Thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới, có sao không?

Khi thai nhi càng lớn, chúng ta sẽ cảm nhận rõ rệt những cú đạp mạnh mẽ từ bé yêu. Nhưng liệu khi thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới có bất thường gì không? Hãy cùng POH tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này nhé!

Khi nào thai nhi bắt đầu đạp trong bụng mẹ?

Hoạt động đạp là dấu hiệu của sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ. Thai nhi có thể thực hiện nhiều cử động như đấm đá, vặn vẹo hay nhào lộn. Tuy nhiên, ban đầu từ tuần thai nhi 8 tuổi, vì kích thước bé còn rất nhỏ nên mẹ không cảm nhận được những động tác này. Khoảng từ tuần thai 12 trở đi, các mẹ cảm nhận thoáng qua như một con cá quẫy đuôi, con tôm búng hay bắp rang nổ. Đến tuần thai 16 trở lên, mẹ mới có thể cảm nhận rõ rệt sự đạp từ bé yêu.

Thường thì những người mang thai con thứ sẽ dễ cảm nhận thai đạp hơn so với những người mang thai con đầu lòng. Và những mẹ có rau bám mặt trước cũng cảm nhận thai đạp rõ bằng những mẹ có rau bám mặt sau.

Thai nhi 22 tuần đạp bụng mẹ nhiều không?

Thường thì khi thai nhi đạt 22 tuần tuổi, chúng sẽ đạp nhiều hơn so với giai đoạn trước đó. Bé có thể thực hiện nhiều động tác như nấc, vặn mình, lộn nhào hay co duỗi cơ thể trong bụng mẹ. Nhiều mẹ khi được hỏi về hoạt động của thai nhi 22 tuần thường miêu tả như một con cá đang bơi, vùng vẫy trong bụng. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy thai nhi 22 tuần khỏe mạnh.

Lí do khiến thai nhi 22 tuần đạp nhiều hơn là do nhu cầu vận động của bé. Bé cần tìm kiếm cảm giác thoải mái nhất trong bụng mẹ. Thường thì ở giai đoạn này, bé có thể đạp từ 15-20 lần/ngày.

Một số bé có thể đạp nhiều vào ban đêm, trong khi số khác lại đạp nhiều vào ban ngày. Cũng có những bé liên tục chuyển động cả ban ngày lẫn ban đêm trong bụng mẹ. Đặc biệt, nếu mẹ thực hành thai giáo thường xuyên và đều đặn, bé sẽ “tương tác” lại với mẹ thông qua những cú đạp. Đây là một phương pháp tương tác tuyệt vời giữa mẹ và bé, thể hiện sự thích thú và có hiệu quả tốt đối với sự phát triển của thai nhi.

Thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thông thường, khi thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới của mẹ là điều bình thường. Có một số nguyên nhân khiến thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới:

  • Mẹ bầu ăn quá no, dẫn đến dạ dày căng tức và tạo áp lực lên tử cung. Thai nhi có thể đạp vào bụng dưới để thông báo cho mẹ biết rằng “con khó chịu mẹ ạ!”.
  • Âm thanh quá lớn trong môi trường bên ngoài cũng có thể khiến thai nhi khó chịu. Khi tiếng ồn vượt quá giới hạn chịu đựng, thai nhi có thể đấm, đạp và đá vào bụng dưới của mẹ, hy vọng mẹ thay đổi được tiếng ồn để thai nhi có thể yên tĩnh nghỉ ngơi trở lại.
  • Khi mẹ nằm nghiêng, điều này khiến bé yêu cảm thấy thoải mái hơn và bé sẽ đạp vào bụng dưới của mẹ. Nằm nghiêng được coi là tư thế tốt nhất cho cả mẹ và bé, giúp tránh nguy cơ phù nề chân tay do tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ. Ngoài ra, việc mẹ bầu nằm nghiêng tạo không gian thoải mái giúp bé tự do vận động và xoay người hơn. Do đó, thai nhi trở nên hiếu động hơn và có thể đạp vào bụng dưới của mẹ, như một bộ môn thể thao yêu thích, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, khi thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới lại là dấu hiệu bất thường:

  • Tần suất đạp của thai nhi quá thường xuyên, vượt quá 20 lần/ngày.
  • Lực đạp của thai nhi vào bụng dưới mạnh hơn so với thời điểm trước đó, ngay cả khi mẹ bầu không đói và không ở trong môi trường ồn ào.
  • Thai nhi đạp vào bụng dưới gây ra xuất huyết âm đạo, đau bụng hoặc cả hai.
  • Thai nhi đạp vào vùng bụng dưới và gây ra dấu hiệu rò rỉ nước ối ở mẹ.

Nếu gặp những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên tham vấn ý kiến bác sĩ sản khoa càng sớm càng tốt. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Tóm lại, nếu thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới nhưng không kèm theo các dấu hiệu bất thường, mẹ có thể yên tâm rằng thai nhi đang phát triển bình thường. Đừng quên duy trì việc thực hiện thai giáo hàng ngày với khóa học POH Thai giáo nhé! Thai giáo không chỉ giúp mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh hơn, mà còn có lợi cho sự phát triển của bé từ trong trứng nước!

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu…

Ra khí hư màu nâu đen có bất thường không? Nguyên nhân là gì?

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn…

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé ?

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tiểu đường thai kỳ. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông thường, các phương pháp này chứa hormone tổng hợp để ngăn chặn…

Chứng đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ cách giảm đau hông khi mang thai

Đau hông khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Những nguyên nhân gây ra…

SONG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SONG THAI: Lời khuyên quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ song sinh

Giới thiệu Đón nhận tin vui mang thai song thai là một trạng thái đáng mong chờ, nhưng cũng đồng thời mang đến cho gia đình nhiều…