Gợi ý các món cháo bổ sung sắt cho bé theo từng độ tuổi

Cháo luôn được coi là một món ăn lý tưởng cho trẻ nhỏ. Với khả năng dễ tiêu hóa, cháo không chỉ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng phong phú và đa dạng, mà còn cung cấp sắt – một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của bé. Trong bài viết này, nhãn hàng Drops Family sẽ hướng dẫn mẹ cách chế biến các món cháo bổ sung sắt cho bé đơn giản và dễ làm theo từng độ tuổi.

1. Các món cháo bổ sung sắt cho bé giai đoạn 5-6 tháng: Giai đoạn nuốt chửng

Trẻ từ 5-6 tháng tuổi bước vào giai đoạn nuốt chửng khi mới tiếp xúc với thức ăn. Trong giai đoạn này, các món cháo bổ sung sắt cho bé cần được chế biến mịn, mềm và dễ nuốt. Một số món cháo thích hợp cho trẻ ở giai đoạn này như:

1.1. Cháo cá hồi hạt sen

Cháo cá hồi hạt sen là một món an bổ sung sắt giúp trẻ 5-6 tháng không thiếu sắt. Cá hồi và hạt sen cung cấp nhiều vitamin D, protein rất tốt cho sức khỏe của bé. Hãy thử chế biến cháo cá hồi hạt sen cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bột gạo hoặc gạo xay nát
  • Cá hồi
  • Hạt sen

Cách thực hiện:

  1. Dùng bột gạo hoặc gạo xay nát để nấu cháo.
  2. Cá hồi sơ chế, băm nhuyễn, sau đó hấp cách thủy 10-15 phút để chín kỹ.
  3. Rây mịn và nhuyễn thịt cá hồi đã hấp.
  4. Hạt sen rửa sạch, ngâm với nước khoảng 1 tiếng và luộc chín sau đó rây mịn.
  5. Trộn hỗn hợp cháo, cá hồi, hạt sen rây mịn lại và nấu lại. Chờ cháo nguội và cho bé sử dụng.

Cháo cá hồi hạt sen bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả

1.2. Cháo trứng – đậu hũ non

Với nguyên liệu trứng và đậu hũ non, mẹ có thể chế biến món cháo dinh dưỡng bổ sung sắt cho bé. Trứng và đậu hũ non đều là thực phẩm giàu sắt, bổ sung protein, canxi và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Hãy thử làm khẩu phần cháo trứng- đậu non cho bé theo hướng dẫn sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bột gạo, gạo xay nát
  • Trứng gà
  • Đậu hũ non

Cách thực hiện:

  1. Sử dụng bột gạo hoặc gạo xay nát rửa sạch và đem nấu cháo.
  2. Trứng và đậu hũ đem đánh nhuyễn sau đó rây mịn.
  3. Lấy phần cháo đã chín đem đi rây mịn sau đó trộn cùng hỗn hợp trứng và đậu hũ đã được rây.
  4. Cho hỗn hợp trứng, đậu hũ đã rây vào nồi cháo và tiếp tục đun sôi.
  5. Đợi cháo nguội và cho bé ăn.

1.3. Cháo trứng gà- bí đỏ

Cháo trứng gà – bí đỏ là một món cháo dinh dưỡng bổ sung sắt, rất thích hợp cho trẻ 5-6 tháng tuổi. Bí đỏ cung cấp một lượng nhỏ sắt, cùng với trứng gà giàu sắt, cung cấp canxi và protein. Khi kết hợp, chúng giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện thị lực của bé. Hãy chế biến cháo trứng- bí đỏ đơn giản cho bé:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bột gạo, gạo xay
  • Trứng gà (nên chọn trứng gà ta)
  • Bí đỏ

Cách thực hiện:

  1. Sử dụng bột gạo hoặc gạo xay để nấu cháo.
  2. Phần bí đỏ sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì cắt thành từng miếng. Mang bí đi hấp chín rồi xay nhuyễn và rây mịn.
  3. Trứng gà đập ra cái bát nhỏ, đánh đều.
  4. Cho trứng gà, bí đỏ đã rây mịn vào nồi cháo và tiếp tục nấu sôi trong 5-10 phút thì tắt bếp.
  5. Đợi cháo nguội và sử dụng.

