Dạy trẻ 1 tuổi tập nói không khó và vui hơn ba mẹ tưởng

Video dạy bé 1 tuổi tập nói

Ba mẹ nghĩ rằng những tiếng rù rì, bập bẹ ê a của con chỉ là những tiếng ồn vô nghĩa? Không hề, đó là cách trẻ 1 tuổi đang cố gắng bắt chuyện và tương tác với bạn đấy. Vậy làm cách nào để ba mẹ và con trò chuyện với nhau có hiệu quả để dạy trẻ 1 tuổi tập nói đây? Tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Thường xuyên nói chuyện cùng bé

Ngay từ khi con trong bụng mẹ, hoặc ngay từ khi chào đời, mẹ có thể nói chuyện với con, thể hiện nhiều cử chỉ yêu thương tương tác với bé như ôm, nựng, vuốt ve con. Ba mẹ có thể trò chuyện với con bất kể khi ở nhà hay khi ra ngoài, càng tương tác nhiều thì khả năng sử dụng và hiểu ngôn ngữ của trẻ càng tốt. Dù con chưa biết nói nhưng con đáp lời lại là lúc bé đang muốn trò chuyện, ba mẹ hãy tập trung hoàn toàn để nói với con.

Dạy trẻ tập nói ngay từ 1 tuổi đơn giản

Tại đây, ba mẹ cũng nên để tâm lắng nghe xem con muốn truyền tải điều gì, hơn là việc tập trung xem con phát âm có rõ ràng hay không. Hãy gật đầu, cười, hoặc phản ứng lại để bé thêm tự tin khi nói chuyện với ba mẹ.

Đặt câu hỏi cho bé cũng là cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói

Khi con đã có khả năng quan tâm đến mọi thứ xung quanh nhiều hơn, ba mẹ hãy thường xuyên đặt câu hỏi: “Con có đói không?”, “Con khó chịu trong người hả?”, “Con muốn uống sữa chứ?”… Mẹ khi đặt câu hỏi hãy thu hút sự chú ý của bé bằng cách gọi tên con và giao tiếp bằng mắt. Điều này giúp bé hiểu rằng ba mẹ đang muốn nói chuyện với mình. Ba mẹ hãy tạo cho bé cơ hội để nói chuyện trong suốt các hoạt động sinh hoạt gia đình thường ngày. Khi hỏi bé điều gì đó, mẹ hãy để bé chút thời gian để hiểu và suy nghĩ câu trả lời.

Sao chép âm thanh của bé

Khi trẻ bước qua 1 tuổi, con đã dần biết nói “ba ba”, “măm măm”, “đa đa”. Ba mẹ hãy thử bắt chước lại âm thanh mà bé phát ra để con hiểu rằng ba mẹ đang muốn khuyến khích con nói nhiều hơn, mà còn bắt đầu dạy trẻ nói chuyện. Trong lúc mà trẻ đang nói, ba mẹ không ngắt lời mà hãy đợi bé nói xong, bạn hãy nói lại điều mà con vừa mới ê a.

Sao chép các âm thanh để khuyến khích con tập nói

Ba mẹ cũng có thể hoàn thiện câu nói của con bằng cách nhắc lại lời con nói theo cách ba mẹ đang hiểu và hỏi con có phải đang muốn nói thế không. Việc lặp đi lặp lại lời nói hoàn chỉnh này là cách tăng vốn từ vựng cho con và con biết sử dụng từ ngữ đúng hoàn cảnh.

Thể hiện cảm xúc rõ ràng

Khi con đang bập bẹ nói, con sẽ thêm các cảm xúc, âm điệu khác nhau vào lời nói của mình. Con có thể tỏ ra tức giận hoặc kích động, thể hiện ngay trong giọng nói và phát ra nhiều âm thanh hơn để thu hút sự chú ý của ba mẹ, ví dụ khi con đói hoặc khi con đang hào hứng điều gì đó. Việc ba mẹ có phản ứng với những âm thanh của con chính là cách dạy trẻ 1 tuổi nói chuyện vì có sự tương tác, con nhận ra ba mẹ có yêu thương và trò chuyện cùng mình. Bé lúc này bắt đầu vui với giọng nói của bản thân.

Ba mẹ cũng có thể tắt hết các âm thanh hỗn tạp xung quanh để môi trường trò chuyện của hai mẹ con trở nên chất lượng, con nghe rõ hơn. So với người lớn, trẻ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc lọc tạp âm.

Xây dựng vốn từ cho bé từ những từ ngữ giản đơn nhất là cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói

Dạy trẻ 1 tuổi tập nói từ những hoạt động thường ngày

Khi một tuổi, con đã có thể nắm vững một số từ. Đây là thời điểm bé được thúc đẩy con nói ra những từ đầu tiên. Chỉ cần bé được lắng nghe và tương tác đủ nhiều, con sẽ được kích thích bật ra các âm từ đầu tiên. Ba mẹ cũng có thể giúp bé xây dựng vốn từ bằng cách đưa ra các lựa chọn cho bé, cùng hình ảnh thực để con được khuyến khích dùng nhiều từ hơn. Ba mẹ hãy dùng đồ vật, cử chỉ để bé hiểu tình huống và các từ ngữ liên quan như “Con thích ăn táo hay ăn chuối?”, và mẹ đưa 2 loại quả ra trước mặt bé để con nhận biết sự khác nhau, tên gọi của từng loại quả giúp con liên tưởng và ghi nhớ từ một cách trực quan hơn.

Ba mẹ hãy đơn giản hóa câu từ như nói những câu ngắn 3 4 từ và nhấn mạnh những từ ngữ trọng tâm để con tập trung chắt lọc thông tin quan trọng khi nghe hiểu. Ví dụ, thay vì nói một câu dài để thông báo cho bé mẹ đi ra ngoài và bé cần ngồi yên trong nhà, hãy nói thật ngắn gọn “Mẹ đi vứt rác” và chỉ tay vào túi rác đang cầm để con hiểu mẹ dự định làm gì và bé cần làm gì.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Bật mí 10+ cách dạy con thông minh cực kỳ hiệu quả

10+ Cách Dạy Con Thông Minh Hiệu Quả

Video day con thong minh Nếu bạn đang muốn dạy con thông minh một cách hiệu quả, hãy để chúng tôi giúp bạn với các phương pháp…

Cách giúp trẻ nhớ mặt chữ cái một cách hiệu quả

Cách giúp trẻ nhớ mặt chữ cái một cách hiệu quả

Video dạy bé nhớ mặt chữ cái Bé không nhớ mặt chữ luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu, đặc biệt là…

6 bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1

6 bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1

Hè đến gần, cũng là thời điểm mà các phụ huynh nên bắt đầu chuẩn bị cho con đến lớp 1. Dưới đây là 6 bước giúp…

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Video dạy trẻ 5 tháng tuổi Trẻ 5 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc so với trẻ sơ sinh. Lúc này, bé 5 tháng…

Các Bước Phát Triển Quan Trọng Cho Trẻ: Bước Đầu Tiên Là Biết Bò

Video dạy bé tập bò Con trẻ phát triển các kỹ năng theo nhiều cách và thời gian khác nhau. Nếu con bạn không tỏ ra hứng…

Kabrita Việt Nam

SẢN PHẨM KABRITA VIỆT NAM

Video dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu ThủyCó thể bạn quan tâm Các Phương Pháp Nuôi Dạy…