Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời đúng quy trình mẹ cần biết

Video cách nuôi dạy bé sơ sinh

Sau khi sinh, việc chăm sóc và nuôi dạy bé là thách thức không nhỏ đối với các bà mẹ lần đầu. Không chỉ gây bỡ ngỡ, lúng túng, áp lực và tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh cho người mẹ, mà cách chăm sóc trẻ sơ sinh không đúng cũng có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Việc nắm vững cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo đúng chuẩn sẽ giúp mẹ giải tỏa những phiền não, lo lắng và có thể bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời

Sau quãng thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, cuối cùng mẹ đã được gặp bé yêu của mình. Bên cạnh niềm hạnh phúc chào đón bé, mẹ cần sự trợ giúp của người thân, bạn bè và nắm vững những điều cần làm khi chăm sóc trẻ sơ sinh để mang đến cho bé những điều tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất.

Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tuần giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu sau sinh và những điều cần thiết mẹ nên lưu ý khi chăm bé.

1. Chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi

Tuần đầu tiên sau khi chào đời là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với bé. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cao, chiếm khoảng 50%. Đây là giai đoạn hệ thần kinh của cơ thể bé đang tập làm quen với một môi trường mới nên bé gần như dành mọi thời gian để ngủ. Bé chỉ thức dậy khi cảm thấy đói hay khi đi vệ sinh. Do đó, bố mẹ cần chú ý quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho trẻ trong giai đoạn này.

Điều quan trọng khi chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi là giữ ấm cơ thể trẻ. Nhiệt độ môi trường thường thấp hơn nhiệt độ trong cơ thể mẹ, do đó, trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến các bệnh nguy hiểm. Để cải thiện vấn đề này, mẹ nên cho bé nằm cạnh mẹ nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp mẹ truyền hơi ấm qua con, vun đắp tình mẫu tử mà còn có thể quan sát và phản ứng kịp thời khi con gặp các vấn đề không mong muốn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể lo lắng nếu cân nặng của bé giảm xuống so với lúc mới sinh, dao động trong khoảng từ 5-10% cân nặng ban đầu. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng, khi bé còn trong bụng mẹ, chất dinh dưỡng được cung cấp liên tục cho bé. Trong những ngày đầu sau sinh, dạ dày bé còn rất nhỏ, nên trong vài ngày đầu, mỗi lần bú bé chỉ có thể uống rất ít sữa non. Do đó, sau khi chào đời bé rất nhanh đói và có nhu cầu ăn rất cao, mẹ nên cho bé bú bất cứ khi nào bé cần thay vì tuân theo một giờ giấc nhất định.

Lưu ý, sữa non là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong sữa non, hàm lượng IgA cao gấp nghìn lần sữa thường và cứ 1ml sữa non sẽ chứa tới 4.000 bạch cầu. Chính vì vậy, cho trẻ uống sữa non trong những ngày đầu tiên sẽ giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến một số biểu hiện bình thường khác của bé như: bé đi ngoài phân su, vàng da,… Tuy nhiên, nếu mẹ không thấy các biểu hiện này, thay vào đó là trẻ thường xuyên bị sặc khi bú, có hiện tượng khó thở, da tím tái, khóc nhiều hay ngủ li bì, bố mẹ cần báo cho bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và có hướng điều trị đúng cách, kịp thời.

2. Chăm sóc bé sơ sinh 2 tuần tuổi

Khi trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu những bước đầu tiên trong giai đoạn tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra điều đó và chỉ thấy bé không có hoạt động gì ngoài việc ăn, ngủ và đi vệ sinh.

Một trong những tin vui cho bố mẹ khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tuần tuổi là cân nặng của bé đã có những dấu hiệu cải thiện, tăng lại, thậm chí là vượt qua trọng lượng ban đầu, khi mới chào đời. Lúc này, mẹ nên chủ động cho bé bú thường xuyên hơn, mỗi cữ bú cách nhau 2 đến 3 giờ. Điều này sẽ giúp mẹ đảm bảo và duy trì nguồn sữa chất lượng và đầy đủ cho bé. Tuy nhiên, nếu mẹ rơi vào tình trạng thiếu sữa cho bé, mẹ nên liên hệ với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ sớm. Nguyên nhân khiến mẹ bị giảm sản xuất sữa có thể là do mẹ cho bé bú không thường xuyên, thời gian cho bé bú quá ngắn hay mẹ có sử dụng các loại sữa bổ sung khiến bé ít bú trực tiếp từ mẹ.

Thông thường vào giai đoạn này, tình trạng vàng da của bé đã giảm nhưng nếu nó trở nên nặng hơn, mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm.

