Thai nhi tuần 22: Sự phát triển và những thay đổi của mẹ bầu

Ấn tượng đầu tiên của tuần thứ 22 của thai kỳ chắc chắn là cơ thể bé ngày càng hoàn thiện hơn. Bé đã hoạt động nhiều hơn và mẹ cũng có thể cảm nhận được từng chuyển động của bé rõ ràng hơn. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 này.

Thai 22 tuần là mấy tháng?

Thai 22 tuần tuổi tương đương tuần thứ 20 sau thụ tinh. Đây là tuần chuyển giao giữa tháng thứ 5 và 6, được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong suốt thai kỳ của phụ nữ. Lúc này thai nhi đã lớn, các cơ quan và bộ phận trên cơ thể đã phát triển đáng kể.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perfect
Tã sơ sinh Huggies Skin Perfect giúp giảm 93% phân lỏng trên da bé. (Nguồn: Huggies)

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của thai 22 tuần tuổi trong bụng mẹ

Thai 22 tuần tuổi có kích thước, cân nặng bao nhiêu?

Thai nhi 22 tuần tuổi có cân nặng khoảng 430g. Đây là mức cân nặng trung bình và có thể khác nhau ở mỗi bé. Kích thước từ đầu đến chân dài khoảng 27,8cm, tương đương với kích cỡ của quả bí đỏ cỡ nhỏ.

Thông thường, dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh sẽ có các chỉ số nằm trong khoảng sau:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 50 – 62mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC): 199 – 223mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): 37 – 44mm.
  • Chu vi vòng bụng (AC): 72-204 mm.

Thai nhi 22 tuần tuổi

Thai 22 tuần chiều dài xương mũi bao nhiêu là chuẩn?

Xương mũi thai nhi được sử dụng để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Chiều dài xương mũi thường dao động tăng hoặc giảm nhẹ. Nếu ở tuần thứ 20 mà xương mũi thai nhi có chiều dài khoảng 4,5mm thì bé phát triển tốt. Nhưng nếu ở tuần thứ 22, xương mũi nhỏ hơn 3.5mm thì bé có nguy cơ mắc hội chứng Down rất cao.

Thai nhi tuần 22 phát triển như thế nào?

Bước sang tuần 22, thai nhi đã và đang phát triển nhanh chóng cũng như hoàn thiện dần tất cả các cơ quan chức năng của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Bé đang hình thành vân tay và vân chân – những dấu hiệu đặc thù riêng biệt của bé.
  • Thai nhi 22 tuần tuổi đã có lông mi và lông mày. Lượng lông tóc quá độ sẽ biến mất khi mẹ đến gần ngày sinh, chỉ còn lại lông tóc ở những nơi cần thiết. Bé trai sẽ có lông mi dài nhất, chứ không phải là bé gái.
  • Xúc giác và vị giác của bé phát triển đáng kể trong tuần này.
  • Khi mang thai được 22 tuần, bề mặt não bé – trước đó bằng phẳng – bắt đầu phát triển các nếp gấp. Việc hình thành các nếp gấp trong não sẽ tiếp tục cho đến tuần thứ 34 của thai kỳ, khi não của bé có đủ diện tích bề mặt cho các tế bào não.
  • Não bộ và các mút thần kinh đã đủ trưởng thành để thai nhi có thể bắt đầu cảm nhận được sự va chạm.
  • Chồi vị giác đã bắt đầu hình thành trên lưỡi.
  • Cơ quan sinh dục của bé tiếp tục phát triển. Ở bé trai, hai tinh hoàn bắt đầu hiện ra. Ở bé gái, buồng trứng và dạ con giờ đã định hình và âm đạo phát triển. Trong buồng trứng của bé gái có tất cả lượng trứng cần cho chức năng sinh sản sau này.
  • Tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời. Bé cũng đã có thể nghe thấy giọng nói, nhịp tim của mẹ, bụng đang ùn ực và tiếng rít của máu lưu thông trong cơ thể mẹ.
  • Thị giác trở nên tinh chỉnh hơn. Bé bây giờ có thể nhận biết ánh sáng và bóng tối tốt hơn nhiều so với trước đây, ngay cả khi hai mí mắt khép lại.
  • Thai nhi 22 tuần tuổi có một lớp lông tơ, hay còn gọi là lông măng bao phủ xung quanh cơ thể. Nhiệm vụ của nó giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và bảo vệ các tế bào da bề mặt bên ngoài.
  • Mặc dù các em bé sinh ra vào tuần thứ 22 cần được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt, nhưng nhờ sự giúp đỡ của khoa học, việc chăm sóc trẻ sinh non đã được cải thiện, giảm hẳn những tác động sức khỏe dài hạn đối với trẻ sinh non.

Thai 22 tuần máy như thế nào?

Thai 22 tuần thường đạp nhiều hơn so với bình thường. Ngoài việc đạp trong bụng mẹ, em bé còn biết nấc, vặn mình, lộn nhào, co duỗi cơ thể,… Hiệu ứng này được mô tả như một con cá đang bơi và vùng vẫy trong bụng mẹ.

Nguyên nhân khiến thai 22 tuần đạp nhiều có thể là do bé cần vận động nhiều hơn để tìm cảm giác thoải mái nhất trong bụng mẹ. Đặc biệt, thai nhi 22 tuần có thể đạp từ 15 đến 20 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu thai nhi đột ngột đạp rất ít hoặc giảm hẳn số lần đạp, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Thai 22 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thai nhi đạp bụng dưới có thể là bình thường, và trong một số trường hợp lại khá bất thường.

