Categories: Dinh dưỡng

Trẻ Con Ốm Dậy Thì: Ăn Uống Như Thế Nào Để Phục Hồi Sức Khỏe?

Published by

Thời tiết miền Bắc khá là “ẩm ương” và khó chiều, thay đổi thường xuyên khiến trẻ dễ mắc bệnh, ốm yếu, uể oải và chán ăn. Bởi sức đề kháng của con còn yếu, non nớt. Điều này khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng không biết phải làm sao, con yêu thì sút cân nhanh chóng. Khi ấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kì quan trọng, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần trong những năm tháng đầu đời. Vậy cha mẹ cần cho bé ăn gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nên cho bé ăn những loại thực phẩm như thế nào?

Trẻ sau khi ốm dậy thường bị sụt cân, có xu hướng lười ăn hay thậm chí là bỏ ăn. Bởi cơ thể đã dùng toàn bộ sức lực để chống chọi lại với bệnh tật, khiến cơ thể bé mệt mỏi, hoạt động kém. Chính vì thế mà con yêu lúc này sẽ không có cảm giác thèm ăn, không muốn ăn những loại thực phẩm khó tiêu hóa hay khó nhai, cứng, rắn mà sẽ thích các món ăn mềm, dễ nuốt.

Cơ thể bé cần bổ sung những gì?

Bố mẹ nên chiều theo sở thích của con để có thể kích thích cảm giác thèm ăn, muốn được ăn, dần dần tạo lại thói quen cho dạ dày. Tuy nhiên, những món được lựa chọn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh, tránh đồ nhiều dầu mỡ, không làm ảnh hưởng hay gây hại cho dạ dày của trẻ. Cơ thể bé cần bổ sung những gì để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn?

  • Công dụng nước: Nước là thành phần rất quan trọng với cơ thể, dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều cần đủ nước. Nhất là khi ốm, sốt lại càng cần bổ sung thêm để bù lại lượng nước đã mất và giúp làm thông thoáng đường thở.

  • Chất đạm: Cơ thể của trẻ sẽ bị suy nhược đi ít nhiều, chất đạm sẽ rất cần thiết để bé phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

  • Vitamin, khoáng chất: Vitamin A, C, D, B, các nguyên tố canxi, kẽm, sắt…. sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc cải thiện sức đề kháng cho trẻ sau khi ốm.

  • Men vi sinh: Men sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ sau khi ốm dậy hoạt động tốt hơn, kích hoạt các enzym trong cơ thể làm việc hiệu quả hơn, từ đó kích thích trẻ thèm ăn, hỗ trợ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và tăng cảm giác ngon miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi bổ cơ thể trẻ sau ốm.

Gợi ý một số món ăn bố mẹ có thể cho trẻ bồi bổ sau khi ốm dậy

  1. Nước ép trái cây: Giúp cơ thể bù lại nước và bổ sung lượng vitamin dồi dào.

  2. Sữa chua, sữa chua hoa quả: Tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

  3. Cháo lươn: Lươn là thực phẩm chứa nhiều chất, protein, thịt mềm, món ăn dạng lỏng, trẻ dễ ăn.

  4. Súp gà: Thịt gà mềm, cung cấp đạm, sắt và khoáng chất, tốt cho quá trình phục hồi.

  5. Cháo sườn bí đỏ: Sườn bổ sung protein, vitamin B1, B2, canxi, phốt pho, sắt. Bí đỏ chứa hàm lượng Caroten cao, omega-6 cùng nhiều khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng.

  6. Cháo tôm rau ngót: Tôm nhiều dinh dưỡng, đạm, protein, canxi, sắt. Rau cung cấp chất xơ, kẽm, kali,.. bổ khí huyết, tốt cho hệ tiêu hóa.

  7. Chim hầm hạt sen: Thịt chim chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung đạm, thịt mềm dễ ăn, kích thích ăn uống cho trẻ.

  8. Canh xương hầm bí đỏ: Bí đỏ chứa hàm lượng Caroten cao, omega-6 cùng nhiều khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng.

  9. Sữa hạt sen: Thơm mát, dễ uống, nhiều chất dinh dưỡng và đạm, tốt cho sức khỏe, giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

  10. Gà hầm hạt sen: Thịt gà chứa nhiều protein, chất đạm bồi bổ sức khỏe cho bé.

Một số điều cha mẹ cần lưu ý là phải chế biến, xây dựng chế độ ăn phù hợp và đảm bảo cung cấp đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời không quá áp lực trẻ ăn một cách tiêu cực. Bố mẹ nên tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ và lắng nghe, chế biến những món bé yêu thích lại vừa bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn, cơ thể nhanh chóng phục hồi.

This post was last modified on Tháng Năm 10, 2024 6:12 sáng

Trịnh Ngọc Linh

Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Published by

Bài đăng mới nhất

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? [TƯ VẤN]

Tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục?…

5 ngày ago

Mận khô và nước ép mận: Lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng

Mận khô và nước ép mận không chỉ thơm ngon mà còn có rất nhiều…

5 ngày ago

Khí hư màu nâu đen: Điều gì khiến nó bất thường và phải chú ý?

Khí hư màu nâu đen là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt…

5 ngày ago

Tiểu đường thai kỳ: Mối nguy cho mẹ và bé

Theo số liệu thống kê, mỗi 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người…

5 ngày ago

Bắp – Một Loại Thực Phẩm Dinh Dưỡng Với Bao Nhiêu Calo

Bắp là một loại ngũ cốc nguyên hạt được ưa chuộng trong thực đơn ăn…

5 ngày ago

Thực phẩm ngừa thai – Những điều bạn cần biết

Có nhiều cách để kiểm soát sinh sản cho phụ nữ muốn tránh thai. Thông…

5 ngày ago