Với bé sơ sinh, cần hạn chế nêm nếm gia vị, và cho gia giảm theo độ tuổi của bé.

2. Các món cháo bổ sung sắt cho bé giai đoạn 7-8 tháng: Giai đoạn nhai trệu trạo

Bước sang giai đoạn nhai trệu trạo (7-8 tháng tuổi), trẻ đã có khả năng nhai nát thức ăn. Vì vậy, các món cháo ở giai đoạn này cần được xay nhuyễn và mẹ nên cho bé ăn đa dạng để bé trải nghiệm nhiều mùi vị.

2.1. Cháo thịt gà- cà rốt

Cháo thịt gà – cà rốt là một món cháo bổ sung sắt thường được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Thịt gà cùng cà rốt giàu vitamin A, canxi, chất khoáng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phát triển trí não của bé. Mìn gà có vị béo kết hợp với vị ngọt của cà rốt sẽ khiến bé thích mê.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo nếp
  • Ức gà
  • Cà rốt
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  1. Lấy gạo vo sạch rồi đem nấu cháo thật nhừ.
  2. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ và đem đi luộc chín rồi xay nhuyễn.
  3. Thịt gà băm nhỏ rồi xào qua cho chín tới.
  4. Cho thịt gà, cà rốt đã sơ chế vào nồi cháo chín và đảo đều cùng gia vị sao cho phù hợp với độ tuổi của bé.

2.2. Cháo nấm hương- thịt gà

Bên cạnh cháo thịt gà cà rốt, cháo thịt gà nấm hương cũng là món cháo bổ sung sắt tốt cho trẻ. Hãy thử cháo thịt gà nấm hương cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo
  • Thịt gà
  • Nấm rơm

Cách thực hiện:

  1. Gạo đem vo sạch rồi nấu thành cháo.
  2. Nấm hương rửa sạch, ngâm trong nước cho mềm sau đó vớt ra để ráo nước và thái nhỏ.
  3. Thịt gà và nấm thái nhỏ rồi đem xào chung với hành và gia vị.
  4. Khi cháo đã ninh nhừ, cho hỗn hợp gà xào nấm hương vào khuấy đều và đun sôi trở lại.
  5. Thêm thìa dầu ăn, trộn đều trên bếp là hoàn thành. Đợi cháo nguội và cho bé ăn.

2.3. Cháo cá ngừ- bí đỏ

Cháo cá ngừ- bí đỏ là một món cháo bổ sung sắt không thể thiếu cho bé ở giai đoạn nhai trệu trạo. Cá ngừ chứa nhiều sắt và axit béo omega-3, selen, vitamin B12, rất tốt cho hệ thần kinh, miễn dịch và hệ tim mạch. Bên cạnh đó, bí đỏ cung cấp sắt và nhiều khoáng chất khác. Hãy tham khảo cách chế biến món cháo dinh dưỡng này cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá ngừ
  • Bí đỏ
  • Gạo tẻ

Cách thực hiện:

  1. Bí đỏ đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín, sau đó tán nhuyễn.
  2. Cá ngừ sơ chế khử mùi qua bằng gừng, sau đó đem luộc chín.
  3. Gạo đem vo sạch và đem nấu cháo cùng phần nước luộc cá.
  4. Thêm bí đỏ và cá ngừ vào nồi cháo đã chín và khuấy đều cùng gia vị.
  5. Đun thêm khoảng 5 phút cho chín kỹ và đợi nguội là có thể cho bé sử dụng.

