Categories: Dinh dưỡng

Hướng Dẫn Tính Khẩu Phần Ăn Cho Trẻ Mầm Non Đảm Bảo Dinh Dưỡng

Published by

Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, việc tính toán khẩu phần ăn là vô cùng quan trọng. Đây không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các phương pháp và nguyên tắc cơ bản để tính toán khẩu phần ăn cho trẻ mầm non để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.

XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN

Khẩu phần ăn cho trẻ mầm non là gì?

Khẩu phần ăn là suất ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chế độ ăn cho mỗi đối tượng được biểu hiện bằng số bữa ăn trong một ngày.

Sự phân phối các bữa ăn trong những giờ nhất định có chú ý đến khoảng cách giữa các bữa ăn và phân phối cân đối tỉ lệ năng lượng giữa các bữa ăn trong một ngày. Khẩu phần tính thành lượng thực phẩm, chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn từng bữa, hàng ngày, hàng tuần gọi là thực đơn.

Bảng định lượng thức ăn cho trẻ mầm non

Chế độ ăn uống và khẩu phần cho trẻ mầm non được thể hiện theo quy định chuẩn của chương trình giáo dục thông qua bảng dữ liệu dưới đây.

Tiêu chí Nhà trẻ Mẫu giáo
Nhu cầu năng lượng khuyến nghị mỗi ngày 930 – 1000kcal 1230 – 1320kcal
Nhu cầu năng lượng khuyến nghị tại trường 600 – 651 kcal/ngày 615 – 726 kcal/ngày
Số bữa ăn tại trường 2 bữa chính + 1 bữa phụ 1 bữa chính + 1 bữa phụ
Tỷ lệ năng lượng phân bổ cho mỗi bữa ăn Bữa trưa: 30 – 35% Bữa trưa: 30 – 35%
Bữa chiều: 25 – 30% Bữa phụ: 15 – 25%
Tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng (đạm – béo – đường bột) Chất đạm: 13 – 20% Chất đạm: 25 – 35%
Chất béo: 30 – 40% Chất béo: 25 – 35%
Chất đường bột: 47 – 50% Chất đường bột: 52 – 60%
Lượng nước cho trẻ mỗi ngày Từ 0,8 đến 1,6 lít (kể cả nước có trong thức ăn) Từ 1,6 đến 2,0 lít (kể cả nước có trong thức ăn)

CÁCH TÍNH KHẨU PHẦN ĂN CHO TRẺ MẦM NON

Dựa trên bảng định lượng thức ăn cho trẻ mầm non theo quy định chuẩn của chương trình giáo dục và theo khuyến nghị của Bộ Y Tế, chúng ta sẽ tóm tắt lại cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non ngắn gọn như sau:

Năng lượng được phân chia như sau

  • Các bé nhà trẻ: khoảng 60-70%

    • 30 – 35% tập trung vào buổi trưa
    • 25% tập trung vào buổi chiều
    • 5-15% tập trung vào buổi xế chiều.
  • Các bé mẫu giáo (tối thiểu 50%):

    • 30-40% tập trung vào buổi trưa
    • 10-15% tập trung vào buổi xế chiều.

Khẩu phần ăn phải đảm bảo cân đối và hợp lý

Trước hết bạn cần phải đảm bảo đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng bao gồm 4 nhóm thực phẩm: Protein, Lipid, Glucid, Vitamin và muối khoáng khi tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non. Protein không được sử dụng có hiệu quả nếu thiếu năng lượng và một số vitamin. Con người, đặc biệt là trẻ em, muốn tạo máu không cần đạm mà cần sắt, đường, Vitamin B12.

  • Cân đối năng lượng: Protein, Lipid, Glucid, Vitamin và chất khoáng: Cân đối P: 12-15%, L: 20-25%, G: 60-70%
  • Cân đối Protein: Là thành phần quan trọng nhất

Tỉ số Protein nguồn gốc động vật so với tổng số Protein là 1 tiêu chuẩn nói lên chất lượng Protein trong khẩu phần. Đặc biệt, trẻ em 50% động vật, 50% thực vật (cho phép 8% ĐV, 6% TV vì thực vật nhiều trẻ ăn không hết).

  • Cân đối Lipid: Tổng số lipid thực vật/tổng số lipid: 2 nguồn chất béo động vật và thực vật phải có mặt trong khẩu phần ăn. Hiện nay một số trường có khuynh hướng thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu thực vật không hợp lý và khoa học. Lĩnh vực khoa học cấu tạo của não cần chất béo mà chất béo thực vật là sản phẩm oxy hoá (các axit béo chưa no là những chất có hại đối với cơ thể).

