Phương pháp dạy trẻ kém tập trung cha mẹ nên biết

Tình trạng mất tập trung hay kém tập trung rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh luôn đau đầu trong việc tìm kiếm phương pháp dạy trẻ kém tập trung để áp dụng cho con em mình. Trong bài viết này, Teky sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ nhất và phương pháp khoa học để giải quyết tình trạng này.

Tình trạng kém tập trung ở trẻ em

Điều này rất phổ biến trong y khoa. Trẻ em thường rất khó duy trì sự tập trung mà dễ bị sao nhãng. Các bé rất dễ bị thu hút bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Ở độ tuổi càng nhỏ, trẻ đặc biệt thích khám thế giới xung quanh. Trẻ luôn hứng thú với các sự vật xung quanh, tuy nhiên trẻ cũng rất nhanh chán.

Mất tập trung ở trẻ còn có nguyên nhân khác. Trong y học, kém tập trung là một hội chứng bệnh lý, thường gặp nam. Tỷ lệ mắc ở nam giới gấp 3-4 lần so với nữ. Hội chứng này được chia thành 2 loại:

  • Attention Deficit Hyperacitivy Disorder (ADHD): được hiểu là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Theo các nghiên cứu, cứ 100 trẻ thì sẽ có khoảng 3-5 trẻ mắc hội chứng này. Tại Việt Nam, một nghiên cứu nghiên cứu với 1594 trẻ tại 2 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ mắc hội chứng này là 3%.
  • Attention Deficit Disoder (ADD): được hiểu là chứng rối loạn giảm chú ý, nhẹ hơn ADHD.

Biểu hiện tình trạng kém tập trung ở trẻ

Trẻ kém tập trung thông thường hay do bệnh lý đều có một số biểu hiện đặc trưng sau:

  • Trẻ thường mơ màng, lơ là, hay cảm thấy uể oải và mệt mỏi khi học tập cũng như các hoạt động hàng ngày
  • Học trước quên sau, khó khăn trong việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức
  • Hay tò mò nhưng khi thực hiện lại rất nhanh cảm thấy chán nản, dễ bỏ ngang và không hoàn thành công việc
  • Ở trường hợp ADHD, trẻ thường có biểu hiện thiếu kiên nhẫn, bốc đồng, hiếu động thái quá. Trẻ không tập trung hoàn thành công việc mà thường xuyên bị phân tâm dẫn đến kết quả công việc không cao. Vì vậy, với trường hợp trẻ kém tập trung ADHD, cha mẹ cần áp dụng nhiều phương pháp dạy con đặc biệt.
  • Trẻ ADD không có những biểu hiện tăng động. Triệu chứng phổ biến của hội chứng này là thiếu tập trung trong học tập và hoạt động hàng ngày.

Có thể phụ huynh quan tâm: Rèn khả năng tập trung và tổ chức nhờ lập trình máy tính

Nguyên nhân khiến trẻ kém tập trung

Kém tập trung thông thường

  • Xung quanh có quá nhiều thứ hấp dẫn làm trẻ bị phân tâm
  • Trẻ làm quen với công nghệ quá sớm: Trẻ không còn cảm thấy hứng thú với thế giới bên ngoài.
  • Tiếng ồn: Xe cộ, phương tiện, tiếng nói chuyện,…
  • Ánh sáng: Cường độ ánh sáng quá cao hoặc quá thấp
  • Quấy rầy từ người ngoài
  • Chế độ dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ mắc hội chứng này thường thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin,…
  • Ngủ không đủ giấc: Điều này sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động của trẻ vào ngày hôm sau. Trẻ thường thiếu năng lượng, luôn chán nản, mệt mỏi, uể oải trong giờ học. Đồng thời, hiệu quả tiếp thu bài học cũng giảm sút rõ rệt.
  • Chưa quen với kỷ luật: Do còn nhỏ nên trẻ chưa quen việc phải tuân theo các quy tắc, dễ bỏ giữa chừng.

Kém tập trung bệnh lý

  • Thể trạng của trẻ yếu: thể chất có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động. Suy dinh dưỡng, còi xương hay cả béo phì cũng có thế tác động đến khả năng tập trung của trẻ.
  • Tâm lý: Khả năng tập trung chú ý của trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý căng thẳng, mặc cảm, lo sợ.
  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra việc trẻ kém tập trung có nguyên nhân từ di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc chứng thiếu tập trung, trẻ em sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này
  • Thiếu động lực: Trẻ không tìm được hứng thú, không có động lực và dễ chán nản
  • Suy nghĩ tiêu cực: Chủ yếu gặp ở trẻ chịu quá nhiều lời chê bai.

Có thể phụ huynh chứ biết: Bố Quan Tâm Con Càng Nhiều – Con Càng Thông Minh

Phương pháp dạy trẻ kém tập trung

1. Bố mẹ hãy đồng hành cùng con

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bố mẹ tương tác, chơi đùa cùng con là phương pháp hiệu quả nhất để dạy trẻ kém tập trung. Khi chơi với cha mẹ, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, dễ chịu và thoải mái hơn. Không những vậy, sự tập trung của trẻ vào hoạt động cũng cao hơn hẳn.

Đặc biệt với đối tượng trẻ kém tập trung bệnh lý, được chơi với cha mẹ thường xuyên sẽ giúp các bé phát triển khả năng tương tác và giao tiếp xã hội. Vì vậy, cha mẹ thực sự nên cố gắng dành thời gian cho con.

2. Môi trường yên tĩnh giúp trẻ tập trung tốt hơn

Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng sự kích thích thị giác có khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc và hiệu suất làm việc. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tình trạng trẻ thường không tập trung.