3. Các món cháo bổ sung sắt cho bé giai đoạn 9-12 tháng: Giai đoạn nhai tóp tép

Giai đoạn nhai tóp tép (9-12 tháng tuổi) là giai đoạn trẻ đã có khả năng nhai và nuốt thức ăn cứng hơn. Mẹ có thể tăng dần độ thô của các loại đồ ăn cho bé. Dưới đây là một số món cháo bổ sung sắt cho bé trong giai đoạn này:

3.1. Cháo thịt bò- đậu xanh

Cháo thịt bò- đậu xanh là một món cháo giàu sắt mà bé rất thích. Thịt bò và đậu xanh giàu sắt, bổ sung protein, canxi và các khoáng chất khác. Hãy thử làm món này cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo
  • Thịt bò thăn
  • Đậu xanh

Cách thực hiện:

  1. Đậu xanh đem vo sạch và ngâm với nước trong 1-2 tiếng.
  2. Gạo đem vo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo cùng đậu xanh đến khi chín nhừ.
  3. Thịt bò đem băm nhuyễn và xào qua.
  4. Cho thịt bò đã xào vào nồi cháo đang ninh và tiếp tục đun sôi thêm 5-10 phút.
  5. Tắt bếp, đợi cháo nguội thì múc ra cho bé ăn.

3.2. Cháo thịt bò- củ dền

Thịt bò và củ dền đều là những nguồn dinh dưỡng giàu sắt. Hãy thử cháo thịt bò- củ dền cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo
  • Thịt bò
  • Củ dền

Cách thực hiện:

  1. Gạo đem vo sạch đem ninh nhừ nấu thành cháo.
  2. Củ dền gọt vỏ, rửa sạch với nước rồi cắt ra thành những miếng nhỏ như hạt lựu hoặc xay nhuyễn.
  3. Thịt bò đem chần nước sôi khoảng 1-2 phút rồi vớt ra, rửa lại với nước sạch, đem băm nhỏ và xào cùng với 1 ít gia vị trong 3-5 phút.
  4. Cho thịt bò và củ dền đã sơ chế vào nồi cháo chín. Tiếp tục ninh đến khi cả thịt bò và củ dền chín mềm thì tắt bếp.
  5. Đợi cháo nguội và cho bé ăn.

3.3. Cháo thịt lợn- hoa thiên lý

Cháo thịt lợn- hoa thiên lý là món ăn giàu sắt cho bé trong giai đoạn 9-12 tháng tuổi. Hãy thử chế biến đơn giản như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo trắng
  • Thịt lợn
  • Hoa thiên lý

Cách thực hiện:

  1. Gạo đem vo sạch và nấu cháo.
  2. Thịt heo thái mỏng hoặc băm nhỏ ướp 1 ít gia vị cho thấm rồi đem xào qua.
  3. Hoa thiên lý rửa sạch, đem băm nhỏ.
  4. Thịt băm và hoa thiên lý đã sơ chế vào rồi khuấy đều, nêm vừa miệng rồi tắt bếp, đợi nguội và cho bé ăn.

4. Các món cháo bổ sung sắt cho bé giai đoạn 12-18 tháng: Giai đoạn nhai thành thạo

Giai đoạn nhai thành thạo (12-18 tháng tuổi) là giai đoạn bé đã có khả năng chịu đựng những thức ăn cứng hơn và kỹ năng ăn uống đã tốt hơn. Dưới đây là một số món cháo bổ sung sắt cho bé trong giai đoạn này:

4.1. Cháo tôm- rau ngót

Cháo tôm- rau ngót là một món cháo giàu sắt và dinh dưỡng. Tôm cung cấp nhiều sắt, trong khi rau ngót chứa nhiều sắt và khoáng chất. Hãy thử làm món cháo này cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tôm tươi
  • Gạo
  • Rau ngót
  • Phô mai

Cách thực hiện:

  1. Gạo vo sạch, ngâm nước rồi ninh thành cháo.
  2. Rau ngót nhặt sạch, rửa kỹ và nghiền thật nhuyễn.
  3. Tôm bỏ đầu, đuôi, lột vỏ, làm sạch.
  4. Tiếp đó đem tôm băm nhuyễn, trộn chút hạt nêm rồi xào với hành.
  5. Đợi khi cháo chín thì cho rau ngót và thịt tôm vào, nêm nếm gia vị, đun lửa liu riu tầm 2-3 phút.