  • Cân đối Gluxit: Người lớn cần 60-70% và trẻ em 61%. Vì vậy lượng đường không quá 10% năng lượng của khẩu phần.

  • Cân đối Vitamin: Các Khoáng chất như phốtpho, canxi, magie. Đối với trẻ em, tỉ lệ canxi/PP 1 – 1,5.

CÁCH XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN CHO TRẺ MẦM NON

Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng

Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng là gì?

Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của cơ thể. Sự cân đối này bao gồm việc ổn định lượng calo tiêu thụ hàng ngày phù hợp với nhu cầu cơ bản của cơ thể. Bước cân đối này rất quan trọng trong việc tìm hiểu cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non.

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mầm non

Xây dựng thực đơn cho trẻ cần tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản: đa dạng thực phẩm, điều chỉnh khẩu vị, và đảm bảo cân đối lượng và chất lượng thức ăn trong mỗi bữa. Những nguyên tắc này giúp đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

  • Thực đơn cần bảo đảm các chất dinh dưỡng: đủ 4 nhóm thực phẩm P, L, G, Vitamin và muối khoáng.
  • Cùng một loại thực phẩm phải sử dụng cho tất cả các chế độ ăn để tiện cho công tác tiếp phẩm và việc tổ chức nấu ăn cho trẻ của nhà bếp.
  • Thực đơn là những thực phẩm sẵn có của địa phương, phù hợp theo mùa: vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa rẻ tiền, trẻ lại ăn ngon miệng, kinh tế. Ví dụ: Mùa hè nóng nực, có thể sử dụng canh cá, tôm, cua, hến.
  • Lên thực đơn tuần: phù hợp với việc sử dụng đủ loại thực phẩm và việc bảo quản thực phẩm, việc chuẩn bị thực phẩm nấu cũng chủ động hơn.
  • Thực đơn cần thay đổi món ăn để trẻ không chán. Ví dụ: sáng ăn thịt, chiều ăn cá.

Cần lưu ý thực phẩm thay thế khi thực hiện cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non

Trong quá trình lựa chọn khẩu phần ăn cho trẻ, việc chọn lựa thực phẩm thay thế là điều cần quan trọng để đảm bảo sự đa dạng và cân đối dinh dưỡng. Thực phẩm thay thế không chỉ đem đến sự phong phú trong chế độ ăn uống mà còn giúp bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng mà thực phẩm chính có thể thiếu.

VD: Thịt heo 100g

Thay thế:

  • Thịt bò: 100g
  • Chim, gà, vịt: 150g
  • Cá nạc, mỡ: 200g
  • Cua đồng, cua biển: 300g
  • Lươn, mực, tôm đồng, tép, trứng 100g thịt = 2 quả trứng
  • Trai, hến: 10

VD: Gạo 100g

Thay thế:

  • Bánh phở 200g
  • Bánh tươi 300g
  • Bánh mì 150g
  • Khoai lang 300g
  • Sọ, môn 300g.

Trên đây là cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non và mẫu giáo để bộ phận cấp dưỡng mầm non có thể đảm nhận tốt vai trò của mình trong công tác chăm sóc trẻ ở lứa tuổi quan trọng nhất. Hy vọng sẽ là những kiến thức bổ ích đến các bạn đang công tác trong hệ thống giáo dục mầm non trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu, có thể tham khảo trình đào tạo ngành mầm non của Trường Trung Cấp Phương Nam. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tất cả những yếu tố để trở thành một giáo viên mầm non.

Xem thêm: Chứng chỉ bảo mẫu là gì? Các công việc chính của một bảo mẫu?

Xem thêm: Tại sao Trường Mầm non tư thục Việt Anh được các bậc phụ huynh ưu tiên lựa chọn?

Xem thêm: Phần mềm quản lý mầm non hiệu quả nhất

This post was last modified on Tháng Năm 18, 2024 6:14 chiều

Trịnh Ngọc Linh

Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Published by

Bài đăng mới nhất

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục?…

2 ngày ago

Mận khô và nước ép mận: Lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng

Mận khô và nước ép mận không chỉ thơm ngon mà còn có rất nhiều…

2 ngày ago

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt…

2 ngày ago

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người…

2 ngày ago

Bắp – Một Loại Thực Phẩm Dinh Dưỡng Với Bao Nhiêu Calo

Bắp là một loại ngũ cốc nguyên hạt được ưa chuộng trong thực đơn ăn…

2 ngày ago

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông…

2 ngày ago