Cha mẹ nên bố trí cho con không gian riêng, phù hợp với lứa tuổi của con. Cha mẹ nên sắp xếp bàn học cho con một cách gọn gàng, ngăn nắp. Điều này giúp hạn chế việc trẻ bị phân tâm vào các chi tiết nhỏ. Đặc biệt, hãy bố trí không gian riêng theo sở thích của con. Nó giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi học tập.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo nhỏ giúp hạn chế tình trạng nghiện game của trẻ dịp hè

3. Xây dựng thời khóa biểu cho con

Hãy cố gắng cùng con xây dựng một thời khóa biểu chung. Điểm mấu chốt ở đây là phải đạt được sự đồng tình của con. Trẻ sẽ tôn trọng và thực hiện tốt thời khóa biểu hơn là việc cha mẹ áp đặt một lịch học và bắt trẻ phải làm theo.

Trẻ rất dễ mất tập trung nên rất cần sự giám sát từ cha mẹ. Tuy nhiên nên ở trong một chừng mực nhất định: không thái quá nhưng cũng không buông lơi. Nhiều cha mẹ hiện nay thường rất bận rộn với công việc. Có điều, trẻ kém tập trung rất cần sự quan tâm từ cha mẹ. Vì vậy, hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho con.

4. Phối hợp các hoạt động tĩnh và động

Cha mẹ không nên quá đặt nặng việc học, đặc biệt với trẻ kém tập trung. Phối hợp các hoạt động tĩnh và động là phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả.

Đừng bao giờ khiến trẻ cảm thấy chán nản việc học. Cha mẹ nên chú ý quan sát các biểu hiện mệt mỏi và chán nản của trẻ để dừng việc học ngay lập tức. Đồng thời chuyển sang các hoạt động vui chơi nhằm thư giãn và giảm áp lực cho các bé.

5. Đặt mục tiêu cho trẻ cố gắng

Trẻ em đặc biệt thích được nhận quà. Phụ huynh nên đặt ra mục tiêu và các phần thưởng để trẻ phấn đấu. Hãy chi tiết hóa quá trình phấn đấu thành từng bước nhỏ để trẻ dễ thực hiện. Đồng thời, cha mẹ cũng nên hướng dẫn và hỗ trợ để con hoàn thành mục tiêu đề ra.

6. Sử dụng lời khen

Khen khi con làm tốt không chỉ là phương pháp dạy trẻ kém hay mất tập trung mà cả với trẻ nhỏ nói chung. Trẻ con rất thích được khen nên thường cố gắng lặp lại một cách có chủ đích những gì đã được tán dương.

Dần dần, trẻ sẽ rèn luyện được khả năng tập trung và những thói quen tốt. Vì vậy, cha mẹ đừng ngại việc khen ngợi con cái.

7. Thấu hiểu tâm sự của trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo nhiều phương pháp dạy học cho trẻ kém tập trung, tuy nhiên, mọi phương pháp đều khó đạt kết quả cao nếu cha mẹ không thấu hiểu con cái. Hãy cố gắng nói chuyện thường xuyên với trẻ. Những cuộc trò chuyện giúp cha mẹ xây dựng mối quan gần gũi với con cái. Đừng mất bình tĩnh, nổi nóng hay la mắng trẻ. Cách phản ứng này của cha mẹ có tác động tiêu cực tới việc dạy trẻ kém tập trung.

Cha mẹ nên tìm hiểu đâu là nguyên nhân con thường hành động không kiểm soát, đâu là những điều con thích và những điều nào thu hút, kích thích trẻ.

8. Tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ

Với trường hợp trẻ kém tập trung bệnh lý, các phương pháp kể trên góp phần khơi gợi, chuyển hướng sự chú ý của trẻ vào nội dung mà người lớn mong muốn. Tuy nhiên, những tổn thương trong hệ thần kinh của trẻ vẫn cần có sự can thiệp y học và có phác đồ điều trị riêng.

Lời kết: Để dạy trẻ kém tập trung hiệu quả, cha mẹ cần có kiến thức cơ bản về tình trạng mà con gặp phải. Teky hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức hữu ích cả về tình trạng trẻ kém tập trung và các phương pháp dạy trẻ khoa học.

Xem thêm:

  • Những cơ sở giúp cha mẹ có thể dạy trẻ biết đọc từ sớm
  • Chìa khóa giúp cha mẹ dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Cách nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi để phát triển toàn diện

Cách nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi để phát triển toàn diện

Video cách nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi 6 tháng đầu đời của trẻ là giai đoạn quan trọng giúp phát triển trí thông…

11 Cách Giáo Dục Trẻ 2 Tuổi Giúp Con Thông Minh

11 Cách Giáo Dục Trẻ 2 Tuổi Giúp Con Thông Minh

Video cách nuôi dạy bé 2 tuổi Dạy trẻ 2 tuổi học gì? Câu hỏi này luôn khiến các bậc phụ huynh quan tâm vì muốn cung…

Bật mí 10+ cách dạy con thông minh cực kỳ hiệu quả

10+ Cách Dạy Con Thông Minh Hiệu Quả

Video day con thong minh Nếu bạn đang muốn dạy con thông minh một cách hiệu quả, hãy để chúng tôi giúp bạn với các phương pháp…

Cách giúp trẻ nhớ mặt chữ cái một cách hiệu quả

Cách giúp trẻ nhớ mặt chữ cái một cách hiệu quả

Video dạy bé nhớ mặt chữ cái Bé không nhớ mặt chữ luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu, đặc biệt là…

6 bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1

6 bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1

Hè đến gần, cũng là thời điểm mà các phụ huynh nên bắt đầu chuẩn bị cho con đến lớp 1. Dưới đây là 6 bước giúp…

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Video dạy trẻ 5 tháng tuổi Trẻ 5 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc so với trẻ sơ sinh. Lúc này, bé 5 tháng…