Mang thai theo từng tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên làm gì?

Những kiến thức mang thai theo từng tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất, sự thay đổi của cơ thể người mẹ cũng như lời khuyên ăn uống, thăm khám hay bổ sung dưỡng chất cho mẹ sẽ được liệt kê chi tiết trong bài viết dưới đây. Mẹ hãy đọc tham khảo nhé!

Mang thai theo tuần 1 và tuần 2

Thai 1 đến 2 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu bạn mang thai được 1 và 2 tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 1 của thai kỳ. Tại sao lại gọi là tuần đầu tiên của thai kỳ nếu bạn thậm chí còn chưa mang thai?

Ngày rụng trứng chính xác sẽ khó xác định hơn ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể phụ nữ vài ngày trước khi trứng rụng. Tương tự như vậy, trứng cũng có thể được giữ chờ đến 24 giờ tới khi tinh trùng tới.

Vì vậy, để tính thời điểm mang thai, hầu hết các bác sĩ đều sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng làm mốc bắt đầu của thai kỳ 40 tuần.

Cơ thể của mẹ khi mang thai ở tuần 1 và tuần 2

  • Nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường
  • Tăng chất nhầy cổ tử cung

Mang thai 1-2 tuần nên làm gì?

  • Bổ sung axit folic

Hãy bổ sung 400 microgam axit folic mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống axit folic trước khi mang thai mang lại lợi ích sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ và thai nhi, bao gồm giảm nguy cơ dị tật tim bẩm sinh, tiểu đường thai kỳ và sinh non.

  • Chuẩn bị đầy đủ thông tin trước khi thăm khám lần đầu

Để chuẩn bị cho lần khám thai lần đầu tiên, hãy ghi nhớ các phương pháp tránh thai đã sử dụng, chu kỳ kinh nguyệt, danh sách các loại thuốc đang sử dụng, bất kỳ bệnh mãn tính nào đã hoặc đang mắc phải và tiền sử sức khỏe gia đình để nói rõ chi tiết cho bác sĩ sản khoa trực tiếp thăm khám.

  • Cố gắng thư giãn

Bạn có thể chọn bất kỳ hình thức thư giãn nào mà bạn thích, như yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc, đi bộ…. để giữ tinh thần thoải mái nhất có thể cho thai kỳ.

  • Tìm hiểu các thông tin để thụ thai tốt nhất

Tìm hiểu tất cả các vấn đề như chế độ ăn uống, sinh hoạt, tư thế quan hệ, thời điểm rụng trứng để có thể mang thai tự nhiên thuận lợi.

  • Thận trọng với các loại thuốc uống

Cho dù bạn đang dùng thuốc theo toa hay thảo dược, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ càng sớm càng tốt về loại thuốc nào an toàn và loại nào có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi.

  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc

Không bao giờ là quá sớm (hoặc muộn) để loại bỏ thói quen hút thuốc lá. Hút thuốc và khói thuốc làm giảm khả năng sinh sản một cách trầm trọng và có thể gây hại cho thai nhi, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và gây ra nhiều biến chứng thai kỳ như trứng làm tổ bất thường, bong nhau thai sớm, vỡ ối sớm, đẻ non.

Dịch vụ thai sản trọn gói

Mang thai theo từng tuần: tuần thứ 3

Mang thai 3 tuần là bao nhiêu tháng?

Thời gian đầu, mang thai theo từng tuần không có nhiều khác biệt và nếu thai được 3 tuần tức là bạn vẫn đang ở tháng thứ 1 của thai kỳ. Đây là thời điểm để trứng đã được thụ tinh di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung. Khi hết tuần thứ 3, trứng sẽ tự làm tổ trong thành tử cung và phát triển trong 9 tháng tiếp theo.

Cơ thể của mẹ ở tuần thứ 3

  • Nhiệt độ cơ thể tăng
  • Tăng chất nhầy cổ tử cung

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần thứ 3

  • Tăng cường chất sắt và vitamin C

Ăn nhiều vitamin C hơn sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt, một chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ tăng lượng máu. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong trái cây và rau quả như kiwi, xoài, dâu tây, dưa, ớt chuông, cà chua và măng tây. Sắt có thể được tìm thấy trong các sản phẩm đậu nành, thịt bò, thịt gia cầm và trái cây sấy khô.

  • Chọn thực phẩm giàu canxi

Canxi giúp mẹ và thai nhi đang phát triển xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi trong khi mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của mẹ.

  • Ăn những bữa ăn lành mạnh

Mẹ hãy lựa chọn những món ăn hợp khẩu vị và cố gắng ăn lành mạnh càng tốt, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rá, nội tạng, mỡ động vật.

  • Không tiếp xúc với hóa chất

Bất cứ loại thuốc hay hóa chất nào đều có thể gây hại cho thai nhi trong giai đoạn này nếu mẹ tiếp xúc.