Các trường hợp thai nhi đạp bụng dưới là bình thường:

  • Mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị căng tức, tạo áp lực lên tử cung. Bé cũng bị “đè nén” bởi dạ dày. Lúc này, bé sẽ liên tục đạp vào bụng dưới của như thông báo cho mẹ rằng “con khó chịu đấy”.
  • Âm thanh quá lớn: Khi tiếng ồn vượt quá giới hạn chịu đựng, thai nhi đấm, đạp và đá vào bụng dưới của mẹ để mẹ khắc phục được tiếng ồn, để bé được yên tĩnh nghỉ ngơi trở lại.
  • Em bé khi cảm thấy thoải mái cũng sẽ đạp nhiều vào bụng dưới. Điều này thường xảy ra khi mẹ nằm nghiêng, giúp bé tự do vận động và xoay người hơn.

Các trường hợp thai nhi đạp bụng dưới là nguy hiểm:

  • Khi tần suất thai nhi đạp vào bụng dưới quá thường xuyên, và số lần đạp của thai nhi trên 20 lần/ ngày.
  • Khi thai nhi đạp bụng dưới mạnh hơn thời điểm trước đó.
  • Nếu thai nhi đạp vào bụng dưới khiến mẹ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, hoặc cả hai.
  • Thai nhi đạp vùng bụng dưới và gây ra dấu hiệu rò rỉ nước ối ở mẹ.

Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy em bé có vấn đề bất thường trong bụng mẹ. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng xử lý phù hợp.

Thai 22 tuần biết trai hay gái chưa?

Thời điểm chính xác nhất để biết thai nhi là trai hay gái là từ tuần thứ 20 của thai kỳ, lúc này bộ phận sinh dục thai nhi 22 tuần đã dần hoàn thiện nên có thể thấy rõ trên hình ảnh siêu âm. Từ tuần 18 – 20 của thai kỳ, quá trình phát triển của thai nhi cũng dần hoàn thiện. Đồng thời, nếu là con trai thì tinh hoàn của bé đã xuống bìu rồi. Việc siêu âm 4D sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tổng quát các bộ phận của thai nhi và phát hiện sớm dị tật nếu có.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai 22 tuần

Bên cạnh những thông tin về sự phát triển của thai nhi, những thay đổi của mẹ bầu cũng rất quan trọng. Một số thay đổi về thể chất và tâm lý của mẹ mang thai cuối tháng 5 cụ thể như sau.

Những thay đổi về cơ thể của mẹ bầu trong tuần thứ 22

  • Mắt mắc nước và khô rát: Trong tuần thứ 22 của thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy mắt mình khô rát. Để giảm triệu chứng này, mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo. Đừng quên đeo kính râm khi ra nắng và sử dụng sản phẩm có chỉ số bảo vệ mắt là 10.
  • Vết rạn trên da: Có thể xuất hiện các vết rạn trên bụng, đùi và hông khi thai nhi 22 tuần tuổi. Đây là điều bình thường khi sợi collagen ở vùng chân bì của da bị kéo dãn và xé rách để có thể phù hợp với mức tăng trưởng của cơ thể.
  • Những nốt nhỏ như mụn ở quầng vú: Những nốt Montgomery xuất hiện và tiết ra chất bôi trơn dạng dầu giúp nuôi dưỡng đầu vú và làm mềm chúng. Đừng chà xát quá mạnh bằng xà phòng khi tắm và đừng nghĩ mẹ cần phải dùng kem trị mụn để loại bỏ những nốt sần này.
  • Tiết nước bọt quá độ: Triệu chứng này có thể gây khó chịu, tuy nhiên, không có nghĩa là có gì không ổn. Hãy thử kẹo cao su, ngậm kẹo bạc hà và đem theo khăn giấy để thấm nước bọt nếu cần.
  • Cơn đau đầu: Mẹ có thể gặp nhiều cơn đau đầu hơn trong tuần này. Nguyên nhân có thể do chocolate, caffeine, phơi nắng, không uống đủ nước hoặc có lượng đường huyết thấp do ăn không thường xuyên. Hãy thăm khám với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc an toàn.

Những thay đổi về cảm xúc, tâm lý của mẹ bầu

Mẹ cảm thấy có mối liên hệ gần gũi với em bé chưa? Mẹ có thể phát hiện ra mình xoa bụng một cách vô thức, mơ màng về việc em bé sẽ trông như thế nào, và thậm chí ngồi cười một mình khi nghĩ về nó. Nhiều

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Ra dịch nhầy màu hồng: Dấu hiệu sớm của chuyển dạ?

Dấu hiệu chuyển dạ sớm là điểm mà các bà bầu cần chú ý để sẵn sàng về tinh thần và chuẩn bị cho quá trình lâm…

Chuyến bay và phụ nữ mang thai: Những điều cần biết

Phụ nữ mang thai luôn muốn có một chuyến bay thoải mái và an toàn. Để đảm bảo điều này, hãy thông báo về tình trạng mang…

Mang Thai: Bí Quyết Chọn Lựa Kem Dưỡng Da An Toàn

Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Trong thời kỳ này, việc chăm sóc da không chỉ giúp…

9 “không” các ông chồng nên nhớ khi vợ mang thai

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường mệt mỏi và nhạy cảm. Vì vậy, các ông chồng cần quan tâm và chăm sóc vợ hơn, tránh…

Bà Bầu Ho Khạc Đờm Ra Máu: Nguyên Nhân và Biện Pháp Điều Trị

Ắn tượng của việc ho kèm theo khạc đờm ra máu khiến cho nhiều chị em bầu bĩnh lo lắng. Hiểu rõ được tình hình này, chúng…

Mẹ bầu hay bị chuột rút: Nguyên nhân và cách xử trí

Mẹ bầu hay bị chuột rút: Nguyên nhân và cách xử trí

Chuột rút là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tại sao lại…