Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 7 tuổi: Đảm bảo sự phát triển toàn diện

Trẻ 7 tuổi đang ở giai đoạn phát triển quan trọng, do đó đảm bảo thực đơn dinh dưỡng phù hợp là điều hết sức quan trọng. Dưới đây là những gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 7 tuổi, đảm bảo đầy đủ chất, tăng cường sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ở trẻ 7 tuổi xảy ra khi chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 7 tuổi như:

Dinh dưỡng không đảm bảo đủ chất

Việc chăm sóc trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung không đúng về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

Bé bị ốm kéo dài

Khi trẻ bị ốm kéo dài thường sẽ biếng ăn. Các thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh có tác động diệt vi trùng gây bệnh, nhưng cũng có thể diệt cả vi khuẩn có lợi cho cơ thể, từ đó làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

Do thể tạng của bé bị dị tật

Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Do bé biếng ăn

  • Biếng ăn sinh lý: Kể cả khi bé 7 tuổi khỏe mạnh bình thường, vẫn có một giai đoạn con có thể ăn ít hơn thường ngày. Tuy nhiên bé không ốm, mệt, vui chơi bình thường, mẹ không cần lo lắng.
  • Biếng ăn do tâm lý: Nhiều bậc cha mẹ vì lo lắng con thiếu cân, chậm phát triển nên ép con ăn hoặc ăn khẩu phần có quá nhiều chất khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, dẫn đến chán ăn, hay nôn trớ. Ngoài ra, khi con biếng ăn, cha mẹ thường rất mất kiên nhẫn nên la mắng con, từ đó hình thành tâm lý sợ hãi mỗi khi tới bữa ăn của con.

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi suy dinh dưỡng

Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ 7 tuổi

Các biểu hiện suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ 7 tuổi bao gồm:

  • Trẻ không lên cân hoặc giảm cân.
  • Mỡ ở cánh tay teo, thịt nhão.
  • Người teo nhỏ, không có lớp mỡ dưới da bụng.
  • Da xanh xao, tóc dễ gãy rụng và đổi màu.
  • Trẻ ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân sống, thường bị tiêu chảy.
  • Với những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có thể bị phù hoặc teo đét, quáng gà, khô hoặc loét giác mạc.

Trẻ suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp. Nguy hiểm hơn là trẻ sẽ phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm khả năng học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành. Ngoài ra, suy dinh dưỡng cũng khiến cho các cơ quan của cơ thể giảm phát triển, nhất là hệ cơ xương, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ. Vì vậy, mẹ cần thực hiện một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi hợp lý.

Các nhóm suy dinh dưỡng trẻ 7 tuổi

Suy dinh dưỡng ở trẻ được phân chia thành 3 mức độ như sau:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Đây là tình trạng khi cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng độ tuổi và giới tính. Giá trị cân nặng theo tuổi của trẻ sẽ nằm dưới đường biểu diễn -2SD.

  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Mức độ suy dinh dưỡng này khiến chiều cao của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng độ tuổi và giới tính. Giá trị chiều cao theo tuổi của bé sẽ nằm dưới đường biểu diễn -2SD. Đây là thể suy dinh dưỡng mãn tính, hậu quả do tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài trong những năm đầu đời, một số trường hợp còn bắt đầu sớm từ khi còn trong bụng mẹ.

  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Với mức độ này, cân nặng theo chiều cao của bé sẽ thấp hơn so với mức chuẩn của những trẻ cùng giới tính, tức là nằm dưới mức -2SD. Cơ và mỡ trên cơ thể trẻ bị teo đi nhiều. Đây được xem là tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn.

Các nhóm suy dinh dưỡng ở trẻ 7 tuổi

Thực đơn ăn dặm cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi

Phở bò, sữa

Nguyên liệu nấu phở bò:

  • Xương bay
  • Thịt bò thăn
  • Cà chua
  • Rau thơm (mùi, hành lá)
  • Bánh phở

Cách nấu phở bò:

