Mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu – Lý do và cách giảm đau nhanh an toàn

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của các mẹ. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để giảm tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đau lưng khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không?

Đau lưng xuất hiện sớm ngay từ những tháng đầu của thai kỳ tuy nhiên mẹ yên tâm vì nó không ảnh hưởng đến thai nhi. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết. Cụ thể khi mang thai, sản phụ sẽ sinh ra hormone relaxin có tác dụng giãn nở khung chậu gây ra đau lưng, thường kèm đau vùng chậu hông.

Mặc dù đây là triệu chứng thường gặp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một nguy cơ nào đó. Sản phụ cần đi khám bác sĩ khi xuất hiện kèm các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dưới, có ra máu âm đạo vì đây có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai.
  • Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu, đây có thể là triệu chứng của viêm hoặc sỏi đường niệu.
  • Đau lưng dữ dội, kéo dài, đau lan rộng các vùng xung quanh.

Một số thời điểm đau lưng thường gặp ở các mẹ bầu:

  • Tuần đầu: đây có thể là dấu hiệu nhận biết có thai sớm, tuy nhiên nó cũng là triệu chứng báo hiệu sắp tới kỳ kinh nguyệt nên thường khó phân biệt.
  • Tháng thứ 2: thay đổi hormone đã rõ ràng hơn, nhiều mẹ bầu vẫn chưa thể thích nghi được những thay đổi bên trong. Không chỉ đau lưng, mẹ có thể đau vùng xương chậu, mông, đùi… Khi này, các hoạt động thường ngày như đi lại, leo cầu thang, trở mình cũng khiến các mẹ bầu bị đau nhói ở vùng lưng.
  • Tháng 4 và tháng 7: là những thời điểm thay đổi trọng lượng đáng kể của bé. Điều này gây áp lực lên vùng xương chậu nên mẹ sẽ thấy đau lưng nhiều hơn.

Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau lưng. Do đó để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé, mẹ bầu chú ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, bao gồm cả những thuốc có nguồn gốc thảo dược.

Nguyên nhân bà bầu đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau lưng của sản phụ bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: Như đã đề cập, khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra hormone relaxin có tác dụng giãn nở khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh sau này. Các dây chằng, cơ ở vùng xương chậu giãn ra, các khớp trở nên lỏng lẻo hơn, kèm theo đau vùng chậu hông.
  • Tăng cân: Cân nặng của mẹ tăng dần cũng là nguyên nhân làm tăng gánh nặng cơ thể lên cột sống gây đau lưng.
  • Làm việc không đúng tư thế: Đây là một nguyên nhân thông thường gây đau lưng, kể cả khi bạn không mang thai. Bên cạnh đó, mang thai cũng khiến trọng tâm cơ thể của mẹ thay đổi, mẹ bầu phải ngả về phía sau để giữ thăng bằng và điều này cũng gây tổn thương đến cột sống.
  • Căng thẳng, stress: Tình trạng kéo dài khiến các bó cơ không được thư giãn phục hồi, làm nặng thêm tình trạng đau lưng.
  • Dấu hiệu động thai: đau lưng kèm theo ra máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường và hay đau bụng. Nếu có những triệu chứng này, mẹ cần đến cơ sở y tế thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Bệnh lý về cột sống: thường gặp do mẹ bầu có đau thần kinh tọa trước đó. Cơn đau lan xuống mông, đùi, bắp chân kèm theo cảm giác tê bì. Đau tăng khi đi lại và giảm khi nghỉ ngơi.

Dấu hiệu đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Mặc dù đau lưng là triệu chứng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên bầu 3 tháng đầu bị đau lưng có một số đặc điểm phân biệt sau:

  • Đau thắt lưng bên phải: hay gặp hơn. Nếu đau có kèm theo các triệu chứng như nôn, rối loạn tiểu tiện hoặc đau lan rộng xuống vùng háng thì mẹ cần đến thăm khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa, sỏi thận, hay viêm đường tiết niệu.
  • Đau thắt lưng bên trái: nguyên nhân thường do đứng/ngồi/nằm sai tư thế, hoặc vận động nặng.
  • Đau lưng và đau bụng dưới: nếu có kèm theo ra máu âm đạo hoặc tiết dịch bất thường thì đây có thể là dấu hiệu động thai. Mẹ bầu nên theo dõi các thay đổi của cơ thể và đến cơ sở y tế để thăm khám sớm.

