Những nguyên tắc cần nhớ khi dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi

Video dạy tiếng anh cho trẻ 4 tuổi

Việc giúp con tiếp xúc sớm với tiếng Anh và phát triển các kỹ năng cơ bản là mục tiêu của nhiều phụ huynh. Người ta thường chọn hình thức tự dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi tại nhà qua các ứng dụng học tiếng Anh hoặc giáo cụ như flashcard. Tuy nhiên, để quá trình học đạt hiệu quả cao, các phụ huynh cần nhớ những nguyên tắc căn bản sau đây.

4 tuổi là thời điểm vàng để bé học tiếng Anh

Khi bé lên 4 tuổi, bé dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, tương tự như học tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt, lúc này bé chưa phải theo học các môn học phổ thông trên trường, vì vậy cha mẹ hãy xây dựng việc học tiếng Anh cho bé như một thói quen, một sở thích. Khi bé bước vào cấp 1, bé sẽ phải học thêm các môn học khác ngoài tiếng Anh. Điều này khiến bé có thể cảm thấy học tiếng Anh như một nhiệm vụ bắt buộc và gây áp lực.

Cha mẹ nên tận dụng giai đoạn này để tạo cho bé thói quen nghe nhạc, xem phim, đọc truyện song ngữ,… nhằm tạo điều kiện cho bé tiếp xúc và làm quen với môi trường Anh ngữ sớm nhất, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi học tiếng Anh.

Các nguyên tắc bố mẹ cần biết khi dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi

Việc dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi có thể gặp không ít khó khăn và vất vả. Tuy nhiên, nắm vững những nguyên tắc sau đây, cha mẹ sẽ tự tin hơn trong quá trình tự dạy cho bé.

1. Học mà không học

“Học mà không học” là một phương pháp hiệu quả để áp dụng với trẻ 4 tuổi. Đơn giản, cha mẹ chỉ cần tạo nên một sân chơi đa dạng, sinh động và lồng ghép những nội dung tiếng Anh trong đó. Ví dụ, cha mẹ có thể chọn các trò chơi xếp từ, tìm và nhận diện con vật, đồ vật, số đếm,… hoặc các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày để bé trải nghiệm và ghi nhớ từ vựng, hoặc các câu thoại đơn giản theo phản xạ tự nhiên nhất.

2. Tăng cường hoạt động và hình ảnh trực quan

Một sai lầm của nhiều phụ huynh khi dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi là ép bé học ngữ pháp, từ vựng, lý thuyết một cách dồn dập mà không hiểu tâm lý của bé. Trong độ tuổi mầm non, bé thường thích những thứ mới mẻ, những trò chơi giải trí,…

Vì vậy, cha mẹ nên tận dụng những yếu tố tiếng Anh một cách tinh tế, giúp bé không cảm thấy bỡ ngỡ, bối rối khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới. Đồng thời, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp ghi nhớ bằng ngôn ngữ cơ thể, kết hợp với các hoạt động thể chất trong ngày của bé.

3. Sử dụng giáo cụ thiết thực hơn giáo trình

Việc theo giáo trình hoặc các hình thức học cũ sẽ hạn chế khả năng tưởng tượng, phân tích và ghi nhớ của bé. Bé sẽ khó khăn khi cha mẹ ép bé ngồi vào bàn và học theo sách vở. Thay vì bắt bé học một cách thụ động, cha mẹ nên sử dụng các mô hình trực quan (các khối hình, con số, chữ cái, đồ vật,…) để minh họa nội dung cần truyền tải, giúp bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

4. Nói nhiều hơn nghe, viết

Thực tế đã chứng minh, kỹ năng nói là kỹ năng dễ bắt chước nhất khi học một ngôn ngữ mới. Công việc của cha mẹ lúc này là tìm kiếm tài liệu từ nguồn uy tín, chất lượng và hướng dẫn bé cách phát âm chuẩn. Hãy đảm bảo bé học kỹ năng phát âm một cách chuẩn chỉ nhất, tránh học theo những video không được kiểm định.

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy cho bé nghe và xem những video ca nhạc, bộ phim tiếng Anh để bé phát triển kỹ năng phản xạ, nghe và viết. Đây sẽ là nền tảng cho những bước tiến xa hơn trong việc học ngoại ngữ.

5. Không quá chú trọng vào ngữ pháp

Hãy để bé tự chủ động bắt chước theo bản năng của mình, điều này giúp bé học ngoại ngữ nhanh chóng và có hứng thú hơn. Khi học tiếng Anh, việc bắt chước giúp bé phát triển các kỹ năng như nghe, nói, và phát âm gần giống với người bản xứ.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên lồng ghép các câu thoại ngắn hoặc những lời bài hát ngắn đơn giản có cấu trúc được lặp lại nhiều lần. Điều này giúp bé bắt đầu làm quen với các cấu trúc câu phổ biến và đơn giản của tiếng Anh.

Đó là những nguyên tắc cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi tại nhà. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với các phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ toàn diện cho con.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

"Làm ba mẹ bắt đầu từ đâu?" - một cẩm nang nuôi dạy trẻ hữu ích

“Làm ba mẹ bắt đầu từ đâu?” – Khám phá hành trình nuôi dạy con qua cuốn sách hữu ích

Hành trình làm cha mẹ luôn đầy hứng thú và không ít rối loạn. Qua cuốn sách “Làm ba mẹ bắt đầu từ đâu?”, bạn sẽ được…

Các Phương Pháp Nuôi Con Khoa Học Ngay Từ Nhỏ

Các Phương Pháp Nuôi Con Khoa Học Ngay Từ Nhỏ

Các phương pháp nuôi con khoa học – Những bí quyết quan trọng mà mọi bà mẹ cần biết. Hãy tìm hiểu những phương pháp đúng để…

Dạy em bé 2 tuổi thông minh: 12 nguyên tắc mẹ nên biết!

Dạy em bé 2 tuổi thông minh: 12 nguyên tắc mẹ nên biết!

Dạy bé thông minh là một trong những mục tiêu quan trọng của cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con. Trong giai đoạn 2 tuổi, đây…

Trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì và mẹ nên dạy gì cho bé?

Trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì và mẹ nên dạy gì cho bé?

Con trẻ ở tháng tuổi thứ 15 đã trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh và luôn cần sự đồng hành và sự chăm…

10 website chia sẻ kiến thức nuôi con hay ba mẹ nên tham khảo

10 Trang web chia sẻ kiến thức nuôi con hay ba mẹ nên tham khảo

Nuôi dạy con là một cuộc hành trình đầy thử thách, đặc biệt là đối với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. Hầu hết…

10 Phương Pháp Dạy Trẻ Tự Kỷ Hiệu Quả Nhất: Hãy Mang Đến Sự Hiểu Biết Và Cảm Nhận Tốt Nhất Cho Con

Dạy trẻ tự kỷ để đạt thành công đòi hỏi sự phối hợp giữa trung tâm chăm sóc, nhà trường, cha mẹ và những người thân yêu…