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh đủ 3 tuần tuổi sẽ có những chuyển biến rõ rệt hơn, bé đã có thể kiểm soát các cơ bắp của mình, các chuyển động dẫn trở nên uyển chuyển hơn, phản xạ tốt hơn. Thông thường, tại thời điểm này, bé đã có thể nâng đầu lên một góc 45 độ khi nằm sấp. Mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách dành nhiều thời gian bên cạnh con hơn, tạo điều kiện để bé tự nâng đầu lên càng nhiều càng tốt. Điều này còn giúp bé cải thiện được tình trạng đầu bị bẹp do thường xuyên nằm ngửa.

Hơn nữa, khả năng tập trung của bé đã được cải thiện một cách nhanh chóng. Bé đã có thể ghi nhớ được những hình dạng phức tạp hơn và thường xuyên chăm chú nhìn vào những món đồ chơi trong tầm nhìn của bé. Tuy nhiên, lúc này bé thường không có xu hướng muốn được chơi đùa. Bạn sẽ thấy bé khóc thường xuyên hơn, khóc vì đói, khóc vì trào ngược,… Lưu ý, nếu trẻ khóc liên tục trong hàng giờ mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ sớm.

Khi trẻ sơ sinh được 3 tuần tuổi, bé có thể xuất hiện các nốt mụn đỏ, mụn đầu trắng, phát ban,… Đây là biểu hiện của hệ tuần hoàn chưa được trưởng thành và có thể sẽ biến mất sau một vài ngày. Mẹ không nên quá lo lắng và chú ý giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, khô thoáng. Điều này sẽ giúp da bé nhanh chóng trở lại bình thường hơn.

Ngoài ra, mẹ nên bắt đầu điều chỉnh thói quen ngủ của bé, giúp bé phân biệt ngày, đêm bằng cách giới hạn thời gian ngủ vào ban ngày của bé trong khoảng 3 đến 4 giờ, tập cho bé phân biệt giữa ngủ trưa và ngủ vào ban đêm. Trung bình, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 14 đến 17 giờ mỗi ngày, bạn có thể dựa vào nó để cân chỉnh thời gian ngủ của bé phù hợp với chế độ sinh hoạt của mình.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ thống miễn dịch còn khá non nớt. Do đó, mẹ tránh không cho bé đi xa trong thời gian này và có các biện pháp khử khuẩn, vệ sinh khi có người thân, bạn bè đến thăm và tiếp xúc trực tiếp với bé.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Bước qua tuần thứ 4, trẻ sơ sinh đã có thể phản ứng với tiếng ồn thông qua các phản xạ như giật mình, khóc hoặc im lặng.

Và khi bé không còn khóc nữa, mẹ nên tạo cơ hội để bé vận động nhiều hơn bằng cách bắt đầu kéo dài thời gian nằm sấp cho bé. Điều này sẽ giúp bé khỏe hơn, tăng sức bền cho bé.

Đây là thời điểm mẹ có thể nhận thấy sự phát triển một cách rõ rệt của bé. Bé sẽ thường xuyên cảm thấy đói và đòi ăn nhiều hơn. Đây là cách mà bé thúc đẩy sự phát triển bên trong cơ thể trong giai đoạn này.

Các bài kiểm tra cần làm cho trẻ sơ sinh

Khoảng thời gian đầu sau sinh, sức khỏe và hệ miễn dịch của bé còn non yếu, mẹ nên chú ý cho

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

7 kinh nghiệm dạy con của những bà mẹ lười biếng mà bạn nên làm theo

7 Kỹ năng dạy con của những bà mẹ thông thái bạn nên áp dụng

Có thể bạn quan tâm Trẻ 3 tuổi: Biết gì và cách dạy thông minh cho con Các Phương Pháp Nuôi Dạy Con Đúng Cách Mà Bố…

Cách dạy trẻ 3 tuổi phát triển bố mẹ cần biết

Cách dạy trẻ 3 tuổi phát triển bố mẹ cần biết

Con trẻ ở độ tuổi 3 có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Chúng ta có thể nhận thấy con…

Khóa học làm cha mẹ vui vẻ - Tự tay tạo nên hạnh phúc gia đình

Khóa học làm cha mẹ vui vẻ – Tự tay tạo nên hạnh phúc gia đình

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khóa học làm cha mẹ vui vẻ, một giải pháp giúp bạn giải quyết những vấn đề trong việc giáo…

Sách – Nuôi Dạy Bé Trai Và Bé Gái Từ 0 – 6 Tuổi

Video nuôi dạy bé gái 0 6 tuổi Càng ngày càng có nhiều cha mẹ quan tâm đến việc nuôi dạy con cái một cách toàn diện…

BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ TIN QUA GIAO TIẾP VÀ HỌC TẬP

Có thể bạn quan tâm Trí Tuệ Cảm Xúc: Chìa Khóa Thành Công Trong Cuộc Sống 10 Cách dạy con đặc biệt của người Mỹ khiến các…

Nhiều điều thú vị khi trở thành cha mẹ lần đầu

Anh Nguyễn Ngọc Tường Duy và chị Huỳnh Thị Như Lan là một cặp đôi trẻ đang mong chờ ngày đón chào đứa con đầu lòng. Tranh…