cho trẻ từ 2-15 tuổi. Với giảng viên và giáo trình đến từ các trung tâm giáo dục uy tín hàng đầu Everest Education, Học viện sáng tạo công nghệ Teky,… các khóa học online tương tác của POPS Kids Learn đã chứng minh được chất lượng và mang lại hiệu quả học tập hơn nhiều so với các phương pháp học online truyền thống. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về POPS Kids Learn và các khóa học đang mở lớp tại website POPS Kids Learn.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Bật mí 10+ cách dạy con thông minh cực kỳ hiệu quả

10+ Cách Dạy Con Thông Minh Hiệu Quả

Video day con thong minh Nếu bạn đang muốn dạy con thông minh một cách hiệu quả, hãy để chúng tôi giúp bạn với các phương pháp…

Cách giúp trẻ nhớ mặt chữ cái một cách hiệu quả

Cách giúp trẻ nhớ mặt chữ cái một cách hiệu quả

Video dạy bé nhớ mặt chữ cái Bé không nhớ mặt chữ luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu, đặc biệt là…

6 bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1

6 bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1

Hè đến gần, cũng là thời điểm mà các phụ huynh nên bắt đầu chuẩn bị cho con đến lớp 1. Dưới đây là 6 bước giúp…

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Video dạy trẻ 5 tháng tuổi Trẻ 5 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc so với trẻ sơ sinh. Lúc này, bé 5 tháng…

Các Bước Phát Triển Quan Trọng Cho Trẻ: Bước Đầu Tiên Là Biết Bò

Video dạy bé tập bò Con trẻ phát triển các kỹ năng theo nhiều cách và thời gian khác nhau. Nếu con bạn không tỏ ra hứng…

Kabrita Việt Nam

SẢN PHẨM KABRITA VIỆT NAM

Video dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu ThủyCó thể bạn quan tâm Cách Dạy Tiếng Anh Cho…