Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai – Điều gì khác nhau?

Nhiều chị em vẫn lẫn lộn giữa cơn đau bụng kinh và đau bụng có thai do có nhiều triệu chứng tương đồng. Mặc dù hầu hết trường hợp đau bụng có thai là triệu chứng bình thường của thai kỳ, nhưng trong số này có một số trường hợp đặc biệt đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Làm thế nào để phân biệt giữa các triệu chứng đau bụng có thai và đau bụng kinh? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết này.

Phân biệt dấu hiệu đau bụng kinh và đau bụng có thai

Mặc dù có nhiều triệu chứng tương đồng, nhưng nếu chú ý kỹ hơn, chị em sẽ dễ dàng phân biệt được các dấu hiệu đau bụng kinh và đau bụng có thai.

1. Đau bụng kinh

Khi bị đau bụng kinh, chị em sẽ cảm thấy đau âm ỉ và co thắt ở vùng bụng dưới. Cơn đau thường bắt đầu khoảng 24-48 giờ trước kỳ kinh hoặc ngay khi có kinh và giảm dần trong vòng 48 giờ sau khi có kinh, đỉnh điểm đau xảy ra trong ngày có lượng máu kinh nhiều nhất.

Ngoài đau bụng dưới, chị em cũng có thể thấy cơn đau lan ra vùng lưng dưới và đùi, kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí tiêu chảy. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn một nửa phụ nữ bị đau bụng kinh mỗi tháng. Cơn đau thường bắt đầu vào thời điểm bắt đầu kinh nguyệt và giảm dần theo tuổi, có thể được cải thiện hoặc chấm dứt hoàn toàn sau khi sinh con.

Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo nói rằng, nguyên nhân gây đau bụng kinh là do trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ tăng sản xuất một chất hóa học trung gian có tên prostaglandin. Chất này kích thích tử cung tăng cường hoạt động co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể, do đó chị em cảm thấy đau ở vùng bụng dưới.

Tuy nhiên, đau bụng kinh cũng có thể do mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu…

2. Đau bụng do mang thai

Nếu chị em cảm thấy đau lâm râm ở bụng dưới, đau tập trung một bên, cơn đau tăng lên khi đứng lâu hoặc khi cười, hắt hơi… đó có thể là dấu hiệu của thai nhi đang phát triển trong tử cung. Khi mang thai, tử cung sẽ mở rộng khiến dây chằng và cơ nâng đỡ tử cung căng ra, vì vậy chị em sẽ cảm thấy đau. Lúc này, chị em có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến cơ sở y tế uy tín để làm kiểm tra và xác định chắc chắn việc mang thai.

Cần lưu ý rằng, trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), tình trạng đau bụng có thể là bình thường vì đó là kết quả của những thay đổi tự nhiên trong cơ thể mẹ theo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài không giảm sau khi nghỉ ngơi, hoặc kèm theo ra máu, ra dịch âm đạo bất thường, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời, vì có thể đó là dấu hiệu của nhiều biến chứng thai sản nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, đe dọa sảy thai hoặc sảy thai…

Bác sĩ Thanh Thảo cũng chia sẻ một số dấu hiệu đặc trưng chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai giúp chị em nhận biết sớm, bao gồm:

  • Trễ kinh: Đây là dấu hiệu nhận biết sớm nhất. Nếu kinh nguyệt đến muộn hơn so với chu kỳ bình thường, chị em có thể đã mang thai. Khi mang thai, chị em có thể thấy một ít máu ở quần lót, không kèm dịch, không có mùi khó chịu, chỉ kéo dài 1-2 ngày rồi biến mất… Đó chính là máu báo hiệu thai.
  • Ốm nghén: Trong những ngày đầu kinh, chị em có thể bị buồn nôn và nôn, đó là triệu chứng bình thường sẽ giảm dần và kết thúc sau khi kinh nguyệt sạch. Tuy nhiên, nếu đã hết ra máu âm đạo mà triệu chứng buồn nôn không giảm, thậm chí tăng lên ngày một, nhạy cảm với mùi thức ăn… thì đó có thể là triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai.
  • Nhũ hoa sẫm màu và to hơn: Khi đến kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ thấy ngực to và căng, nhưng khi mang thai, ngực sẽ phát triển hơn, nhũ hoa sẽ lớn hơn và có màu sẫm hơn, vùng da quanh nhũ hoa cũng mở rộng và chuyển màu sẫm hơn so với bình thường. Đó là sự phát triển tự nhiên của tuyến vú để chuẩn bị cho việc tiết sữa cho bé sau này.

Cần làm gì để giảm đau bụng có thai và đau bụng kinh?