  • Bổ sung chất lỏng thường xuyên

Mẹ có thể bắt đầu ốm nghén. Dù mẹ nghén hay không thì việc bổ sung chất lỏng (nước trái cây, nước lọc…) thường xuyên sẽ rất tốt cho mẹ khi mang thai.

  • Bổ sung protein

Ăn ba phần protein mỗi ngày để giúp thúc đẩy mô mới cho thai nhi. Các nguồn protein tuyệt vời bao gồm trứng, cá, sữa và các loại đậu.

Mang thai tuần 4

Mang thai 4 tuần là bao nhiêu tháng?

Mang thai tuần thứ 4 là đang ở tháng thứ 1 của thai kỳ. Thai nhi ở tuần thứ 4 có kích thước cực kỳ nhỏ – không dài hơn 1 mm.

Cơ thể của mẹ ở tuần thứ 4

  • Hormone thai kỳ sẽ sớm xuất hiện

Trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi thụ tinh, trứng bắt đầu tiết ra HCG, hay còn gọi là gonadotropin màng đệm của con người – hormone thai kỳ là nguyên nhân que thử thai xuất hiện 2 vạch màu đỏ.

  • Các triệu chứng mang thai tuần thứ 4

Có thể có máu báo màu hồng, không đau. Trong khi một số phụ nữ gặp các triệu chứng buồn nôn, thay đổi tâm trạng, đầy hơi và chuột rút, những người khác lại không cảm thấy gì.

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần 4?

  • Đừng quên bổ sung vitamin D

Hầu hết nguồn cung cấp vitamin D đến từ ánh nắng mặt trời hoặc sữa. Vitamin D cần thiết để duy trì cấu trúc xương và răng khỏe mạnh, ngoài ra nó còn giúp hấp thụ canxi.

  • Xác định ngày dự sinh

Thông thường, ngày dự sinh ước tính là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

  • Tránh xa khói thuốc

Bạn có thể không hút thuốc, nhưng nếu những người xung quanh bạn hút thuốc, vẫn có thể có rủi ro cho em bé. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng tiếp xúc với khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân, mang thai ngoài tử cung và các biến chứng khác.

  • Chất béo lành mạnh là tốt

Em bé của bạn cần một số chất béo – đặc biệt là chất béo thiết yếu như axit béo omega-3 DHA – là một thành phần chính của não bộ và võng mạc của con người, và rất quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt của bé.

  • Cuộc thăm khám đầu tiên

Đã đến lúc đặt lịch hẹn với bác sĩ để được xét nghiệm và được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc thai kỳ.

Mang thai tuần thứ 5

Thai 5 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu bạn mang thai được 5 tuần thì bạn đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Thời gian này các cơ quan của thai nhi sẽ phát triển bao gồm tim thai, ống thần kinh…

Cơ thể của mẹ ở tuần thứ 5

  • Trễ kinh
  • Hormone mang thai

Một lượng lớn hormone sẽ gây ra những thay đổi về thể chất, tâm sinh lý của mẹ.

Dấu hiệu mang thai sớm

Những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất là:

  • Thèm ăn và không thích ăn
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Tiết nhiều nước bọt

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần thứ 5?

  • Luôn làm sạch răng

Việc làm sạch răng rất cần thiết với phụ nữ mang thai vì khoảng 40% các bà mẹ sắp sinh mắc bệnh nha chu, điều này làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật.

  • Biết nên ăn và không nên ăn gì

Đã đến lúc loại bỏ một số món ăn khỏi thực đơn, chẳng hạn như thực phẩm chưa được tiệt trùng và thịt, cá và trứng chưa nấu chín. Những thứ này có thể gây ra các bệnh truyền qua thực phẩm không tốt cho em bé.

Các loại thực phẩm khác mà phụ nữ mang thai nên tránh bao gồm xúc xích, thịt nguội, cá có hàm lượng thủy ngân cao và rau mầm sống. Bạn cũng nên cắt giảm lượng caffeine và không uống rượu.

  • Nạp nhiều protein

Ăn nhiều protein để giúp thúc đẩy mô mới cho thai nhi. Các nguồn protein tuyệt vời bao gồm trứng, cá, sữa và các loại đậu.

Mang thai tuần thứ 6

Mang thai 6 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu thai được 6 tuần thì bạn đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ.

Cơ thể của mẹ ở tuần thứ 6

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Ợ chua và khó tiêu

Ngoài ra, mẹ còn có các triệu chứng mang thai tuần thứ 6:

  • Ngực căng và thay đổi ở vú
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và ói mửa

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần thứ 6?

  • Đừng bỏ qua tất cả hải sản

Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao nhưng đừng bỏ qua tất cả các loại hải sản tốt cho sức khỏe của bạn.

  • Chú ý các triệu chứ

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…