4.2. Cháo gan- bí xanh

Cháo gan- bí xanh là một món cháo dinh dưỡng bổ sung sắt tuyệt vời cho bé. Gan giàu sắt, vitamin và các chất dinh dưỡng khác, trong khi bí xanh cung cấp sắt và vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. Hãy thử món cháo này cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo
  • Gan động vật
  • Bí xanh

Cách thực hiện:

  1. Gạo đem vo sạch và đem nấu cháo cùng gan đậm.
  2. Củ bí xanh gọt vỏ, rửa sạch cắt miếng nhỏ vừa ăn rồi hấp chín.
  3. Cho gan xào, bí xanh đã hấp chín vào nồi cháo. Tiếp tục nấu sôi 3-5 phút thì tắt bếp.
  4. Đợi nguội thì cho bé dùng.

4.3. Cháo cải thảo tim heo

Cháo cải thảo tim heo là một món cháo giàu sắt và dinh dưỡng. Tim heo giàu sắt và chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Cải thảo cung cấp chất xơ, protein, vitamin và các khoáng chất khác. Hãy thử món cháo này cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo
  • Tim heo
  • Cải thảo

Cách thực hiện:

  1. Gạo đem vo sạch và nấu cháo.
  2. Cải thảo rửa sạch và ngâm với muối sau đó đem đi băm nhuyễn hoặc thái nhỏ.
  3. Thịt heo thái mỏng hoặc băm nhỏ ướp 1 ít gia vị cho thấm rồi đem xào chín cùng hành.
  4. Cho thịt heo và cải thảo vào nồi cháo chín. Tiếp tục ninh đến khi cả thịt heo và cải thảo chín mềm thì tắt bếp.
  5. Đợi cháo nguội và cho bé dùng.

4.4. Cháo đậu đỏ

Cháo đậu đỏ là một món cháo giàu sắt cho bé. Đậu đỏ cung cấp chất xơ, protein, vitamin và các khoáng chất khác, đặc biệt là sắt. Hãy thử món cháo đậu đỏ này cho bé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo
  • Đậu đỏ
  • Dầu olive

Cách thực hiện:

  1. Đậu đỏ đem ngâm với nước khoảng 8 tiếng để loại bỏ bụi bẩn.
  2. Vớt đậu đỏ ra và để ráo trước khi nấu.
  3. Gạo đem vo sạch và ngâm nước 30 phút để gạo nở.
  4. Đậu đỏ và gạo đem nấu trong khoảng 20 phút cho chín nhừ thành cháo đậu đỏ.
  5. Đợi cháo nguội và thêm 1 thìa dầu oliu cho bé ăn.

Những lưu ý khi chế biến cháo cho trẻ nhỏ

Để chế biến các món cháo bổ sung sắt cho bé, mẹ cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo con được bổ sung đúng và đầy đủ các chất dinh dưỡng:

  • Chế biến các món cháo phù hợp theo độ tuổi của bé.
  • Chế biến đúng cách.
  • Hạn chế kết hợp với các thực phẩm cản trở hấp thu sắt.
  • Khi cháo cần bảo quản, lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh nếu ăn trong ngày, hoặc trong ngăn đông nếu ăn qua đêm. Ở lần sử dụng sau, nên hâm nóng lại.

Với các món cháo bổ sung sắt cho bé được phân chia theo độ tuổi, mẹ có thể tự tin xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline để nhận thêm tư vấn.

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

Suy dinh dưỡng trẻ em: Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục

Suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng mà đang ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới. Ở các nước đang phát…

Ế ờ đau đầu từ mai đến tối: Những điều cần biết về việc mang thai không nghén

Ốm nghén là tình trạng phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua…

Trà đường có tốt cho mẹ bầu trong quá trình mang thai không?

Trong quá trình mang bầu, một trong những câu hỏi được các bà bầu quan tâm nhiều đó là liệu có nên uống trà đường hay không….

Ra huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không?

Ra huyết trắng khi mang thai: Điều cần biết và cách xử lý

Ra huyết trắng khi mang thai vẫn được coi là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bà bầu ra huyết trắng nhiều,…

Công cụ tính ngày dự sinh thai – Chuẩn bị cho ngày “bé yêu chào đời”

Mỗi người mẹ đều háo hức chờ đến ngày được ôm bé trong tay, nhưng làm sao để tính toán ngày dự sinh một cách chính xác?…

Bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý điều gì?

Nôn, buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi là những biểu hiện của bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Nhưng những triệu chứng này…