Cách giảm đau lưng khi mang thai tháng thứ 3 hiệu quả

Bầu 3 tháng đầu bị đau lưng mặc dù không nguy hiểm nhưng ít nhiều khiến các mẹ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Khi đó, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm đau nhanh chóng và đảm bảo an toàn nhé:

  • Chườm ấm: Nhiệt sẽ làm giãn mạch, tăng tuần hoàn giúp giảm các cơn đau. Để thực hiện, mẹ sử dụng túi đựng nước ấm đặt lên vùng thắt lưng, hông khoảng 10 – 15 phút và lưu ý không nên dùng nước quá nóng có thể gây bỏng hoặc rát ngứa da.
  • Chú ý tư thế đi, đứng, ngồi khi bị đau lưng: Khi đứng nên giữ lưng thẳng, nếu ngồi hãy sử dụng ghế tựa. Nếu mẹ bầu cần nhặt đồ dưới đất, hãy thử ngồi xuống trước tiên, sau đó lấy đồ, chắc chắn mẹ sẽ thấy việc nhặt đồ dễ dàng hơn đó.
  • Massage lưng: Bầu 3 tháng đầu bị đau lưng mẹ nên thực hiện massage bởi khi massage, lực sẽ tác động trực tiếp lên vùng lưng bị đau mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy nhờ chồng, hoặc người thân xoa nhẹ nhàng dọc từ cột sống xuống vùng hông và hai bên mạn sườn. Nếu được có thể đến các tiệm massage cũng rất hữu ích.

Cách tránh đau lưng nhanh cho mẹ bầu suốt thai kỳ

Đau lưng rất thường gặp nhưng mẹ hoàn toàn có thể giảm đau bằng cách áp dụng một số cách sau:

  • Tập các bài vận động cho bà bầu: Thường xuyên đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục tay không, yoga,… sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, tăng sức mạnh của cơ và xương khớp chắc khỏe đồng thời hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn sau này.
  • Chú ý đến tư thế đứng và nằm ngủ: Với tư thế đi đứng, giữ thẳng lưng, căng cơ hông và bụng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn, đồng thời tránh đứng quá lâu. Với tư thế nằm ngủ, tập nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn sẽ giúp mẹ thở tốt hơn và giảm áp lực lên tử cung. Đồng thời tránh sử dụng đệm quá mềm sẽ ảnh hưởng đến cột sống và làm tình trạng đau lưng nặng hơn.
  • Nói không với giày cao gót: Giày cao gót có xu hướng khiến cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn do đó làm cơn đau lưng tăng lên. Bên cạnh đó nó sẽ gây nguy hiểm cho mẹ nếu chẳng may vấp ngã. Tạm thời thay thế đôi giày cao gót bằng những đôi giày, dép thấp sẽ đem lại thoải mái và an toàn hơn.
  • Không mang vác đồ nặng: Điều này làm tăng áp lực lên cột sống khiến cơn đau tăng lên. Nếu có thể hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh. Trong trường hợp bắt buộc phải tự mang vật nặng, mẹ bầu hãy đưa sát về phía cơ thể và trùng gối để hạn chế áp lực lên vùng xương chậu.
  • Bổ sung canxi và magie: Mẹ có thể tự bổ sung bằng cách thêm vào chế độ ăn các thực phẩm như đậu, sữa, rau xanh…. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng với thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp mẹ bầu tìm được nguyên nhân và giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng bị đau lưng khi mang thai. Mong rằng mẹ có thể vượt qua những tháng thai kỳ khó khăn một cách nhẹ nhàng nhất! Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp ngay.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Avatar of Trịnh Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Linh, tác giả đằng sau trang web Yeuconthongthai.com.vn, là người đam mê chia sẻ kiến thức sức khỏe, mẹ và con. Với trái tim yêu thương gia đình, Linh không chỉ là người viết bài mà còn là người mẹ tận tâm.

Related Posts

14 Dấu Hiệu Mang Thai Con Trai Như Thế Nào?

Bạn đang muốn tìm hiểu dấu hiệu mang thai con trai như thế nào đúng không? Bạn đang tò mò về việc nhận biết giới tính của…

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Mẹ bầu chớ chủ quan

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Đừng chủ quan, mẹ bầu ơi!

Bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu. Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là một triệu chứng phổ biến và…

Thai nhi đạp nhiều có cần phải lo lắng?

Thai nhi đạp nhiều có cần phải lo lắng?

Trong quá trình mang thai, việc theo dõi cử động của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai và ba là rất quan trọng để biết…

Thực Hành Dinh Dưỡng Cộng Đồng: Xu Hướng Đang Lan Tỏa Mạnh Mẽ Ở Việt Nam

Video thực hành dinh dưỡng Việc thực hành dinh dưỡng cùng nhau không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cá nhân mà còn mang lại sự nhất…

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng: Cần lưu ý những dấu hiệu kèm theo

Khi mang thai 7 tháng, đau nhói bụng dưới có thể là một triệu chứng phổ biến mà các bà bầu thường gặp phải. Tuy nhiên, không…

Sức Khỏe và Thực Phẩm: Bí Quyết Dinh Dưỡng Cân Bằng

Để có một vóc dáng cân đối và cơ thể khỏe mạnh, chế độ ăn uống của bạn cần đa dạng và cân bằng. Điều này không…