Sau khi xác định cơn đau là do đau bụng kinh hoặc đau bụng do mang thai, chị em có thể tham khảo những biện pháp giảm thiểu sự khó chịu của cơn đau.

1. Cách giảm đau bụng kinh

Để giảm cơn đau khi có kinh, chị em có thể áp dụng những cách sau:

  • Chườm ấm bụng dưới và lưng bằng túi giữ nhiệt, chai nước ấm hoặc dùng miếng dán chuyên dụng.
  • Tắm nước ấm.
  • Uống nhiều nước ấm, tối thiểu 2 lít nước ấm trong những ngày kinh. Massage vùng bụng, có thể sử dụng thêm tinh dầu hoặc rượu gừng để tăng hiệu quả nhanh chóng.
  • Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu để giải tỏa tâm trạng, tránh căng thẳng và mệt mỏi.
  • Thực hiện ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các nhóm thực phẩm giàu vitamin B, kali, magie…
  • Tránh thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, caffeine, hút thuốc lá…

Khi cơn đau trở nên quá khó chịu, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và đúng cách. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc để tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc.

2. Cách giảm đau bụng khi mang thai

Khi mang thai, nếu bị đau bụng dưới ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng khác lạ, chị em có thể áp dụng những mẹo sau để giảm cơn đau:

  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng, tắm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát.
  • Không đứng quá lâu, khi ngồi hãy kê chân bằng một chiếc ghế thấp.
  • Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, nên lựa chọn những môn phù hợp cho mẹ bầu và thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Duy trì tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng hoặc áp lực kéo dài.
  • Nếu nhận thấy cơn đau kéo dài kèm theo các triệu chứng lạ, chị em cần thăm khám ngay để được kiểm tra nguyên nhân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù đau bụng kinh là hiện tượng bình thường trong mỗi kỳ kinh nguyệt, nhưng vẫn có một số trường hợp đau bụng kinh liên quan đến bệnh lý. Vì vậy, nếu bị đau bụng kinh dữ dội kèm theo các triệu chứng bất thường như đau dai dẳng và kéo dài sau khi hết kinh, cơn đau không giảm dần… chị em cần thăm khám ngay.

Bên cạnh đó, mang thai trong 3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm, cơn đau bụng dưới trong giai đoạn này có thể là bình thường, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, chị em không nên chủ quan, cần đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra sớm và tránh những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là cho những trường hợp đã từng mang thai ngoài tử cung, có tiền sử sẩy thai, nhau bong non, đe dọa sảy thai…

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề sức khỏe phụ khoa hiệu quả và toàn diện nhất.

Nếu bạn gặp đau bụng dưới khi mang thai, bác sĩ Sản Phụ khoa sẽ thực hiện các kiểm tra cần thiết để xác định có phải là dấu hiệu đe dọa sảy thai hay không, từ đó sẽ hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc thai kỳ an toàn, khỏe mạnh nhất.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ thai sản đa dạng như gói thai sản trọn gói, gói thai sản theo yêu cầu, gói sinh con trọn gói… Chị em sẽ được thăm khám và theo dõi thai kỳ do chuyên gia Sản Phụ khoa hàng đầu tiến hành, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh con êm dịu, an toàn.

Để đặt hẹn khám và được tư vấn bởi các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng những thông tin trên đã giúp chị em phân biệt được đau bụng kinh và đau bụng có thai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

14 Dấu Hiệu Mang Thai Con Trai Như Thế Nào?

Bạn đang muốn tìm hiểu dấu hiệu mang thai con trai như thế nào đúng không? Bạn đang tò mò về việc nhận biết giới tính của…

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Mẹ bầu chớ chủ quan

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Đừng chủ quan, mẹ bầu ơi!

Bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu. Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là một triệu chứng phổ biến và…

Thai nhi đạp nhiều có cần phải lo lắng?

Thai nhi đạp nhiều có cần phải lo lắng?

Trong quá trình mang thai, việc theo dõi cử động của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai và ba là rất quan trọng để biết…

Thực Hành Dinh Dưỡng Cộng Đồng: Xu Hướng Đang Lan Tỏa Mạnh Mẽ Ở Việt Nam

Video thực hành dinh dưỡng Việc thực hành dinh dưỡng cùng nhau không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cá nhân mà còn mang lại sự nhất…

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng: Cần lưu ý những dấu hiệu kèm theo

Khi mang thai 7 tháng, đau nhói bụng dưới có thể là một triệu chứng phổ biến mà các bà bầu thường gặp phải. Tuy nhiên, không…

Sức Khỏe và Thực Phẩm: Bí Quyết Dinh Dưỡng Cân Bằng

Để có một vóc dáng cân đối và cơ thể khỏe mạnh, chế độ ăn uống của bạn cần đa dạng và cân bằng. Điều này không…