  1. Mẹ cho xương bay vào nồi ngập nước rồi đun trong vòng 30-45 phút để làm nước dùng. Trong quá trình nấu nước dùng, mẹ hãy thường xuyên vớt bọt.
  2. Thịt bò mua về rửa sạch, thái hoặc băm nhỏ, ướp với gừng trong khoảng 15 phút.
  3. Cà chua rửa sạch, lột vỏ rồi mẹ băm nhỏ.
  4. Rau thơm nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.
  5. Cho dầu vào chảo nóng, phi thơm hành rồi cho cà chua vào xào cùng. Tiếp đó, cho thịt bò vào xào đến khi chín thì cho rau thơm vào đảo đều rồi tắt bếp.
  6. Với bánh phở khô thì mẹ hãy ngâm nước, đến khi nở đều thì vớt ra để ráo và nấu chín.
  7. Cho hỗn hợp thịt bò, bánh phở đã nấu chín vào bát, cuối cùng thì đổ nước dùng vào là đã hoàn thành món ăn.

Cơm thịt rim, canh khoai

Nguyên liệu nấu thịt rim:

  • Thịt ba chỉ
  • Tỏi băm
  • Hành tím băm
  • Hành lá
  • Gia vị

Cách chế biến thịt rim:

  1. Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, chần sơ với nước sôi khoảng 1 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước.
  2. Đổ dầu ăn vào chảo nóng rồi phi hành và tỏi băm với lửa vừa. Dùng rây đổ phần hành tỏi phi ra và giữ lại phần dầu ăn. Phần dầu ăn này bạn hãy cho 3 muỗng đường vào rồi thắng cho đường chảy thành màu cánh gián, tiếp đó cho thịt lợn đã sơ chế vào và đảo đều. Nêm gia vị cho vừa miệng rồi ảo đều để thịt thấm các gia vị với lửa vừa.
  3. Cho phần hành và tỏi phi vào đảo đều, rồi rim thịt với mức lửa nhỏ đến khi cạn bớt nước.

Nguyên liệu nấu canh khoai tây:

  • Sườn heo
  • Khoai tây
  • Hành lá
  • Gia vị

Cách nấu canh khoai tây:

  1. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
  2. Sườn heo bạn rửa sạch với nước, chần sơ qua với nước sôi. Sau đó rửa lại sườn heo với nước sạch để loại bỏ bọt bẩn.
  3. Đổ dầu ăn vào chảo nóng, phi vàng hành tím rồi cho sườn heo, khoai tây vào đảo đều.
  4. Tiếp đó, mẹ hãy cho khoảng 500ml vào nồi rồi hầm trong 20 phút. Sau khi hầm chín, mẹ hãy tắt bếp và rắc một ít rau thơm vào rồi đảo đều. Vậy là mẹ đã hoàn thành một trong những thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi ngon miệng.

Thực đơn trên bao gồm nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho trẻ 7 tuổi. Mẹ có thể linh hoạt thay đổi các nguyên liệu và món ăn tùy theo hợp khẩu vị của con. Đồng thời, mẹ cũng cần chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con.

Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

4 Chìa Khóa Sức Khỏe Vàng Cho Người Lớn Tuổi

4 Chìa Khóa Sức Khỏe Vàng Cho Người Lớn Tuổi

Khi bước qua tuổi U50, chúng ta sẽ trải qua những thay đổi về sức khỏe và tâm lý. Hãy sẵn sàng đối mặt với những thay…

Vi khuẩn lam dinh dưỡng: Bí mật từ thiên nhiên

Vi khuẩn lam là những sinh vật nhỏ bé được tìm thấy trong tự nhiên. Chúng sống trong nước và sử dụng ánh sáng mặt trời để…

Thử thách: Trắc nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Hãy cùng Trường Mầm non 1-6 tham gia trắc nghiệm kiến thức dinh dưỡng để tìm hiểu thêm về việc nuôi dưỡng con yêu của chúng ta….

TOP các loại ngũ cốc cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay

Ngũ cốc là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường. Chúng không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn hỗ trợ giảm cân và…

Trứng gà ta vs trứng gà công nghiệp: Bí mật bổ dưỡng được chuyên gia tiết lộ

Trứng gà là một loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến. Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên sử dụng trứng gà trong bữa ăn hàng…

Bột ca cao - Những lưu ý quan trọng để bạn biết

Bột ca cao – Những lưu ý quan trọng để bạn biết

Bột ca cao, một món ăn bổ dưỡng từ thiên nhiên, cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, giống…